Hoạt động sản xuất và đời sống cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 37 - 38)

Mang Yang tuy là huyện có hệ thống đường giao thông tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh Gia Lai, nhưng ở đây Nông Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính (giá trị sản xuất ngành chiếm 70 – 75% tổng giá trị của tất cả các ngành sản xuất trong huyện)[14]. Cây nông nghiệp dài ngày như cà phê, bời lời đỏ, điều, cao su, tiêu, chè,...

Trong những năm gần đây các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện như Lâm trường Kông Chiêng, Lâm trường Mang Yang II, Ban quản lý rừng phòng hộ Hà Ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Mang Yang I và một số chi nhánh của các nông trường Cao su, chè,... đã đóng vai trò như người ” bà đỡ” cho người nông dân trong vùng trong sản xuất nông lâm nghiệp cũng như tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Các hoạt động này đã thu hút được phần nào lực lượng lao động nhàn rỗi tại chỗ tham gia, gải quyết được công ăn việc làm, đồng thời tạo và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo nơi đây.

Được sự quan tâm của Đảng và chính phủ, các cấp các ngành của tỉnh, nên đời sống xã hội cộng đồng trên địa bàn huyện trong vài năm trở lại đây đã có những biến chuyển tích cực. Tất cả các xã đều được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Hệ thống giao thông liên xã được nhựa hóa 100%. Hệ thống giao thông liên thôn, làng cũng dần được bê tông hóa. Nhân dân trong toàn huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia, trung tâm xã đã dần dần hình thành các thị tứ với chợ, bưu điện văn hóa xã, trạm xá,... đời sống của người dân đã được cải thiện, tăng thêm niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để xóa hẳn tình trạng đói nghèo của các hộ dân, phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì không thể dựa hoàn toàn đầu tư ưu đãi của Nhà nước, mà cần dựa vào chính thưc lực của chính quyền và nhân dân nơi đây trong phát triển tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Vấn đề đặt ra là cần phải có những định hướng trong khuyến nông, khuyến lâm để thu hút các hộ dân vào sản xuất nông lâm nghiệp một cách tập trung, đúng kỹ thuật, hàng hóa tạo ra phải phù hợp với nhu cầu của thị trường tiên thụ.

Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ góp một phần nào hỗ trợ cho người dân địa phương trong canh tác cây công nghiệp, sản xuất sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng keo lai và đề xuất quy hoạch vùng trồng keo lai ở huyện mang yang tỉnh gia lai​ (Trang 37 - 38)