Bảng khảo sát điểm trung bình trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp khoa học để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh thái học cho học sinh lớp 12 THPT​ (Trang 77 - 80)

Phương án Lớp Điểm TB Điểm TB nhóm

Nhóm ĐC 12A6 5.9 5.9 12A13 6.0 Nhóm TN 12A7 4.7 5.0 12A11 5.4

* Giai đoạn 2: Thực nghiệm tác động (TNTĐ)

Trên cơ sở TNKS, chúng tôi định hướng quy trình tổ chức dạy học, các điều kiện, kế hoạch dạy học, chuyển giao cho GV dạy thực nghiệm. Ở giai đoạn này:

- Nhóm lớp ĐC: Thực hiện quá trình dạy học chủ yếu theo phương pháp thuyết trình - hỏi đáp hoặc thảo luận nhóm.

- Nhóm lớp TN: Thực hiện quá trình dạy học theo PPKH.

Sau khi thực hiện quá trình dạy học theo PPKH xong trên nhóm lớp thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm lớp với cùng 2 đề kiểm tra cùng nội dung (xem phụ lục). Sau 1 tháng nghỉ dịch bệnh từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2020, chúng tôi tiếp tục thực hiện thêm một bài kiểm tra để kiểm tra độ bền năng lực nhận thức về môn học ở cả hai nhóm (kiểm tra sau thực nghiệm - STN).

3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa trên định hướng đổi mới PPDH, khi đánh giá về hiệu quả tổ chức dạy học sử dụng PPKH, chúng tôi đã chú ý đến phát triển năng lực người học, gồm kiến thức, kỹ năng và tự học. Trong mỗi đơn vị bài học sử dụng PPKH, chúng tôi không chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức mà còn chú ý tới khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống, bài tập.

Trong mỗi buổi học sử dụng PPKH, chúng tôi quan sát, nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc nhóm, cách thu thập tài liệu và tìm kiếm thông tin, khả năng đặt câu hỏi để phát hiện vấn đề cần giải quyết, cách thảo luận, cách trình bày báo cáo. Trong những tiết học có sử dụng PPKH, thông qua quan sát tôi nhận thấy rõ HS hứng thú với tiết học, hoạt động nhóm sôi nổi. Tích cực tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, hăng hái đặt câu hỏi để phát hiện vấn đề tuy nhiên đôi khi câu hỏi chưa đúng trọng tâm và khả năng đặt câu hỏi ở những lớp yếu còn hạn chế do đó cần có sự hướng dẫn của GV.

Chúng tôi đã sử dụng cùng một đề kiểm tra cho các nhóm lớp ĐC và TN trong TNTĐ để đảm bảo tính khách quan. Sau khi nhận đề kiểm tra, HS xác định các kiến thức liên quan, phân tích đặc điểm và trình bày kiến thức. Dựa trên bài làm của HS, chúng tôi đánh giá được mức độ lĩnh hội và độ bền kiến thức của HS. Về kỹ năng và thái độ, chúng tôi dựa trên khả năng trình bày bài kiểm tra có thể hiện được sự rõ ràng, mạch lạc, có giải quyết được các câu hỏi được nêu trong vấn đề không.

3.3.4. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được cụ thể hóa thông qua việc định lượng các số liệu trên các bảng, các hình; thông qua đánh giá, nhận xét định tính. Kết quả thực nghiệm được xử lý và phân tích bằng các tham số thống kê toán học bởi phầm mềm Microsoft Excel.

Sử dụng các thông số sau để xử lý kết quả: Phần trăm (%), giá trị trung bình cộng ( ), phương sai (S2 ), độ lệch chuẩn (S).

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả phân tích định lượng

Việc phân tích kết quả thực nghiệm để rút ra được các kết luận khoa học mang tính khách quan. Chúng tôi tiến hành lập bảng phân phối thực nghiệm, tính giá trị trung bình, phương sai của mỗi mẫu. So sánh giá trị trung bình để đánh giá kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC trong quá trình thực nghiệm và STN, phân tích phương sai để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập của hai nhóm nghiên cứu.

* Kết quả phân tích bài kiểm tra tại trường THPT Lục Ngạn cơ sở số 2

Trên cơ sở kết quả chấm các bài kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả thống kê chung về tần số điểm kiểm tra của lớp ĐC và TN thể hiện qua bảng 3.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp khoa học để phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh thái học cho học sinh lớp 12 THPT​ (Trang 77 - 80)