4. Kết quả nghiên cứu
4.3.2 Quan điểm và ph−ơng h−ớng
4.3.2.1 Quan điểm định h−ớng
a/. Việc xử lý ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân phải theo h−ớng thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi
Xuất phát từ vai trò của đô thị hoá đối với nền kinh tế và quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Các trung tâm đô thị là những hạt nhân thúc đẩy vùng kinh tế phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng tr−ởng, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho ng−ời lao động tại chỗ và từ nơi khác đến. Đô thị hoá có tác động kích hoạt kinh tế-xã hội phát triển theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng tiên tiến, trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ngày càng cao, hiệu quả sản xuất nông nghiệp tính trên 1 ha đất nông nghiệp ngày càng tăng.
Bên cạnh những tác động tích cực của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất, quá trình đó cũng gây ra một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên, nếu so sánh lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại với chi phí do những tác động tiêu cực gây ra, thì phần lợi ích là to lớn và cơ bản. Do vậy, không thể vì một số khó khăn do tác động tiêu cực của đô thị hoá gây ra mà hạn chế quá trình đô thị hoá.
Quan điểm này yêu cầu việc đề xuất và thực hiện trên thực tế những giải pháp giải quyết ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân cần phải tìm cách phát huy mặt tích cực của quá trình đô thị hoá, chủ động đón nhận và giải quyết những ảnh h−ởng tiêu cực. Nếu làm đ−ợc nh− vậy là đã tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóa diễn ra hợp quy luật kinh tế-xã hội, tức là thúc đẩy quá trình đó diễn ra với tốc độ cao nhất mà nó có thể.
b/. Những giải pháp xử lý ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân phải đảm bảo cho quá trình đô thị hoá diễn ra trong tầm kiểm soát của các cấp chính quyền
Do đô thị hoá là tất yếu khách quan, nên mọi hoạt động kinh tế-xã hội đều phải thích ứng với quá trình đó, hơn nữa phải tạo điều kiện cho quá trình đó diễn ra trên thực tế. Tuy nhiên, cần nhận thức sâu sắc rằng, quá trình đô thị hoá chỉ đạt hiệu quả kinh tế-xã hội khi nó diễn ra phù hợp với quy luật. Tính phù hợp này phải xem xét cả về xu thế, quy mô và tốc độ. Thực tế đã cho thấy, nếu để quá trình đô thị hoá diễn ra tự phát, nhiều khi sẽ gây hậu quả lâu dài, khó khắc phục và nếu khắc phục đ−ợc sẽ rất tốn kém về tài chính.
Quan điểm này yêu cầu, một mặt quá trình đô thị hoá phải phù hợp với quy hoạch của các cấp chính quyền, mặt khác chính các quy hoạch cũng phải phù hợp với quy luật của quá trình đô thị hoá. Điều đó đòi hỏi các quy hoạch, các giải pháp phải mang tính dẫn đ−ờng cho quá trình đô thị hoá, đồng thời
cũng sẽ cần có những điều chỉnh cần thiết trong nội dung của các quy hoạch và giải pháp đã xây dựng.
c/. Ngoài những quan điểm định h−ớng trên, việc sử dụng đất phải gắn liền với định h−ớng phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh và vùng; khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khai thác sử dụng đất phải đạt đ−ợc hiệu quả kinh tế-xã hội và môi tr−ờng, tiến tới ổn định, bền vững.
4.3.2.2 Ph−ơng h−ớng
a/. Xử lý ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân theo cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa
H−ớng giải quyết này phải đ−ợc thể hiện trong tất cả các giải pháp đề xuất và thực hiện. Hiện nay, nền kinh tế của n−ớc ta đã cơ bản chuyển sang kinh tế thị tr−ờng, trong đó các bộ phận cấu thành cũng nh− cơ chế vận hành của nền kinh tế đã cơ bản theo kinh tế thị tr−ờng. Tuy vậy, trong nhận thức của cán bộ, dân c− không ít ng−ời vẫn còn chịu ảnh h−ởng nặng nề của t− duy trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Do đó, ph−ơng h−ớng đúng đắn để giải quyết ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân là phải phù hợp với cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa.
Trong ph−ơng h−ớng trên, định h−ớng xã hội chủ nghĩa đ−ợc thể hiện tr−ớc hết ở mục tiêu chiến l−ợc của việc giải quyết ảnh h−ởng của đô thị hoá là không chỉ đáp ứng yêu cầu tr−ớc mắt, mà còn phải đáp ứng yêu cầu lâu dài, không chỉ đáp ứng yêu cầu từng bộ phận, mà còn phải đáp ứng yêu cầu của toàn cục. Tiếp đó là sự thể hiện vai trò quản lý nhà n−ớc đối với quá trình đô thị hoá, phải đảm bảo để quá trình đô thị hoá nằm trong tầm kiểm soát của các cấp chính quyền.
b/. Xử lý ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự
Đô thị hoá là quá trình ảnh h−ởng toàn diện đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Do vậy, khi đề xuất và thực hiện giải pháp nào đó, cần phải đặt nó trong tổng thể các vấn đề của quá trình đô thị hoá để giải quyết. Một sai lầm, thậm chí chỉ là một sơ suất nhỏ khi giải quyết một vấn đề nào đó sẽ rất có thể gây ra hậu quả khó l−ờng cho toàn bộ quá trình giải quyết ảnh h−ởng của đô thị hoá đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân.
Tuy nhiên, tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiến hành song song nhất loạt ngang nhau mọi giải pháp, mà cần thực hiện những giải pháp đó theo một trật tự tr−ớc sau nhất định và có trọng điểm bảm đảm cho các cơ quan chức năng có thể tập trung nguồn lực để giải quyết dứt điểm từng vấn đề, đồng thời tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả tổng hợp những vấn đề đặt ra.