7. Cấu trúc của đề tài
1.3.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Hiện nay, xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau mà có những cách diễn đạt khác nhau về NL GQVĐ:
- Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016) [6]:
+ “NL GQVĐ một cách sáng tạo, được khảo sát ở PISA 2012, là NL của một cá nhân trong quá trình nhận thức nhằm hiểu và giải quyết các tình huống CVĐ không có sẵn lời giải đáp. NL này bao gồm sự tự nguyện tham gia vào các tình huống như trên để phát huy tiềm năng của các nhân đó như một công dân biết đóng góp cho xã hội và biết phản ánh nhận thức của chính mình” ;
+ “NL hợp tác GQVĐ, được khảo sát ở PISA 2015, là NL của một cá nhân khi tham gia hiệu quả vào một quá trình GQVĐ cùng với hai thành viên trở lên bằng cách chia sẽ hiểu biết và những nỗ lực cần thiết để tìm ra giải pháp, đồng thời đóng góp vồn kiến thức, NL và nỗ lực của mình để hiện thức hóa giải pháp đó”.
- Tài liệu hội thảo Xây dựng chương trình GDPT theo định hướng phát triển NL HS (2014) đưa ra định nghĩa: “NL GQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống VĐ mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” [2].
- Theo các tác giả Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017):
“NL GQVĐ của HS THPT là khả năng của một HS phối hợp vận dụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong chương trình THPT để giải quyết thành công các tình huống CVĐ trong học tập và trong cuộc sống của các em với thái độ tích cực” [12].
Trên cơ sở phân tích các ý kiến trên, chúng tôi hiểu: NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân sử dụng hiệu quả các kiến thức, kĩ năng, thái độ, … để giải quyết những tình huống CVĐ mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường.