Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hàm tăng trưởng đường kính cho các loài cây ưu thế trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại kon hà nừng​ (Trang 28 - 33)

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ 10 ô tiêu chuẩn định vị được thiết lập năm 2004 củaViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tại tiểu khu rừng thực nghiệm Kon Hà Nừng (xem sơ đồ 2.2). Việc thiết lập và đo đếm số liệu được thực hiện theo quy trình của nhóm đề tài (Trần Văn Con và cs., 2008). Ô tiêu chuẩn định vị được lập là ô có diện tích 100m x 100m = 10.000m2 để đo tất cả các cây gỗ có D1.3 ≥ 10cm (tất cả các chỉ tiêu điều tra đo đếm ở năm 2014 giống năm 2009). Cả 4 góc của OTCĐV được đánh dấu lâu dài bằng cọc xi măng; ranh giới ngoài của ô được phát tuyến rộng 1m (luỗng phát dây leo, bụi rậm). Để tránh nhầm lẫn và bỏ sót cây, mỗi OTCĐV được chia thành 25 ô vuông nhỏ, mỗi cạnh 20m x 20m (Hình 2.1), ở mỗi góc của ô vuông này đánh dấu bằng một cọc gỗ sao cho có thể nhận biết được ở lần đo sau. Xác định tên cho từng cây. Định kỳ đo đếm 5 năm 1 lần. Các chỉ tiêu điều tra đo được bao gồm: tên loài, D1.3, Hvn, và vị thế tán PC. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các ô phụ trong OTC định vị 1 ha

20m

20m

100 m

19

- Tất cả các cây đo đếm có D1.3 ≥ 10cm trong OTCĐV đều được đánh số cố định theo thứ tự; mỗi cây chỉ mang một số hiệu riêng. Số hiệu của cây được ghi trực tiếp bằng sơn lên thân cây.

- Khi danh sách tên cây trong OTCĐV đã được khẳng định, thiết lập một danh sách tên cây bao gồm tên Việt nam, tên khoa học và ghi chú các tên gọi khác và số hiệu của loài. Danh sách tên cây này được lưu trong túi hồ sơ của OTCĐV.

- Số của các cây bị chết không được dùng lại để tránh nhầm lẫn khi xử lý số liệu. Các cây tái sinh bổ sung vào cấp kính đầu tiên được đánh số hiệu với các số mới chưa sử dụng trong ô.

- Định kỳ hàng năm trước mùa mưa bão số cây thường được kiểm lại để tránh trường hợp bị mờ số. Và cũng để kiểm tra những cây có dấu hiệu chết thường xuyên (chết tự nhiên).

20

Số liệu sử dụng trong đề tài này được đo đếm lặp lại 2 lần: lần 1 vào năm 2009 và lần 2 vào năm 2014. Đề tài được phép sử dụng nguồn số liệu này để thực hiện các nội dung nghiên cứu. Các loài ưu thế được chọn để xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính là các loài có dung lượng mẫu quan sát từ 100 cây trở lên, trong đó sẽ sử dụng 85% số cây để xây dựng mô hình và 15% số cây không tham gia xây dựng mô hình để kiểm nghiệm mô hình.

* Đo đường kính ngang ngực (D1,3): Dụng cụ đo dường kính là thước đo vanh có độ chia đến mm. Để tránh sai số giữa các lần đo khác nhau, điểm đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3m được đánh dấu lâu dài bằng một vòng sơn đỏ (sao cho ít nhất có thể lưu lại đến lần đo sau); điểm đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3m được xác định như sau:

- Đối với những cây một thân và không có bạnh vè điểm đo đường kính được qui ước ở vị trí 1,3m từ mặt đất lên. Nếu cây nằm trên sườn dốc thì điểm để xác định vị trí 1,3m nằm ở phía trên dốc (Hình 2.3a); trong trường hợp cây nghiêng thì xác định phía bên trong (xem Hình 2.3b).

- Đối với cây hai thân có điểm chia thân nằm ở dưới độ cao 1,3m thì được coi là hai cây để đo đường kính (xem Hình 2.3c).

- Đối với cây có bạnh vè điểm đo đường kính được qui ước là ở phía trên điểm kết thúc bạnh vè 1m (xem Hình 2.3d).

21 1,3m a 1,3m b 1,3m 1m c d

Hình 2.3: Xác định điểm đo đường kính D1.3

Đơn vị đo đường kính (chu vi) thân cây là cm, lấy chính xác đến mm tức là sau dấu phẩy một số thập phân; ví dụ: 145,4 cm, 76,2 cm…

* Đo chiều cao vút ngọn: Dùng dụng cụ quang học để đo chiều cao (Blume-Leiss hoặc thước đo cao laser Sunto). Việc đo chiều cao trong rừng rậm nhiệt đới bằng dụng cụ quang học là rất khó khăn vì các lý do: thiếu ánh sáng, rất khó xác định được đỉnh sinh trưởng của cây để chọn điểm đo..., cho nên sai số trong đo chiều cao là rất lớn. Chính vì thế không nhất thiết phải đo Hvn của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn, mà chỉ cần đo đại diện một số cây trong các cấp kính. Đơn vị đo chiều cao của cây là m lấy chính xác đến dm (đối với lớp cây tầng cao).

* Phân cấp vị thế tầng tán (PC): Tầng tán của cây đo được phân thành 5 cấp theo Dawkins (1985) với các tiêu chí như ở Hình 2.4. Hệ thống phân loại này tuy mang tính chủ quan nhưng tỏ ra phù hợp và đáng tin cậy, và có tương quan rất chặt với tốc độ tăng trưởng. PC nhận các giá trị biến thiên từ 1 đến 5.

22

Căn cứ theo tiêu chí mô tả ở Hình 2.4 ghi vào biểu cấp tầng tán của cây đo số ký hiệu của tầng.

5 Tầng trội (Emergent): Mặt phẳng của tán cây phơi hoàn toàn theo chiều thẳng đứng và không bị cạnh tranh ở các bên trong phạm vi ít nhất là 90o theo hình nón lộn ngược so với nền tán cây.

4 Tầng được chiếu sáng hoàn toàn trên mặt tán (Full overhead light): Mặt phẳng của tán hoàn toàn phơi ra theo chiều thẳng đứng nhưng liền kề với những tán cây khác với góc bằng hoặc lớn hơn 90o so với hình nón tán lá.

3 Tầng được chiếu sáng một phần trên mặt tán (Some overhead light): Một phần của mặt phẳng tán được phơi ra theo chiều thẳng đứng và một phần khác bị che bởi tán cây khác.

2 Tầng được chiếu sáng một phần bên cạnh (Some side light): Mặt phẳng của tán hoàn toàn bị che theo chiều thẳng đứng nhưng vẫn nhận được ánh sáng trực tiếp từ một vài cạnh bên

1 Tầng bị che sáng hoàn toàn (No direct light): Mặt phẳng của tán hoàn toàn bọ che kín theo chiều thẳng và cả các bên.

23

* Đánh giá chất lượng cây: Chất lượng cây được đánh giá theo 3 cấp và ký hiệu

là A, B, C. Tiêu chí để đánh giá chất lượng cây gỗ lớn có D1.3 ≥ 10 cm là:

+ Loại A: Thân cây thẳng, tròn đều, chiều cao dưới cành chiếm lớn hơn 50% chiều cao vút ngọn; không lỗi gỗ (không cành mấu to, sâu bệnh,…), hình thái lá từ loại 4 trở lên.

+ Loại B: Thân không được thẳng đều như loại A, chiều cao dưới cành lớn hơn 50% chiều cao vút ngọn; ít lỗi gỗ (ít cành mấu to, sâu bệnh,...); hình thái tán là từ loài 3 trở lên.

+ Loại C: Thân cong queo, chiều cao dưới cành thấp hơn 50% chiều cao vút ngọn; có nhiều lỗi gỗ.

* Phân loại trạng thái rừng khu vực nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân loại theo Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hàm tăng trưởng đường kính cho các loài cây ưu thế trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại kon hà nừng​ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)