Bảng 3.4. Kết quả ước lượng các tham số của mô hình tăng trưởng đường kính TT Loài a b c R2 RSS AIC S% n 1 Giổi nhung -6.823 0.565 -0.042 0.35 41463 1074.8 4.8 200 2 Trâm vối -7.641 1.126 0.015 0.283 78587 1102.2 5.8 180 3 Trường quánh -7.642 1.342 -0.109 0.35 78279 998.9 9.1 160 4 Dâu móc -8.149 0.828 0.245 0.546 40741 848.7 7.1 150 5 Hoắc quang -8.371 1.478 -0.01 0.291 65947 920.9 7.4 150 6 Dẻ trắng -8.766 0.95 0.321 0.598 33470 774.7 4.8 140 7 Gội nước -8.801 0.902 0.363 0.59 48462 777.7 5.9 130 8 Chôm chôm -8.074 0.975 0.188 0.534 31591 676.8 9.4 120 9 Dung trứng -6.454 0.612 0.141 0.178 33918 685.3 4.1 120 10 Nhọc -8.1 0.631 0.4 0.467 40528 658 7 110 11 Xoay -7.536 1.184 -0.383 0.519 32396 633.4 8.2 110 12 Kháo hoa thưa -5.641 0.376 0.075 0.038 32441 586.2 4.9 100 13 Trâm trắng -8.728 0.926 0.275 0.571 31468 583.2 5.5 100 14 Ràng ràng mít 7.714 1.412 -0.086 0.489 31434 583 7.9 100 15 Trâm vỏ đỏ -8.213 0.872 0.225 0.443 36054 596.8 5.7 100 16 Chòi mòi -7.848 1.007 -0.04 0.21 52772 634.9 4.9 100 17 Dẻ đỏ -7.696 0.57 0.29 0.566 17646 483.1 3.7 90 18 Cò ke -8.766 1.596 -0.078 0.463 60074 593.3 15.7 90 19 Ngát -7.81 0.958 0.029 0.455 26388 519.3 3.9 90
Kết quả phân tích hồi quy để ước lượng các tham số của mô hình tăng trưởng đường kính và các chỉ tiêu thống kê được tập hợp tại bảng 3.4 (chi tiết tại phụ lục 2 kết quả phân tích hồi quy của 19 loài). Các tham số của mô hình đều tồn tại trên tổng thể với Sig<0,05 (xem phụ lục 2). Hệ số xác định của mô hình R2 biến động từ 0,038 (Kháo hoa thưa) đến 0,598 (Dẻ trắng) là tương đối thấp.
35
Tuy nhiên vì hàm (2.9) đã được tuyến tính hóa, các biến của mô hình không phải là số liệu gốc, nên hệ số xác định không phải là chỉ tiêu để đánh giá độ chính xác của mô hình. Luận văn đã sử dụng các chỉ số thống kê như RSS, AIC và S% để đánh giá độ chính xác của mô hình. Chỉ số RSS biến động từ 17.646 (Dẻ đỏ) đến 78.587 (Trâm vối). Chỉ số AIC biến động từ 483.1 (Dẻ đỏ) đến 1.102,2 (Trâm vối). Chỉ số S% thấp nhất là 3,7 (Dẻ đỏ) và cao nhất là 15,7 (Cò ke). Chỉ số S% thể hiện độ chênh lệch giữa trị số quan sát và trị số dự đoán lý thuyết bằng mô hình, nó cho chúng ta thấy mô hình dự đoán bám khá sát các giá trị lý thuyết, chênh lệch bình quân cao nhất là đối với loài Cò ke với 15,7%, các loài còn lại đều có giá trị chênh lệch giữa trị số quan sát và trị số dự đoán trung bình đều dưới 10% . Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng đường kính được sử dụng là khá phù hợp. Điều này sẽ được khẳng định rõ hơn khi sử dụng số liệu của các cây không tham gia xây dựng mô hình để kiểm tra.
Từ các tham số mô hình đã ước lượng ở bảng 3.3 và 3.4, chúng ta có thể ước lượng được tăng trưởng đường kính của các loài theo phương trình:
Zd=((k+m*PC)-d)*exp(-a+b*ln(d)+c*PC)
Thay các tham số k, m, a, b và c vào phương trình này sẽ ước lượng được tăng trưởng đường kính Zd theo đường kính d và vị thế tán PC. Kết quả tính toán cho 19 loài được thể hiện ở các biểu đồ sau:
39
45
Hình 3.1. Tăng trưởng đường kính của các loài theo vị thế tán.
Từ các biểu đồ thể hiện tăng trưởng đường kính của các loài ở hình 3.1 cho thấy:
Tăng trưởng đường kính của một loài có thể dự đoán được bằng các tham số đường kính của cây tại thời điểm đo và vị thế tán của từng cây cá thể.
Tăng trưởng đường kính phụ thuộc rất mạnh vào vị thế tán (vị thế xã hội) của cây các biểu đồ hình 3.1 cho thấy rõ tăng trưởng chậm nhất là các cây có vị thế xã hội 1 và tăng dần khi vị trí xã hội tăng lên cao nhất ở nhóm các cây có vị thế 5.
Tăng trưởng của đường kính ở tất các loài và các vị thế đều tăng khi đường kính tăng lên; khi đường kính tăng lên cho đến một đường kính nhất định thì Zd đạt cực đỉnh, sau đó khi đường kính tăng lên thì Zd sẽ giảm xuống và đạt giá trị 0 tại đường kính cực đại (Dmax).
Đường kính tại đó Zd đạt cực đại đối với các loài khác nhau thì khác nhau, ví dụ đối với loài Giổi nhung Zd đạt cực đại tại d=50 cm ở vị thế tán 5; 45 cm tại vị thế tán 4; 35 cm ở vị thế tán 3; 25 cm ở vị thế tán 2 và 15 cm ở vị thế tán 1(xem sơ đồ của loài Giổi nhung).
46
Từ kết quả này có thể xác định được đường kính khai thác hợp lý đối với từng loài, đó là đường kính mà lượng tăng trưởng về đường kính bắt đầu giảm.