Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 33 - 37)

Căn cứ vào các loại bản đồ đã thu thập, mở tuyến điều tra nghiên cứu tình hình sử dụng đất trong khu vực, theo nguyên tắc: đi qua các kiểu hình, các địa bàn canh tác lâm nông nghiệp, khu dân cư với cự ly ngắn nhất và trên mỗi tuyến điều tra chính ta còn mở thêm các tuyến phụ tuỳ thuộc vào địa hình.

Theo thống kê theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai thực hiện năm 2009 [3]. Diện tích đất đai trên toàn huyện được tổng hợp ởbảng 3

Bảng 3cho thấy, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 113.053,0ha. Trong đó, đất có rừng che phủ là 82615.59ha chiếm 73,08%, đất trống (bao gồm trạng thái Ia, Ib,Ic) là 21877.62ha chiếm 19,35%%, đất canh tác nông nghiệp (bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, lúa nương và đất trồng cây công nghiệp như cà phê, bời lời đỏ, cao su, điều....) có diện tích là 27230.27ha chiếm 24,09% còn lại là các loại đất khác, chiếm 2,84% diện tích của huyện.

Bảng 3.25: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Mang Yang Đơn vị diện tích: ha TT Trạng thái Tổng Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 113053 100 1 Đất lâm nghiệp 82615.59 73.08 a Đất có rừng 60737.97 53.73 Rừng LRTX ½ rụng lá giầu 4446.84 3.93 Rừng LRTX ½ rụng lá TB 21232.8 18.78 Rừng LRTX ½ rụng lá nghèo 12955.3 11.46 Rừng khộp 9314.02 8.24

Rừng hỗn giao + Tre nứa 284.46 0.25

Tre nứa 299.95 0.27 Rừng trồng 12204.6 10.80 b Đất trống 21877.62 19.35 IA 7510.64 6.64 IB 11525.8 10.20 IC 2841.18 2.51 2 Đất nông nghiệp 27230.27 24.09 Đất trồng lúa 26271.1 23.24

Đất trồng cây công nghiệp 959.17 0.85

3 Đất khác 3206.85 2.84

Đất khác + Dân cư 2682.78 2.37

Mặt nước 524.07 0.46

- Rừng tự nhiên.

Rừng tự nhiên là đối tượng chịu nhiều tác động bởi quá trình khai thác lợi dụng của lâm trường và của cư dân từ trước tới nay. Nhưng việc phân chia rừng tự nhiên theo chức năng: Sản xuất, phòng hộ hay đặc dụng để làm cơ sở cho quá trình quản lý và sử dụng rừng còn ít chú ý đến các yếu tố đất đai như dộ dốc, độ cao, độ dầy tầng đất .... vì vậy, việc xác định đối tượng và cường độ trong thiết kế khai thác gỗ và lâm sản còn thiếu cơ sở khoa học, tình trạng khai thác không đúng đối tượng, chặt lạm vào vốn rừng xẩy ra thường xuyên, dẫn tới khả năng phục hồi của rừng chậm hoặc tạo thành những trạng thái rừng kém chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự suy giảm cả về diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, nguy cơ suy thoái đất đai do hiện tượng xói mòn rửa trôi và sụt lở đất xẩy ra ngày càng nghiêm

Hiện tại, diện tích đất còn rừng tự nhiên là 60737,97ha chiếm 53,73% tổng diện tích của toàn huyện. Nhưng những diện tích đất còn rừng này lại phân bố chủ yếu ở những vùng đồi núi cao xa dân cư và đường giao thông. Ở những vùng thấp gần đường vận chuyển chỉ còn lại chủ yếu là những rừng gỗ nghèo và rừng hỗn giao, những trạng thái này được hình thành từ những rừng giầu đã bị khai thác quá mức.

- Rừng trồng

Theo kết quả rà soát 3 loại rừng năm 2009, rừng trồng còn 12204,6 ha chiếm 10,80% tổng diện tích tự nhiên. Hàng năm có 70-80ha rừng được trồng mới, với tỷ lệ thành rừng từ 70-75%, đồng thời có 20-25 ha rừng trồng đưa vào khai thác, cho sản lượng 400-500m3 gỗ. Phần lớn các khu rừng trồng gồm nhiều lô rừng khác loài mà không tập trung thành diện tích lớn thuần loài. Những loài cây trồng rừng chủ yếu gồm, Keo magium, Bạch đàn, Cao su...

Đối tượng đưa vào trông rừng chủ yếu là đất trống cây bụi, loại đất này do rừng tự nhiên bị khai thác kiệt quệ mà thành. Tuy nhiên, việc chọn loài cây trồng và đất trồng rừng cơ bản theo kinh nghiệm hoặc theo lối mòn định sẵn, mà chưa được phân tích lựa chọn cũng như đánh giá mức độ thích hợp giữa đất đai và cây trồng theo phương châm “ Đất nào cây ấy”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 33 - 37)