Thực trạng gia nhập thị trường của doanh nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 36 - 51)

các ngành nghề kinh doanh thông thường.

Có thể thấy, từ khi Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản liên quan đi vào hiệu lực thì tình hình đăng ký doanh nghiệp trên cả nước có sự khởi sắc rõ rệt ở cả hai tiêu chí: số lượng doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký. Điều này cho thấy, khi chính sách pháp luật về gia nhập thị trường phù hợp với tình hình giai đoạn kinh tế sẽ mang lại những hiệu quả cao.

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 07 tháng đầu năm 2019 là 103.599 doanh nghiệp (tăng 9,6% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 79.310 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 4,6%) và 24.289 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 29,9%). Trung bình mỗi tháng có 14.800 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Trong đó, có 79.310 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 999.395 tỷ đồng, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 70.336 doanh nghiệp (chiếm 88,7%, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2018) và

ít nhất là ở quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ đồng với 1.062 doanh nghiệp (chiếm 1,3%, tăng 11,9%). Số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở quy mô vốn trên 100 tỷ đồng là 1.138 doanh nghiệp (chiếm 1,4%, tăng 21,2%). 13

Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2014 là một trong những đòn bẩy thúc đẩy toàn diện các mô hình kinh doanh thuộc khối kinh tế tư nhân, kích thích các nhà kinh doanh, đầu tư gia nhập thị trường.

Hiện nay, các thủ tục thành lập doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản như: Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý và địa phương ban hành. Các văn bản này là các quy định về các điều kiện, trình tự và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Trong đó, để thành lập doanh nghiệp tham gia vào một thị trường thì theo các quy định hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

2.1.1.1.Điều kiện về chủ thể

13 Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo tình hình đăng ký kinh doanh tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2019.

Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định về việc đầu tư có thành lập tổ chức kinh tế: “Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.”. Trong đó, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, theo quy định này, các nhà đầu tư đều có quyền thành lập tổ chức kinh tế để tham gia đầu tư vào một thị trường.

Tương tự luật chuyên ngành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng ghi nhận tại Điều 18: “Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý

doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Trong đó, tổ chức cá nhân ghi nhận ở đây là không phân

biệt quốc gia đều có quyền thành lập doanh nghiệp theo pháp luật.

Mặc dù vậy, với vai trò đảm bảo tính ổn định và sự an toàn của nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng thì nhà nước quy định loại trừ một số đối tượng sau:

(1) Hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp

Quy định này không tập trung tại Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014 mà được quy định ẩn trong các quy định thành phần của Luật Doanh nghiệp 2014.

Xuất phát từ bản chất không tách bạch tài sản chủ sở hữu trong loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh mà Luật Doanh nghiệp 2014 quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên còn lại đồng ý

Theo Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nhóm đối tượng là tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ nhất, nhóm các đối tượng là tổ chức cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình đang công tác. Liên quan đến nhóm này cũng là những cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; các cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

Quy định này nhằm đảm bảo tính ổn định và công bằng minh bạch cho thị trường. Sở dĩ như vậy vì những cá nhân và tổ chức trên với vai trò quản lý và hoạch định đường lối cho thị trường hoặc có liên quan cũng như các cá nhân tổ chức với vai trò thực hiện nghĩa vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, chính trị mà không phải nghĩa vụ kinh tế nhà nước. Với lợi ích về thông tin, về quyền lực có sẵn mà các chủ thể trên vẫn được tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ không đảm bảo tính công bằng và minh bạch khi xảy ra hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Thứ hai, nhóm các đối tượng là người chưa thành niên, người bị hạn chế

năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có pháp nhân cũng là nhóm không được tham gia thành lập doanh nghiệp và những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định

xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định có liên quan. Biết rằng thị trường vận động theo các quy luật riêng của nó và các chủ thể tham gia vào thị trường kiếm lời tự việc kinh doanh nhưng cũng phải chịu trách nhiệm với những hành vi của mình trong thị trường đó. Chính vì vậy, các nhóm đối tượng không có hoặc không có đủ khả năng chịu trách nhiệm, nghĩa vụ trước hành vi của mình khi gia nhập thị trường cũng bị loại bỏ nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường.

(3) Cấm đảm nhiệm chức vụ

Theo Khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 thì Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản 2014 thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

2.1.1.2.Điều kiện về vốn điều lệ

Đứng ở các góc độ khác nhau người ta sẽ có cách nhìn khác nhau về vốn. Chính vì vậy, mà có rất nhiều định nghĩa về vốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng: Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước các nghĩa vụ của doanh nghiệp trên cơ sở hành vi của doanh nghiệp trong thị trường. Theo quy định của luật tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp ghi nhận: “Vốn điều lệ là

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định thời hạn để góp

vốn so với thời điểm đăng ký doanh nghiệp cụ thể trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.1.1.3. Điều kiện về hồ sơ đăng ký thành lập

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là điều kiện cần và đủ trong việc đăng ký doanh nghiệp để gia nhập một thị trường đích. Theo đó, nhà nước sẽ dựa vào các thông tin thể hiện trên hồ sơ đăng ký để xem xét đánh giá và ghi nhận vào hệ thống quản lý doanh nghiệp cấp quốc gia. Cùng với sự sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật mà các thành phần hồ sơ đăng ký thành lập luôn được sửa đổi và đơn giản hóa theo hướng đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ tự khai nhận của các doanh nghiệp. Hiện nay, để đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ cần các giấy tờ chủ yếu sau:

Thứ nhất là tờ khai đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Giấy đề nghị đăng ký

doanh nghiệp được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014. Các mẫu giấy này trước đây được thực hiện theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp và gần đây các mẫu này được sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Thứ hai là Điều lệ công ty. Điều lệ là văn bản mang tính thiết yếu và là

Điều lệ thể hiện ý chí mong muốn, mục đích thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn trách nhiệm của các thành viên trong công ty.

Thứ ba là danh sách thành viên, nhằm đảm bảo các chủ thể thành lập

công ty và có thông tin quản lý sát sao. Việc thành lập công ty được yêu cầu ghi nhận danh sách các thành viên tham gia thành lập công ty. Trong đó các thông tin như của thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài cần được ghi nhận và nộp đến cơ quan quản lý có chức năng đăng ký kinh doanh.

Thứ tư là bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân đối chiếu với các

thông tin khai nhận như thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, … hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; các giấy tờ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của tổ chức và văn bản ủy quyền; giấy tờ chứng thực cá nhân của người được tổ chức đại diện quản lý tại doanh nghiệp đang thành lập. Trong trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài còn cần giấy chứng nhận và đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Trong quá trình khai nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan nhà nước quy định gắn liền các thủ tục khác về vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp đang khai nhận. Trong đó các vấn đề chủ yếu gồm:

Ngành nghề đăng ký kinh doanh: doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ đăng

ký thành lập cần ghi nhận các thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh của mình. Các thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh này hiện nay đang được ghi nhận theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết

định này ghi nhận và chia các ngành kinh tế Việt Nam thành 5 cấp ngành. Cụ thể: Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Luật doanh nghiệp 2014 ra đời đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc ghi nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh. Nếu như trước đây doanh nghiệp nhất định phải có ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp rồi mới được hoạt động kinh doanh ngành nghề đó thì hiện nay thủ tục này đã được ghi nhận dưới việc “thông báo”. Tức doanh nghiệp có quyền kinh doanh ngay với các ngành nghề có đủ điều kiện hoặc không bị giới hạn, đồng thời doanh nghiệp thực hiện việc thông báo bổ sung ngành nghề này với cơ quan quản lý. Chính vì vậy các cơ hội nắm bắt thị trường, gia nhập thị trường đích của doanh nghiệp không còn bị cản trở bởi thời gian thực hiện thủ tục ghi nhận lại ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký.

Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp: Việc đặt tên doanh nghiệp do ý chí

chủ quan của người thành lập doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên tên doanh nghiệp phải đạt một số yêu cầu tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014 được hướng dẫn bởi Điều 18,19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo đó tên doanh nghiệp phải bao gồm (i) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công

ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; và (ii) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Đồng thời, tên doanh nghiệp không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với các tên doanh nghiệp đã được đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó cũng như không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Có thể nói, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định mở rộng đối với tên doanh nghiệp bằng cách không còn bắt buộc tên doanh nghiệp phải có ý nghĩa đồng thời đảm bảo sự bảo vệ cao nhất đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp tham gia thị tường. Điều này nhằm sửa chữa các trường hợp trước đây tranh chấp khi có các doanh nghiệp đặt tên dựa theo các nhãn hàng nổi tiếng như: Starbuck; Highland … nhằm mục đích gây nhầm lẫn trong quá trình tham gia thị trường nói chung và thị trường cà phê nói riêng.

Điều kiện bổ sung tùy nghi: Ngoài thực hiện các yêu cầu trên khi đăng ký

Một phần của tài liệu CPTPP và vấn đề gia nhập thị trường của doanh nghiệp – thực trạng và triển vọng (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)