Một số giáo án vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp khoa học để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh thái học cho học sinh lớp 12 THPT​ (Trang 63 - 76)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2.Một số giáo án vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học nộ

2.3. Vận dụng quy trình phương pháp khoa học trong dạy học sinh thá

2.3.2.Một số giáo án vận dụng phương pháp khoa học trong dạy học nộ

nội dung kiến thức Sinh thái học

Dưới đây tôi đã vận dụng quy trình PPKH trong dạy học các nội dung kiến thức STH.

Ví dụ 1: Vận dụng PPKH trong dạy học bài “Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật”

BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học sinh phải:

- Giải thích được khái niệm về quần thể và giải thích được quần thể là đơn vị tồn tại của loài.

- Trình bày được mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh): đặc điểm, ví dụ, ý nghĩa.

2. Kĩ năng

Rèn luyện các kĩ năng:

+ Kĩ năng đặt câu hỏi, hình thành giả thuyết + Quan sát, phân tích hình ảnh, phim

+ Làm việc nhóm, làm việc độc lập + Tư duy logic, sáng tạo

+ Khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh vật

4. Năng lực:

- Năng lực nhận thức sinh học - Năng lục tìm hiểu thế giới sống + Đề xuất được vấn đề và đặt câu hỏi

+ Đưa ra được phán đoán và xây dựng giả thuyết + Lập kế hoạch thực hiện

+ Thực hiện kết quả và viết bài trình bày hoặc báo cáo

II. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN:

- Phương pháp khoa học

- Các tranh ảnh, ví dụ về quần thể SV và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định - Kiểm tra: 1’ Không kiểm tra bài cũ.

2. Mở bài: 2’

Kết quả của sự tác động qua lại giữa cá thể với môi trường sống là giữ lại những cá thể có đặc điểm thích nghi tốt với môi trường. Tuy nhiên, những cá thể này muốn tồn tại được phải tập hợp lại với nhau để hình thành nên một tổ chức cao hơn, đó là quần thể. Vậy quần thể là gì? Các mối quan hệ nào có trong quần thể?

3. Bài mới: 38’

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Vấn đề quan sát

Vấn đề quan sát 1: “Sói xám sống theo bầy đàn khoảng từ 5-11 con với 1-2

con đầu đàn bao gồm 1-2 con sói trưởng thành, 3-6 con sói chưa trưởng thành và 1-3 sói con, đặc biệt có đàn lên đến 42 con. Trong quá trình săn mồi, sói xám sẽ phải thường xuyên cạnh tranh miếng ăn với những dã thú ăn thịt khác. Trong điều kiện lý tưởng, cặp phối giống tạo ra những con sói con mỗi năm, với những đứa con này thường ở trong đàn trong 10-54 tháng trước khi phân tán. Khoảng cách di chuyển bởi những con sói phân tán rất khác nhau; một số con ở trong vùng lân cận của nhóm bố mẹ, trong khi những cá nhân khác có thể đi xa tới 206 km, 390 km và 670 km từ các đàn gốc của chúng. Một đàn mới thường được thành lập bởi một con đực và con cái phân tán không liên quan, đi cùng nhau để tìm kiếm một khu vực không có các đàn thù địch khác”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề quan sát 2:

Bước 2: Đặt giả thuyết - câu hỏi

- Trích dẫn trên nói về quần thể sói Xám Bắc Mỹ

- Một số hình ảnh nói về một số quần

- HS tiến hành đặt các câu hỏi xung quanh về quần thể:

thể: Sư Tử săn mồi, Voi rừng cùng nhau đi kiếm thức ăn, Trâu rừng tụ tập để chống kẻ thù.

Từ những ví dụ trên các em hãy đề xuất những câu hỏi về QUẦN THỂ?

- GV chọn lựa những câu hỏi thích hợp và loại bỏ những câu hỏi không cần thiết, khái quát lại thành câu hỏi có mục đích hướng tới bài học:

+ Thế nào là một quần thể?

+ Quần thể được hình thành như thế nào? + Các mối quan hệ trong quần thể? + Khi nào mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh xuất hiện?

+ Vai trò các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

+ Có bao nhiêu quần thể trên trái đất? + Quần thể hình thành như thế nào? + Tại sao những con sử tử, trâu voi lại tập trung, sói lại tập trung với nhau?

+ Đàn trâu, sư tử đông vậy chúng có đánh nhau không?

+ Tại sao lại xuất hiện những con Sói đơn lẻ?

+ Tại sao sói Xám lại phải tách đàn?...

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

- Sau khi có được các câu hỏi hướng tới mục tiêu bài học. GV tổ chức cho HS tiến hành tìm tòi, nghiên cứu để trà lời câu hỏi - Chia lớp thành các nhóm để trả lời câu hỏi

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tài liệu GV chuẩn bị sẵn, nguồn thông tin trên

- HS tìm tòi nghiên cứu tài liệu để trả lời các câu hỏi trên theo nhóm

- Nhóm HS thảo luận trả lời câu lệnh: Câu 1: Thế nào là một quần thể?

Câu 2: Quần thể được hình thành như thế nào? Câu 3: Có những mối quan hệ nào trong quần thể? Câu 4: Khi nào mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh xuất hiện?

Câu 5: Vai trò các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

internet để trả lời các câu hỏi trọng tâm.

- GV hỏi đề xuất các câu hỏi gợi ý HS khi HS gặp khó khăn trong giải quyết các câu hỏi.

- GV yêu cầu học sinh viết báo cáo ngắn lên thuyết trình về các câu hỏi

- HS làm báo cáo trả lời câu hỏi

Bước 4: Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu HS lên báo cáo kết quả của nhóm - Các nhóm khác lắng nghe, chuẩn bị lên báo cáo - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến - Sau khi HS trình bày báo cáo xong GV nhận xét, bổ sung, và hoàn thiện kiến thức. Một số câu hỏi để kiểm tra kiến thức:

- Hãy nêu một số ví dụ về Quần thể?

- Hãy kể một số ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh? - Hãy kể một số ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết câu hỏi cuối SGK - 159

- Các nhóm lên trình bày kết quả

- Lắng nghe nhóm khác trình bày, đặt thêm câu hỏi, bổ sung ý kiến.

- HS chú ý lắng nghe, sửa lại câu trả lời và hoàn thành kiến thức vào vở ghi

Bước 5: Hình thành kiến thức

Trong quá trình phân tích, nhận xét, bổ sung thì GV lần lượt hình thành kiến thức bài học theo nội dung sau (Nội dung chính xác bài báo cáo của các nhóm cũng chính là nội dung bài học), HS nghe GV sửa chữa và ghi bài:

- Khái niệm quần thể: Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản.

- Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành một quần thể sinh vật:

+ Giai đoạn 1: Một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. + Giai đoạn 2: Tác động của chọn lọc tự nhiên: cá thể không thích nghi được → bị tiêu diệt hoặc di cư nơi khác; cá thể thích nghi được sẽ tồn tại.

+ Giai đoạn 3: Các cá thể cùng loài gắn bó, hình thành các mối quan hệ sinh thái → quần thể ổn định, thích nghi với môi trường

- Trong quần thể có 2 mối quan hệ đó là: Hỗ trợ và cạnh tranh

* Quan hệ hỗ trợ:

Khái niệm: Trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,…

Ý nghĩa:

+ Đảm bảo cho sự tồn tại và ổn định của quần thể + Khai thác tối đa nguồn sống

+ Tăng khả năng sống sót, khả năng sinh sản của mỗi cá thể trong quần thể.

*Quan hệ cạnh tranh Khái niệm:

Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể  các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; các con đực tranh giành con cái.

Ý nghĩa:

Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. CỦNG CỐ:

Câu 1. Giữa các cá thể trong một quần thể có những mối quan hệ nào?

A.Quan hệ hỗ trợ và hội sinh B.Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh C.Quan hệ hợp tác và cộng sinh D.Quan hệ hợp tác và hội sinh

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng với khái niệm Quần thể?

A.Tập hợp các cá thể cùng loài

B.Phân bố trong khoảng không gian xác định gọi là nơi sinh sống C.Tập hợp các cá thể thuộc nhiều loài

D.Tồn tại trong cùng một thời điểm xác định

Trả lời: 1B; 2C

V. DẶN DÒ: - Học bài 36

- Đọc mục “Em có biết” ở cuối bài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đọc trước bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Ví dụ 2: Vận dụng PPKH trong dạy học bài “ Diễn thế sinh thái”

Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

Qua bài học này, HS phải:

1. Về kiến thức:

- Trình bày được khái niệm diễn thế sinh thái, các giai đoạn của từng loại diễn thế sinh thái.

- Phân tích được nguyên nhân của diễn thế

2. Về kĩ năng:

Rèn luyện các kĩ năng:

+ Kĩ năng đặt câu hỏi, hình thành giả thuyết + Quan sát, phân tích hình ảnh, VD

+ Làm việc nhóm, làm việc độc lập + Tư duy logic, sáng tạo

+ Khái quát hóa, sơ đồ hóa kiến thức

3. Về thái độ:

+ Nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Có thái độ yêu thích môn học

4. Năng lực:

+ Năng lực nhận thức sinh học + Năng lực tìm hiểu thế giới sông - Đề xuất được vấn đề và đặt câu hỏi

- Đưa ra được phán đoán và xây dựng giả thuyết - Lập kế hoạch thực hiện

- Thực hiện kết quả và viết bài trình bày hoặc báo cáo

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

HS: đọc và nghiên cứu kĩ các hình vẽ và nội dung SGK - bài 41. GV: chuẩn bị các tư liệu về diễn thế sinh thái, soạn giáo án điện tử.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC A. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số

B. Kiểm tra bài cũ: Quần xã sinh vật là gì? Trong quần xã xảy ra các mối quan hệ sinh thái nào giữa các loài?

C. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Vấn đề quan sát

Bước 2: Đặt giả thuyết - câu hỏi

Sau khi quan sát vấn đề:

+ Kích thích HS đặt các câu hỏi về diễn thế sinh thái

+ GV chọn lọc các câu hỏi phù hợp để hướng HS tới mục tiêu của bài

HS đặt câu hỏi về diễn thế sinh thái (DTST): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ DTST là gì?

+ Nguyên nhân nào đã làm xảy ra hiện tượng DTST?

+ Có mấy kiểu DTST?

+ Nguyên nhân nào xuất hiện tràng cỏ ở hữu lũng?

+ Vai trò của rừng ngập mặn?

+ Mất bao lâu để diễn thế diễn ra xong? + Vai trò của diễn thế trong đời sống? + Các giai đoạn của diễn thế diễn ra theo thứ tự nào?

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

- Từ các câu hỏi mà HS đã đề ra GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trên. - GV chia lớp ra thành các nhóm - GV gợi ý HS tham khảo SGK, tài liệu chuẩn bị sẵn, thông tin trên internet để trả lời các câu hỏi

- GV gợi ý trả lời câu hỏi khi HS gặp khó khăn

- Tiến hành trả lời các câu hỏi theo nhóm - Thảo luận nhóm, tham khảo thông tin SGK, tài liệu GV cung cấp, thông tin trên internet để lời các câu hỏi - Phân công tìm tài liệu liên quan, ghi câu trả lời vào bảng và chuẩn bị trình bày trước lớp

Bước 4: Báo cáo kết quả

- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát nhóm lên trình bày, nhận xét câu trả lời và bổ sung

- Các nhóm lần lượt trình bày câu trả lời - Các nhóm khác quan sát trình bày, nhận xét, bổ sung

Câu 1: Thế nào là diễn thế sinh thái? Câu 2: Diễn thế sinh thái ảnh hưởng tới môi trường sống như thế nào?

Câu 3: Có mấy kiểu diễn thế sinh thái? Câu 4: Các giai đoạn của diễn thế Nguyên sinh và Thứ sinh diễn ra như thế nào?

Câu 5: Nguyên nhân của diễn thế sinh thái?

+ GV sau khi nghe HS trình bày tiến hành nhận xét, bổ sung bài báo cáo

+ HS chăm chú lắng nghe và chữa bài + Ghi chép câu trả lời đúng

Bước 5: Hình thành kiến thức

Trong quá trình phân tích, nhận xét, bổ sung thì GV lần lượt hình thành kiến thức bài học theo nội dung sau (Nội dung chính xác bài báo cáo của các nhóm cũng chính là nội dung bài học), HS chú ý lắng nghe và ghi chép sbaif:

* Khái niệm diễn thế sinh thái: Diễn biến sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

* Ảnh hưởng của quá trình diễn thế tới môi trường: Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên về môi trường như khí hậu thổ nhưỡng… độ ẩm đất và không khí tăng cao dần, lượng khoáng và lượng mùn tăng lên làm đất ngày càng màu mỡ.

* Các loại diễn thế sinh thái: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

* Giai đoạn của diễn thế sinh thái nguyên sinh, thứ sinh và nguyên nhân thể

Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo được các quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp có cơ sở khoa học.

Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

IV. CỦNG CỐ

- HS trả lời 1 số câu trắc nghiệm:

1. Nội dung nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Có thể hình thành nên quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái. B. Các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.

C. Khởi đầu từ môi trường trống trơn, vô sinh. D. Giai đoạn cuối hình thành nên quần xã ổn định. 2. Phát biểu nào sau đây là đúng với diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

B. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã sinh vật diễn ra độc lập với ngoại cảnh.

- GV tóm lược các kiến thức cơ bản của bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp khoa học để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh thái học cho học sinh lớp 12 THPT​ (Trang 63 - 76)