Đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hưởng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ppt (Trang 57 - 61)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.2Đất nông nghiệp

ở huyện Yên Mỹ, khi phân loại theo khả năng canh tác, đất nông nghiệp bao gồm 2 loại đất chính là đất 2 vụ và đất 3 vụ. Ngoài ra, trên phạm vi toàn huyện có một số ít diện tích đất chuyên mầu, đất v−ờn tạp, đất mặt n−ớc và đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên, các loại đất này không đ−ợc thể hiện trong số các hộ điều tra vì nó quá nhỏ. Nhìn chung, trong các hộ điều tra diện tích đất 2 vụ chiếm trên 65% tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Tình hình đất nông nghiệp bình quân của các hộ điều tra

Năm 2002 Năm 2004 So sánh Chỉ tiêu DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) ± % 1. Nhóm hộ 1 Tổng 1609,2 100,0 1436,4 100,0 -172,8 89,26 - Đất 3 vụ 511,2 31,77 442,8 30,83 -68,4 86,62 - Đất 2 vụ 1098,0 68,23 993,6 69,17 -104,4 90,49 2. Nhóm hộ 2 Tổng 2484,0 100,0 2196,0 100,0 -288,0 88,41 - Đất 3 vụ 507,6 20,43 442,8 20,16 -64,8 87,23 - Đất 2 vụ 1976,4 79,57 1753,2 79,84 -223,2 88,71 3. Nhóm hộ 3 Tổng 2520,0 100,0 2520,0 100,0 0,0 100,0 - Đất 3 vụ 532,8 21,14 532,8 21,14 0,0 100,0 - Đất 2 vụ 1987,2 78,86 1987,2 78,86 0,0 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân của các hộ nông dân có sự biến động lớn trong giai đoạn 2002-2004, đặc biệt các nhóm hộ 1 và 2. Năm 2002, bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ nhóm 1 là 1.609,2 m2, nhóm 2 là 2.484 m2. Đến năm 2004, bình quân hộ nhóm 1 chỉ còn 1.436,4 m2 (giảm 172,8 m2 t−ơng ứng 10,74 %), nhóm 2 còn 2.196 m2 (thấp hơn 288 m2 t−ơng ứng 11,59%). Nguyên nhân là do đất nông nghiệp của các hộ bị chuyển sang xây dựng khu công nghiệp và một phần chuyển sang đất ở. Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ nhóm 3 không thay đổi do khu vực này không bị thu đất để xây dựng và phát triển khu công nghiệp.

Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp trong các hộ điều tra diễn ra trên cả 2 loại đất là đất 2 vụ và đất 3 vụ với mức độ t−ơng đối đồng đều nhau. Điều này thể hiện rằng không có sự phân biệt nào giữa đất 2 vụ và đất 3 vụ trong việc thu hồi đất cho việc xây dựng khu công nghiệp.

Số tiền Nhà n−ớc đền bù đất để tạo công ăn việc làm mới phần lớn ch−a đ−ợc ng−ời nông dân sử dụng đúng mục đích. Hầu hết các hộ nông dân mất đất dùng tiền đền bù để xây nhà, mua sắm tài sản phục vụ đời sống và chi tiêu cho những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì trong một vài năm tới, khi mà nguồn vốn có đ−ợc từ tiền đền bù đất nông nghiệp không còn nữa, đồng thời diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, ng−ời nông dân sẽ khó có thể bảo đảm cuộc sống của mình. Vì vậy, việc tìm kiếm những ngành nghề mới, nguồn thu nhập mới cho nông dân mất đất của huyện là vấn đề nổi cộm cần đ−ợc giải quyết.

Quá trình đô thị hoá làm mất diện tích đất nông nghiệp trong các hộ nông dân trong khi lao động nông nghiệp lại không ngừng tăng lên. Điều này không thể không dẫn tới tình trạng dôi d− lao động trong nông nghiệp. D− thừa lao động t−ơng đối trong nông nghiệp do tác động của quá trình đô thị hoá, theo các chuyên gia nông nghiệp, năm 2000 huyện Yên Mỹ có khoảng

4.076 ng−ời (năm 2005 sẽ tăng lên 5.600 ng−ời ) và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động mới đạt khoảng 75%, đang là vấn đề xã hội bức xúc cần giải quyết [26]. Tr−ớc sự khan hiếm về tài nguyên đất, các hộ gia đình nông dân khác nhau có ứng xử khác nhau đối với đất sản xuất nông nghiệp. Một số hộ gia đình có công ăn việc làm phi nông nghiệp với giá trị ngày công cao có xu h−ớng ít quan tâm, đầu t− cho đồng ruộng với các hoạt động trồng trọt. Ng−ợc lại, một số hộ gia đình có ít cơ hội việc làm phi nông nghiệp và vẫn đảm bảo giá trị ngày công cao khi tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu đầu t− vào vào các hoạt động trồng trọt lại rất lớn. Thực tế nghiên cứu tại huyện Yên Mỹ cho thấy, có một bộ phận nông dân đ−ợc tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp đã không có đủ thời gian và sức lao động để chăm sóc mảnh ruộng còn lại. Một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp còn lại đó có thể đ−ợc cho thuê hoặc cho không quyền sử dụng trong khoảng thời gian nhất định tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa ng−ời cho thuê và ng−ời đi thuê đất nông nghiệp. Theo kết quả điều tra, trong số các hộ điều tra có 6 hộ nông dân có đất nông nghiệp cho thuê. Tuy con số này chiếm tỷ trọng nhỏ trong mẫu điều tra (2,4%), nh−ng nó mang tính đại diện cho một loại hình quan hệ ruộng đất mới trong nông thôn huyện Yên Mỹ.

Bảng 4.7. Tình hình cho thuê đất nông nghiệp trong các hộ điều tra

Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Tổng Chỉ tiêu SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Không cho thuê 24 80,0 80 100,0 140 100,0 244 97,6 Có cho thuê 6 20,0 0 0,0 0 0,0 6 2,4 Tổng 30 100,0 80 100,0 140 100,0 250 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Quan hệ cho thuê đất và thuê đất nông nghiệp đ−ợc diễn ra ngay trong nội bộ cộng đồng nông dân huyện Yên Mỹ, có thể là trong phạm vi một xã, một làng, một xóm. Ng−ời cho thuê và ng−ời đi thuê có thể là có hoặc không có quan hệ huyết thống. Kết quả điều tra cho thấy, những hộ cho thuê đất th−ờng thuộc diện các gia đình có thành viên đ−ợc tuyển dụng vào làm việc cho khu công nghiệp. Nh− vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng khu công nghiệp có ảnh h−ởng lớn đến việc cho thuê đất trong các hộ gia đình nông dân. Số liệu trong bảng 4.8 cho thấy, các hộ gia đình thuê thêm đất nông nghiệp thuộc nhóm 1 (7 hộ) và 2 (2 hộ), đây đều là những hộ bị thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp, còn các hộ thuộc nhóm 3 không có quan hệ thuê đất nông nghiệp. Các hộ nông dân trong nhóm 3 không bị biến động về diện tích đất nông nghiệp và phần nào thể hiện sự hài lòng về quỹ đất nông nghiệp đ−ợc giao ổn định lâu dài vốn có. Còn một số hộ nông dân trong nhóm 1 và 2 có diện tích đất nông nghiệp thu hồi thể hiện sự khan hiếm về tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp, làm phát sinh cầu về thuê đất trong nông nghiệp. Theo kết quả điều tra, các hộ nông dân có diện tích đất thu hồi, có 9 hộ (chiếm 3,6% tổng số hộ điều tra) đã thuê thêm đất sản xuất nông nghiệp (bảng 4.8).

Bảng 4.8. Tình hình thuê đất nông nghiệp trong các hộ điều tra

Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Tổng Chỉ tiêu SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Không thuê 23 76,7 78 97,5 140 100,0 241 96,4 Có thuê 7 23,3 2 2,5 0 0,0 9 3,6 Tổng 30 100,0 80 100,0 140 100,0 250 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Diện tích đất thuê của các hộ trung bình là 624 m2, trong đó hộ có diện tích đất thuê nhỏ nhất là 360 m2, lớn nhất lên đến 960 m2. Hình thức thuê đất và ph−ơng thức sử dụng đất cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng hộ gia đình. Các hộ thuê đất nông nghiệp là những hộ không có lao động đ−ợc tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp. Điều này thể hiện sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động thiết yếu đối với một bộ phận lớn nông dân huyện Yên Mỹ.

Phần phân tích trên thể hiện rõ những chuyển dịch về quan hệ đất đai trong nông thôn huyện Yên Mỹ từ khi khu công nghiệp phố Nối B đ−ợc xây dựng. Đáng kể là sự chuyển dịch của một diện tích lớn đất nông nghiệp của các hộ nông dân sang xây dựng khu công nghiệp bao gồm cả đất 2 vụ và đất 3 vụ. Quan hệ sử dụng đất nông nghiệp có sự thay đổi, đặc biệt trong các hộ nông dân có diện tích thu hồi đất nông nghiệp. Các hộ nông dân bị thu hồi đất mà không có lao động đ−ợc tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp có xu h−ớng thuê thêm đất nông nghiệp bù vào diện tích bị thu hồi để đảm bảo các hoạt động sản xuất nông nghiệp nh− vốn có. Việc xây dựng khu công nghiệp đã làm thay đổi đáng kể h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân. Nh− vậy, đô thị phát triển cùng với sự phát triển của công nghiệp đã có ảnh h−ởng khá rõ tới h−ớng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến hưởng sử dụng đất trong các hộ nông dân huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ppt (Trang 57 - 61)