Ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hưởng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ppt (Trang 61 - 71)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.3 Ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp

Hệ thống cây trồng của các hộ nông dân trong huyện đ−ợc bố trí trong 3 vụ sản xuất chủ yếu là vụ chiêm xuân, vụ mùa và vụ đông. ở vụ chiêm xuân và vụ mùa, cây lúa là cây chủ đạo của vụ và cũng là cây chủ đạo trong năm. Trong vụ đông, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn nh− cây rau, cây đậu t−ơng đông... Các loại cây trồng này đ−ợc các hộ nông dân trong huyện gieo trồng với quy mô diện tích khác nhau. Bên cạnh đó, một số loại hoa màu khác cũng th−ờng đ−ợc các hộ nông dân đ−a vào sản xuất nh− lạc, đậu các loại.

Cùng với sự phát triển chung của hệ thống đô thị Việt Nam, trong những năm qua đô thị ở Yên Mỹ cũng có tốc độ phát triển khá, đặc biệt là sau khi khu công nghiệp phố Nối B đi vào hoạt động, nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm ngày càng tăng do khu công nghiệp này thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc và đời sống ng−ời dân nơi đây cũng bắt đầu thay đổi. Cơ cấu cây trồng có nhiều có sự chuyển dịch tiến bộ. Sự chuyển dịch này phù hợp với xu h−ớng chung hiện nay của cả n−ớc là tăng tỷ trọng diện tích cây thực phẩm, cây công nghiệp và giảm tỷ trọng diện tích cây l−ơng thực trong tổng diện tích gieo trồng.

Nh− vậy, đô thị phát triển có ảnh h−ởng trực tiếp đến h−ớng sử dụng đất nông nghiệp của hộ. Để thấy rõ đ−ợc sự tác động này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp của từng nhóm hộ.

4.2.3.1 Ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp trong nhóm hộ 1

Trong giai đoạn 2002-2004, diện tích gieo trồng trong các hộ nhóm 1 có xu h−ớng giảm. Nguyên nhân là do một phần diện tích đất canh tác bị thu hồi để phát triển khu công nghiệp tập trung và một phần chuyển sang đất ở. Tuy diện tích có giảm nh−ng năng suất đất đai của nhóm hộ này vẫn tăng nhẹ, từ 2,47 lần năm 2002 lên 2,48 lần năm 2004 (bảng 4.9).

Bảng 4.9. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân hộ nhóm 1

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % Tổng DTGT 3968,4 100,0 3567,6 100,0 -400,8 89,9 1. DT cây LT 3218,4 81,1 2728,8 76,5 -489,6 84,8 2. Cây TP 378,0 9,5 442,8 12,4 64,8 117,1 3. Cây CN 372,0 9,4 396,0 11,1 24,0 106,5 HSSDRĐ 2,47 2,48

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Tỷ trọng diện tích các nhóm cây trồng trong nhóm hộ 1 có thay đổi đáng kể. Cơ cấu diện tích cây l−ơng thực giảm (từ 81,1% năm 2002 xuống 76,5% năm 2004), cơ cấu diện tích cây thực phẩm và cây công nghiệp tăng khá (từ 9,5% và 9,4% năm 2002 tăng lên t−ơng ứng là 12,4% và 11,1% vào năm 2004). Xu h−ớng này cũng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Số liệu trong bảng 4.10 cho thấy, hầu nh− diện tích gieo trồng các loại cây l−ơng thực đều giảm trừ diện tích gieo trồng cây lúa tẻ thơm và lúa nếp. Diện tích lúa năm 2004 giảm 489,6 m2 so với năm 2002, trong đó chủ yếu là giảm diện tích lúa cao sản. Diện tích lúa giảm là do một phần đ−ợc chuyển sang làm đất ở đô thị và xây dựng khu công nghiệp, một phần do hộ chuyển h−ớng sử dụng từ đất cấy lúa sang đất trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp là những cây có hiệu quả kinh tế cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu cấp thiết của thị tr−ờng khu công nghiệp.

Hiện nay, diện tích cây khoai lang và cây ngô không đ−ợc nhóm hộ này đầu t− sản xuất. Nguyên nhân dẫn đến hiện t−ợng trên là do đô thị hoá cùng với công nghiệp hoá đã cải thiện dần mức sống của ng−ời dân. Trong vùng đô thị, quan niệm của ng−ời dân bây giờ là ăn ngon chứ không phải là ăn no, cho nên trong việc ra quyết định trồng trọt, ng−ời nông dân có xu h−ớng trồng những loại cây có hiệu quả kinh tế cao hoặc cây có sản phẩm đạt chất l−ợng cao. Đến năm 2004, nhóm hộ 1 không còn sản xuất giống lúa cao sản, ngô và khoai lang. Khi đó các loại giống cây trồng cho sản phẩm có chất l−ợng thấp không đ−ợc ng−ời dân −a chuộng. Theo kết quả điều tra, giống lúa cao sản chỉ cho năng suất cao nh−ng ăn không ngon, do vậy nhóm hộ 1 đã dần thay thế giống cao sản bằng giống lúa tẻ thơm khiến cho tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa tẻ thơm và lúa nếp trong diện tích gieo trồng lúa tăng. Sản phẩm lúa tẻ thơm và lúa nếp là hai sản phẩm hàng hóa chủ yếu trong nhóm cây l−ơng thực ở nhóm hộ 1. Các hộ nông dân nhóm 1 chỉ cấy diện tích lúa tẻ lai đủ để cung

cấp cho tiêu dùng nội bộ của gia đình, phần diện tích lúa còn lại họ sử dụng để cấy các giống lúa tẻ thơm và lúa nếp cung cấp cho thị tr−ờng.

Bảng 4.10. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây l−ơng thực BQ hộ nhóm 1

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % DT cây LT 3218,4 100,0 2728,8 100,0 -489,6 84,8 1. Lúa 3218,4 100,0 2728,8 100,0 -489,6 84,8 1.1. Lúa xuân 1609,2 50,0 1364,4 50,0 -244,8 84,8 Lúa tẻ lai 511,2 31,8 442,8 32,5 -68,4 86,6 Lúa cao sản 288,0 17,9 0,0 0,0 -288,0 0,0 Lúa nếp 432,0 26,8 468,0 34,3 36,0 108,3 Lúa tẻ thơm 378,0 23,5 453,6 33,2 75,6 120,0 1.2. Lúa mùa 1609,2 50,0 1364,4 50,0 -244,8 84,8 Lúa tẻ lai 511,2 31,8 442,8 32,4 -68,4 86,6 Lúa cao sản 234,0 14,5 0,0 0,0 -234,0 0,0 Lúa nếp 504,0 31,3 540,0 39,6 36,0 107,1 Lúa tẻ thơm 360,0 22,4 381,6 28,0 21,6 106,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Năm 2002, trong cơ cấu diện tích cây thực phẩm, nhóm hộ 1 ch−a đầu t− trồng cây cà chua. Cơ cấu cây thực phẩm chủ yếu là cây rau cải các loại và cây khoai tây. Tỷ trọng diện tích cây khoai và cây rau cải chiếm 74,6% diện tích cây thực phẩm. Đến năm 2004, cây cà chua đ−ợc đ−a vào sản xuất với diện tích bình quân hộ là 154,8 m2. Nh− vậy, cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị tr−ờng đã thay thế dần cho cây có giá trị kinh tế thấp hơn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tăng lên về diện tích của cây cà chua, cây rau cải và đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhóm hộ 1 không đầu t− trồng cây cây khoai tây và cây đậu các loại vào năm 2004.

Bảng 4.11. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây thực phẩm BQ hộ nhóm 1 Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % DT cây TP 378,0 100,0 442,8 100,0 64,8 117,1 1. Rau các loại 282,0 74,6 442,8 100,0 160,8 157,0 Rau cải các loại 102,0 36,2 288,0 65,0 186,0 282,4

Cà chua 0,0 0,0 154,8 35,0 154,8

Khoai tây 180,0 63,8 0,0 0,0 -180,0 0,0

2. Đậu các loại 96,0 25,4 0,0 0,0 -96,0 0,0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Diện tích cây công nghiệp trong nhóm hộ 1 cũng tăng nhẹ. Năm 2002, diện tích cây công nghiệp bình quân hộ là 372 m2 đến năm 2004 diện tích này tăng lên là 396 m2. Số liệu trong bảng 4.12 cho thấy, diện tích cây công nghiệp tăng là do diện tích của cây lạc tăng lên 24 m2. Tuy nhiên, tỷ trọng diện tích cây đỗ t−ơng trong nhóm cây công nghiệp vẫn chiếm −u thế 68,2% năm 2004, còn tỷ trọng cây lạc chỉ chiếm 31,8%.

Bảng 4.12. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp BQ hộ nhóm 1

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % DT cây CN 372,0 100,0 396,0 100,0 24,0 106,5 1. Đỗ t−ơng 270,0 72,6 270,0 68,2 0,0 100,0 2. Lạc 102,0 27,4 126,0 31,8 24,0 123,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nh− vậy, sự phát triển của đô thị có ảnh h−ởng lớn đến quỹ đất và h−ớng sử dụng đất của các hộ nằm trong khu đô thị. Đô thị phát triển cùng với

sự phát triển của các khu công nghiệp tập trung đã làm giảm quỹ đất của các hộ nông dân nằm trong khu đô thị. Với quỹ đất ngày càng hạn hẹp hơn khiến các hộ nông dân ở khu vực này không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi về chất trong cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân. Sự thay đổi về chất này có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của hộ.

4.2.3.2 Ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp trong nhóm hộ 2

Khác với các hộ trong nhóm 1, các hộ nông dân trong nhóm 2 chủ yếu nằm ở vùng giáp ranh đô thị và khu công nghiệp cho nên cơ hội về việc làm trong khu công nghiệp của lao động trong nhóm này không cao. Vì thế, lao động ở đây tập trung đầu t− phát triển sản xuất nông nghiệp, do vậy hệ số sử dụng ruộng đất của nhóm này tăng cao hơn nhóm 1, từ 2,42 lần năm 2002 lên 2,50 lần năm 2004. Tuy nhóm hộ này cũng có một phần đất bị thu hồi, làm cho diện tích gieo trồng giảm 510 m2 nh−ng điều đó ảnh h−ởng không nhiều đến quyết định sản xuất nông nghiệp của hộ. Nhân tố ảnh h−ởng cơ bản đến h−ớng sử dụng đất trong các hộ này là do nhu cầu của đô thị và khu công nghiệp .

Bảng 4.13. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân hộ nhóm 2

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % Tổng DTGT 6006,0 100,0 5496,0 100,0 -510,0 91,5 1. DT cây LT 5364,0 89,3 4758,0 86,5 -606,0 88,7 2. Cây TP 324,0 5,4 426,0 7,8 102,0 131,5 3. Cây CN 318,0 5,3 312,0 5,7 -6,0 98,1 HSSDRĐ 2,42 2,50

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cơ cấu cây trồng của các hộ nhóm 2 có nhiều thay đổi. Tỷ trọng diện tích cây l−ơng thực trong tổng diện tích gieo trồng của hộ giảm mạnh. Năm 2002, tỷ trọng diện tích cây l−ơng thực chiếm 89,3%, đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn 86,5% (bảng 4.13). Tỷ trọng diện tích cây thực phẩm tăng qua hai năm từ 5,4% năm 2002 lên 7,8% năm 2004, với diện tích tăng thêm bình quân hộ là 102 m2.

Nhìn chung, sự ảnh h−ởng của đô thị hoá và công nghiệp hoá đến h−ớng sử dụng đất đai trong các hộ nông dân nhóm 2 là khá tốt. Tr−ớc hết, quá trình này đã tạo điều kiện cho hộ tăng năng suất ruộng đất, sau đó tác động đến cơ cấu cây trồng của hộ theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 4.14. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây l−ơng thực BQ hộ nhóm 2

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % DT cây LT 5364,0 100,0 4758,0 100,0 -606,0 88,7 1. Lúa 4968,0 92,6 4392,0 92,3 -576,0 88,4 1.1. Lúa xuân 2484,0 50,0 2196,0 50,0 -288,0 88,4 Lúa tẻ lai 1488,0 59,9 1308,0 59,5 -180,0 87,9 Lúa cao sản 444,0 17,9 168,0 7,7 -276,0 37,8 Lúa nếp 432,0 17,4 408,0 18,6 -24,0 94,4 Lúa tẻ thơm 120,0 4,8 312,0 14,2 192,0 260,0 1.2. Lúa mùa 2484,0 50,0 2196,0 50,0 -288,0 88,4 Lúa tẻ lai 1488,0 59,9 1308,0 59,6 -180,0 87,9 Lúa cao sản 432,0 17,4 0,0 0,0 -432,0 0,0 Lúa nếp 564,0 22,7 516,0 23,5 -48,0 91,5 Lúa tẻ thơm 0,0 0,0 372,0 16,9 372,0 2. Ngô 216,0 4,0 234,0 4,9 18,0 108,3 3. Khoai lang 180,0 3,4 132,0 2,8 -48,0 73,3 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Diện tích các loại cây trồng trong nhóm cây l−ơng thực của nhóm hộ 2 đều có xu h−ớng giảm trong giai đoạn 2002-2004, trừ diện tích cây lúa tẻ thơm và cây ngô (bảng 4.14). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến diện tích các loại cây đều giảm là vì các hộ này bị mất một phần diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hoá gây ra. Diện tích cây lúa tẻ thơm tăng lên là vì nhu cầu trên thị tr−ờng về sản phẩm gạo có chất l−ợng này ngày càng cao, do đó, diện tích cây lúa tẻ thơm không ngừng đ−ợc mở rộng trong cơ cấu diện tích gieo trồng của nhóm hộ 2.

Cây lúa tẻ thơm và cây lúa nếp là những cây cho sản phẩm hàng hóa cao nhất trong nhóm cây l−ơng thực. Các hộ nông dân cấy hai loại lúa này chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu thị tr−ờng đô thị và khu công nghiệp. Còn diện tích cây ngô tăng là để có sản phẩm thích hợp nhất chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong các hộ gia đình này. Trong nội bộ cơ cấu diện tích cây l−ơng thực của nhóm hộ 2 b−ớc đầu có sự thay đổi, đó là sự thay đổi theo h−ớng đáp ứng yêu cầu của thị tr−ờng.

Trong khi diện tích gieo trồng cây l−ơng thực giảm xuống thì diện tích gieo trồng cây thực phẩm lại tăng lên, bình quân mỗi hộ tăng 102 m2.

Bảng 4.15. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây thực phẩm BQ nhóm 2

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng

DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± %

DT cây TP 324,0 100,0 426,0 100,0 102,0 131,5

1. Rau các loại 228,0 70,4 294,0 69,0 66,0 128,9 Rau cải các loại 0,0 0,0 192,0 65,3 192,0

Cà chua 0,0 0,0 102,0 34,7 102,0

Khoai tây 228,0 100,0 0,0 0,0 -228,0 0,0 2. Đậu các loại 96,0 29,6 132,0 31,0 36,0 137,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây thực phẩm có sự thay đổi đáng kể. Năm 2002, trong các hộ nhóm 2, diện tích cây thực phẩm chủ yếu là cây khoai tây và cây đậu các loại, đến năm 2004, ng−ời dân có xu h−ớng trồng cà chua và cây rau cải các loại thay cho khoai tây (bảng 4.15).

Năm 2002, diện tích cây đỗ t−ơng và cây lạc trong nhóm hộ 2 là hai loại cây công nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Đến năm 2004, chỉ còn lại cây đỗ t−ơng với diện tích bình quân hộ là 312 m2 chiếm 100% diện tích cây công nghiệp (bảng 4.16). Cây đậu t−ơng có một vị trí nhất định trong sản xuất hàng hoá. Sản phẩm đậu hạt thu đ−ợc có thể bán trực tiếp cho các hộ sản xuất bánh đậu, đậu phụ trong vùng và vùng phụ cận.

Bảng 4.16. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp BQ hộ nhóm 2

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % DT cây CN 318,0 100,0 312,0 100,0 -6,0 98,1 1. Đỗ t−ơng 216,0 67,9 312,0 100,0 96,0 144,4 2. Lạc 102,0 32,1 0,0 0,0 -102,0 0,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Phát triển đô thị và khu công nghiệp có ảnh h−ởng mạnh đến hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp của các hộ giáp ranh, khiến cho hệ số sử dụng ruộng đất của khu vực này tăng lên rõ rệt. Đô thị hoá còn có tác động đến cơ cấu cây trồng của các hộ nông dân phụ cận theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tỷ trọng cây thực phẩm và cây công nghiệp đang ngày một tăng trong tổng diện tích gieo trồng của các hộ giáp ranh đô thị và khu công nghiệp.

4.2.3.3 Ph−ơng thức sử dụng đất nông nghiệp trong nhóm hộ 3

Nhóm 3 bao gồm các hộ ở xa trung tâm đô thị và khu công nghiệp, do vậy lợi ích trực tiếp của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá mà nhóm này đ−ợc h−ởng là không nhiều. Song lợi ích gián tiếp mà nhóm này đ−ợc h−ởng

chính là sự thay đổi trong cách nhìn nhận để ra quyết định sản xuất. Do vậy, hệ số sử dụng ruộng đất của nhóm hộ này cũng tăng cao, từ 2,39 lần (năm 2002) lên 2,45 lần (năm 2004). Tổng diện tích gieo trồng bình quân hộ nhóm 3 tăng 160 m2 qua hai năm, trong đó diện tích gieo trồng cây l−ơng thực tăng 72 m2, cây thực phẩm tăng 16 m2 và cây công nghiệp tăng 72 m2 (bảng 4.17).

Bảng 4.17. Cơ cấu diện tích gieo trồng bình quân hộ nhóm 3

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Loại cây trồng DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % Tổng DTGT 6024,0 100,0 6184,0 100,0 160,0 102,7 I. DT cây LT 5532,0 91,8 5604,0 90,7 72,0 101,3 1. Lúa 5040,0 91,1 5040,0 89,9 0,0 100,0 1.1. Lúa xuân 2520,0 50,0 2520,0 50,0 0,0 100,0 Lúa tẻ lai 1464,0 58,1 1356,0 53,8 -108,0 92,6 Lúa cao sản 576,0 22,9 672,0 26,7 96,0 116,7 Lúa nếp 480,0 19,0 492,0 19,5 12,0 102,5 1.2. Lúa mùa 2520,0 50,0 2520,0 50,0 0,0 100,0 Lúa tẻ lai 1464,0 58,1 1392,0 55,2 -72,0 95,1 Lúa cao sản 552,0 21,9 576,0 22,9 24,0 104,3

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hưởng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ppt (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)