Phương pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 25 - 29)

a. Phương pháp kế thừa, thu thập một số kết quả nghiên cứu đã có trước đây có liên quan đến đề tài.

b. Điều tra ngoại nghiệp

- Chọn địa điểm nghiên cứu, lập tuyến điều tra, khảo sát hiện trạng khu vực rừng trồng hiện có. Căn cứ vào bản đồ đã thu thập, mở các tuyến khảo sát theo nguyên tắc đi qua các kiểu địa hình, loại đất, cây trồng có năng suất khác nhau. Thông qua hệ thống tuyến khảo sát, tiến hành thu thập các thông tin theo nội dung đã định.

- Lập ô tiêu chuẩn, điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng D1.3 và Hvn của cây rừng, mô tả thực vật dưới rừng:

 Diện tích ô tiêu chuẩn là 20m x 20m = 400m2

Xác định các yếu tố đất đai có quan hệ chặt chẽ với năng suất cây trồng

Lựa chọn phương pháp thu thập số

liệu phân tích

Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý số liệu

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu

- Tổng hợp phân tích đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn chọn đất trồng Keo lai

- Xây dựng bản đồ phân hạng đất cho cây Keo lai tỷ lệ 1/50.000 của Huyện Mang Yang

Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai huyện Mang Yang -

 Đo đường kính ngang ngực (D1,3) bằng thước kẹp và đo chiều cao bằng thước Blumeleiss

- Ngoài ra trong các ô tiêu chuẩn điển hình đào phẫu diệnmô tả đặc điểm đất và lấy mẫu phân tích các tính chất lý, hoá học của đất trong phòng thí nghiệm.

Số lượng mẫu các ô tiêu chuẩn, các chỉ tiêu theo dõi phải đủ lớn và đại diện cho các điểm nghiên cứu khác nhau.

c. Phương pháp nội nghiệp.

- Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính theo các phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hiện nay:

 Dung trọng: Dùng ống đóng có thể tích V=100cm3  Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO.  Mùn tổng số: Theo Walkley- Black.

 Đạm tổng số:Theo Kjendhall

 PHKCl của đất: Dùng pH metter ( máy HORI 3 metter F51)  P2O5 dễ tiêu: Trắc quang (Bray II)

 K2O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa)  Độ ẩm: Sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ

- Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm SPSS. - Ứng dụng xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm SPSS cho phép loại bỏ được những trị số đặc thù (về D1.3 và Hvn) có thể sai xót khi đo đếm, quan sát. Việc loại bỏ các trị số này chủ yếu là căn cứ mức độ chênh lệch giữa chúng với trị số trung vị của dãy quan sát.

- Xây dựng mối tương quan tuyến tính giữa sinh trưởng Keo lai và tính chất đất bằng chương trình SPSS.

- Xác định các yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của rừng Keo lai làm cơ sở đề xuất.

d. Phương pháp xây dựng bản đồ.

- Sử dụng công nghệ GIS và phần mềm FOLES để xây dựng bản đồ Xây dựng bản đồ phân hạng đất cho cây Keo lai cho việc trồng rừng Keo lai tại huyện Mang Yang - tỉnh Gia lai tỷ lệ 1/50.000.

e. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo lai.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Keo lai dựa trên các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value): là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Được tính theo công thức sau:

Trong đó:

 t = 1,2, 3…n

 n – Số năm trong một chu kỳ kinh doanh rừng trông Keo lai  r - tỷ lệ chiết khấu

 Ct - Chi phí đầu tư cho rừng trồng keo lai trong năm thứ t  Bt- Doanh thu từ rừng trồng keo lai trong năm thứ t

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal return rate): là tỷ lệ chiết khấu mà nếu sử dụng nó để tính NPV thì nó sẽ làm cho dự án kinh doanh rừng trồng keo lai bằng 0/ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ được xem là tỷ lệ lợi nhuận của dự án kinh doanh rừng trồng. Nếu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lớn hơn giá thị trường của vốn (thường được tính bằng lãi suất tiền vay của ngân hàng thương mại) thì dự án nên được thực hiện.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu r* tại đó

Trong đó:

 t = 1,2, 3…n

 n – Số năm trong một chu kỳ kinh doanh rừng trông Keo lai  r - tỷ lệ chiết khấu

 Ct - Chi phí đầu tư cho rừng trồng keo lai trong năm thứ t  Bt- Doanh thu từ rừng trồng keo lai trong năm thứ t

- Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất đầu tư BCR: là thương số giữa tổng doanh thu từ rừng trồng keo lai chiết khấu về thời điểm hiện tại và tổng vốn đầu tư cho rừng trồng keo lai

     n t t t t r C B NPV 1 (1 )      n t t t t r C B NPV 1 (1 *)

chiết khấu về thời điểm hiện tại. Nếu BCR>1 thì dự án kinh doanh rừng trồng nên được thực hiện và ngược lại.

       n t t t n t t t r C r B BCR 1 1 ) 1 ( ) 1 ( Trong đó:

 Ct- Chi phí cho rừng trồng trong năm thứ t  Bt- Thu nhập từ rừng trồng trong năm thứ t

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.Vị trí địa lý, địa giới, diện tích

Vị trí địa lý: Huyện Mang Yang nằm ở trung tâm tỉnh Gia Lai có tọa độ địa lý như sau: Từ 14022’30” đến 14040’10” vĩ độ Bắc

Từ 108040’10” đến 108052’23” kinh độ Đông Địa giới hành chính:

 Phía Bắc giáp huyện K’Bang – tỉnh Gia Lai

 Phía Nam giáp huyện Ayun Pa. Chư sê, IaPa – Tỉnh Gia Lai  Phía Đông giáp TX. An Khê, Kon Ch’ro, Đăk Pơ- Tỉnh Gia Lai  Phía Tây giáp huyện Chư Sê, Đăk Đoa – tỉnh Gia Lai

Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Mang Yang là 113.053,0ha. Bao gồm 10 xã, thị trấn: TT Kon Dỡng, xa A Jun, Hà Ra, Dắk Yă, Dắk Djrăng, Lơ Pang, Kon Thụp, Đê Ar, Kon Chiêng, Đăk Trôi. Diện tích của từng đơn vị hành chính xã, thị trấn được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.14: Thống kê diện tích theo đơn vị hành chính.

TT Diện tích (ha) TT Diện tích (ha)

1 A Jun 21.188,0 6 Hà Ra 22.096,0

2 Dắk Djrăng 5.095,0 7 Kon Chiêng 19.990,0

3 Đăk Trôi 7.374,0 8 TT Kon Dỡng 1.732,0

4 Dắk Yă 3.848,0 9 Kon Thụp 6.104,0

5 Đê Ar 8.944,0 10 Lơ Pang 16.682,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 25 - 29)