Cam kết về vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 28 - 36)

CPTPP với tư cách là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa nhiều quốc gia điều chỉnh nhiều vấn đề về thương mại. Trong phạm vi của luận văn này, chúng ta sẽ xét đến các cam kết về gia nhập thị trường của Việt Nam như sau:

Thứ nhất là các cam kết về nhóm dịch. Bốn nghĩa vụ chủ chốt được cam

kết trong CPTPP là cam kết đối xử quốc gia; cam kết đối xử tối huệ quốc; cam kết tiếp cận thị trường; cam kết hiện diện tại nước sở tại.

Về cam kết đối xử quốc gia, tại chương X của Hiệp định có yêu cầu về cam kết như sau:

“1. Mỗi Bên sẽ dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một Bên

khác, đối xử không kém thuận lợi hơn mức Bên đó dành, trong hoàn cảnh tương tự, cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của chính Bên đó.

2. Để chắc chắn hơn, đối xử sẽ được dành theo đoạn 1 là, liên quan đến Chính quyền cấp khu vực, đối xử không kém thuận lợi hơn mức đối xử thuận lợi nhất mà Chính quyền cấp khu vực đó dành, trong hoàn cảnh tương tự, cho các nhà cung cấp dịch vụ của Bên mà Chính quyền đó trực thuộc.”. Như vậy, có thể

hiểu khái quát rằng các nước thành viên phải đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ của nước CPTPP khác được đối xử không kém thuận lợi hơn các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Về cam kết đối xử tối huệ quốc, cũng tại chương này ghi nhận: “Mỗi Bên

sẽ dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác đối xử không kém thuận lợi hơn mức Bên đó dành, trong hoàn cảnh tương tự, cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Bên hay quốc gia không phải là Bên nào khác.”.

Như vậy, các nước thành viên phải đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ của một nước CPTPP được đối xử không kém thuận lợi hơn các các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác hoặc của bất cứ nước hay vùng lãnh thổ không phải là thành viên của hiệp định.

Về cam kết tiếp cận thị trường, tại chương X của Hiệp định ghi nhận các nước thành viên không được phép duy trì các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường được phân chia thành 5 loại như sau (i) Hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ; (ii) Hạn chế về tổng giá trị các giao dịch hoặc tài sản; (iii) Hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp; (iv) Hạn chế về số lượng lao động; và (v) Hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp. Cụ thể:

“Không Bên nào, dù là ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ, được áp

dụng hoặc duy trì các biện pháp: (a) hạn chế về:

(i) số lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(ii) tổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;

(iii) tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo số lượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; hoặc

(iv) tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan tới việc cung cấp một dịch vụ

cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế; hoặc

(b)hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ”.

Về cam kết hiện diện tại nước sở tại, Hiệp định ghi nhận việc Nước thành viên không được yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của nước CPTPP phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hay bất cứ hình thức công ty nào hay yêu cầu họ phải đáp ứng yêu cầu về thường trú như là điều kiện để được cung cấp dịch vụ.

1.2.3.2. Cam kết về đầu tư

Ngoài các nghĩa vụ như trên, về đầu tư tại các quốc gia thành viên cũng cần cam kết đối với năm (05) nghĩa vụ: tiêu chuẩn đối xử tối thiểu, tước quyền sở hữu, chuyển tiền, không áp đặt các yêu cầu thực hiện, không áp đặt các yêu cầu về bổ nhiệm nhân sự. Cụ thể:

Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu: Các nước cam kết dành cho các nhà đầu tư

nước ngoài sự đối xử công bằng và thỏa đáng khi tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính. Ngoài ra, các nước CPTPP cần phải bảo đảm an toàn cho các khoản đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế. Như vậy, có thể thấy tại CPTPP yêu cầu các nước thành viên đối xử công bằng trong khi thực hiện các thủ tục hành chính trong đó có các thủ tục như đăng ký doanh nghiệp, đăng ký dự án, xin cấp phép … để doanh nghiệp gia nhập thị trường.

Tước quyền sở hữu: Khi thấy thực sự cần thiết, ví dụ vì mục đích công

ngoài. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện trên cơ sở không phân biệt đối xử và có sự đền bù thỏa đáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với quy định của pháp luật và nghĩa vụ của Hiệp định CPTPP.

Chuyển tiền: Các nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do chuyển tiền đầu

tư hoặc lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chính phủ các nước CPTPP có thể hạn chế hoạt động này của nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như vì mục đích kiểm soát vốn trong bối cảnh khủng hoảng cán cân thanh toán hoặc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, các chi phí của doanh nghiệp chuyển đến thị trường đích nhằm mục tiêu ban đầu thành lập lên tổ chức kinh tế và các thủ tục gia nhập thị trường ban đầu được nới lỏng quản lý theo CPTPP.

Không áp đặt các yêu cầu thực hiện : Các nước không được duy trì các yêu

cầu buộc nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện để được cấp phép đầu tư hay được hưởng các ưu đãi đầu tư. Ví dụ, một hãng sữa A từ Brunei là nước thành viên của CPTPP đầu tư dây chuyền sản xuất nhằm gia nhập thị trường sữa bột tại Việt Nam. Việt Nam sẽ không được phép đưa ra các yêu cầu hoặc khuyến khích hãng sữa A này mua hoặc chia sẻ, bán hay định đoạt việc vận hành, sở hữu, công nghệ … của dây chuyền đối với một hãng sữa khác của Việt Nam để đổi lấy tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm sữa, qua đó nhận ưu đãi về đầu tư (có thể là thuế quan, tiếp cận công nghệ, …). Như vậy việc gia nhập thị trường của hãng này là hoàn toàn dựa trên ý chí chủ quan hãng dưới sự đối xử công bằng giống như Việt Nam dành cho các hãng sữa tương tự tại Việt Nam.

Không áp đặt các yêu cầu về bổ nhiệm nhân sự: Các nước không được yêu

một quốc tịch nào đó. Như vậy, khi một doanh nghiệp có một phần vốn nước ngoài đăng ký thành lập sẽ không bị giới hạn bởi việc phải có các nhân sự cấp cao là người của nước thành viên hoặc một nước quy định trước. Việc bổ nhiệm nhân sự khi thành lập doanh nghiệp và vận hành là hoàn toàn dựa vào ý chí của doanh nghiệp.

1.2.3.3. Cam kết về giải quyết tranh chấp

CPTPP là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tại CPTPP cho phép chính các nhà đầu tư của các bên thành viên trong trường hợp nhận thấy các đối xử mà một cơ quan quản lý tại thị trường một quốc gia là không công bằng hoặc tuân thủ các cam kết trên có thể tiến hành khiếu nại và sau cùng là đưa vụ việc ra cơ quan trọng tài giải quyết. Việc khởi kiện được sử dụng nhiều quy định gồm: (i) Công ước của Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID); (ii) Cơ chế phụ trợ của ICSID; (iii) quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL); (iv) thiết chế hoặc quy tắc trọng tài khác được hai bên đồng ý.

Trước đây, khi việc thành lập doanh nghiệp bị từ chối hoặc xử lý sai quy định thì doanh nghiệp có thể tiến hành khiếu nại quyết định hành chính, hoặc khởi kiện quyết định hành chính. Kết quả của doanh nghiệp hướng tới là việc được áp dụng đúng quy định pháp luật của nhà nước nơi đăng ký thành lập để đạt mục đích thành lập tổ chức kinh tế nhằm gia nhập thị trường. Tuy nhiên với cơ chế này, doanh nghiệ có thể phản đối bất kỳ quy định pháp luật nào của một nước thành viên về đối xử công bằng nói chung, gia nhập thị trường nói riêng trên cơ sở CPTPP. Kết quả hướng tới của doanh nghiệp đó sẽ là việc quy định

pháp luật đó được sửa đổi để tuân thủ các cam kết của nước thành viên đó trong CPTPP.

1.2.3.4. Cam kết về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đặt ra những quy định nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này được tham gia và tận dụng được các cơ hội do Hiệp định CPTPP mang lại. Nội dung chính của chương này bao gồm:

Nghĩa vụ chia sẻ thông tin: Chương DNVVN yêu cầu các nước CPTPP

phải thành lập hoặc duy trì một cổng thông tin điện tử công khai hoặc một trang tin điện tử cung cấp các thông tin về Hiệp định CPTPP, bao gồm cả các thông tin được thiết kế dành riêng cho các DNVVN. Các nước cũng sẽ liệt kê trong trang tin điện tử của mình cổng thông tin điện tử tương tự của các nước CPTPP khác. Trong đó, tại điểm e khoản 3 Điều 24.1 của Chương 24 ghi nhận các thông tin về thủ tục đăng ký kinh doanh là một trong những thông tin liệt kê và được hỗ trợ.

Thành lập Ủy ban DNVVN: Các nước CPTPP đồng ý thành lập Ủy ban

DNVVN nhằm bảo đảm sự tham gia của các DNVVN trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP cũng như hỗ trợ các DNVVN tận dụng được các lợi ích của Hiệp định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

CPTPP là hiệp định thương mại tự do đa phương quy mô lớn. CPTPP là bước đột phá cho thương mại tự do giữa các nước thành viên. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài, Việt Nam vẫn sẽ là nước nhận

được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi. Song, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn.

CHƯƠNG II

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TRIỂN VỌNG CPTPP MANG LẠI

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)