Thiết bị đầu cuối ở xa RTU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, chế tạo hệ thống giám sát điều khiển cho trạm điện phân phối (Trang 33 - 35)

Các thiết bị đầu cuối ở xa RTU có thể được ví như đôi mắt và cánh tay của một hệ thống SCADA. Trước kia, RTU đóng vai trò như một thiết bị tớ (Slave) của trạm trung tâm, nhưng ngày nay các RTU được đã được trạng bị các bộ vi xử lý, cho phép chúng thu thập dữ liệu từ thiết bị trường, xử lý và gửi dữ liệu tới trạm chủ thông qua hệ thống truyền thông, trợ giúp cho việc quan sát tình trạng của hệ thống. Đồng thời, các RTU cũng nhận lệnh điều khiển từ trạm chủ và truyền các lệnh này tới thiết bị trường.

Các thiết bị xa của hệ thống giám sát được đặt tại các trạm xác định, được nối dây để thực hiện thao tác chức năng nào đó. Trong các RTU hiện đại có trang bị bộ xử lý với bộ nhớ và khả năng suy luận logic, một vài thao tác có thể được thực hiện mà không cần chỉ thị của thiết bị chủ. Tuy nhiên, các thao tác này cần phải báo cho thiết bị chủ khi nó quét tới RTU này. Ngoài ra RTU có thể điều khiển được một số thiết bị tại chỗ khác như bộ điều khiển logic có khả năng lập trình (PLC). Như vậy RTU có trang bị bộ xử lý có thể đảm đương một số chức năng của thiết bị chủ, do đó số lượng đường dây thông tin cũng như công suất truyền tải có khả năng được giảm thiểu.

Các sơ đồ đo lường trong RTU được dùng để chuyển đổi tín hiệu tương tự như dòng điện, điện áp, công suất tác dụng, công suất vụ công.... thành dòng điện hay điện áp

một chiều tỉ lệ với đại lượng cần đo và nhờ các bộ chuyển đổi tương tự số (ADC) thành dạng số để chuyển về thiết bị chủ - thông qua các module.

Các thông tin trạng thái của các thiết bị: mở cắt đóng hay mở, động cơ làm việc hay không làm việc... được lưu trữ trong các thanh ghi trạng thái của bộ nhớ động trong mỗi thiết bị đầu cuối. Bằng cách đó thiết bị chủ có thể được cung cấp thông tin về tình trạng làm việc của trạm sau mỗi lần quét tới các RTU của trạm.

Một số thiết bị đầu cuối được trang bị chức năng ghi nhận sự kiện. Sự kiện ở đây có thể là một sự cố, một thao tác vận hành hay một trạng thái làm việc nhiễu loạn của trang thiết bị. Trong phần lớn trường hợp, chức năng ghi nhận sự kiện để ghi nhận các sự kiện khác. Hiện nay, để nâng cao khả năng phân tích này, người ta tăng tần số lấy mẫu tham số (điện áp, dòng điện) có khi lên tới 128 mẫu trong một chu kỳ công nghiệp (tức 20 s) nên có thể tách được sóng hài với độ chính xác cao.

Các thông tin chủ yếu mà các RTU liên tục truyền về trung tâm điều khiển là: - Các tín hiệu rời rạc từ xa RS (Remote Signalling).

- Các giá trị đo lường từ xa RM (Remote Measuring). - Các cảnh báo (Alams).

Các lệnh điều khiển từ xa mà RTU có thể thực hiện là:

- Các lệnh điều khiển đóng/mở mở cắt, dao cách ly, lệnh chuyển nấc của mở biến áp từ xa (Digital Remote Control).

- Các lệnh điều khiển liên tục từ xa (Analog Remote Control). - Các lệnh đặt chế độ từ xa (Remote Setting).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, chế tạo hệ thống giám sát điều khiển cho trạm điện phân phối (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)