Kết quả điều tra thông qua phiếu phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 48)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.3. Kết quả điều tra thông qua phiếu phỏng vấn

Để tìm hiểu và định hướng cho quá trình thiết kế tiến trình tổ chức và lựa chọn nội dụng hoạt động STEM, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu hiện thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thông qua phiếu phỏng vấn và chúng tôi thu được kết quả như sau:

a) Đối với GV

- Với câu hỏi “Thầy (cô) đã được tập huấn về giáo dục STEM chưa?” Kết quả thu được cho thấy 40/75 GV (chiếm xấp xỉ 53,3 %) được phỏng vấn cho biết: Chưa được tập huấn về Giáo dục STEM; 35/75 GV (chiếm xấp xỉ 46,7%) được phỏng vấn cho biết đã được tập huấn về Giáo dục STEM. Kết quả này chứng tỏ giáo dục STEM ở Tuyên Quang đã được quan tâm.

Chưa được tập huấn Đã được tập huấn

Hình 1.3. Thực trạng tập huấn của GV về giáo dục STEM

- Với câu hỏi “Theo thầy cô, có cần tổ chức hoạt động giáo dục STEM để triển khai dạy học chương trình phổ thông mới cấp THCS không?

Kết quả thu được như sau: 11/75 GV (chiếm xấp xỉ 14,7%) được hỏi nói không cần; 30/75 GV (chiếm 40%) được hỏi nói cần; 7/75 GV (chiếm xấp xỉ

9,3%) được hỏi có ý kiến bình thường; 37/75 GV (chiếm xấp xỉ 49%) được hỏi nói rất cần. Kết quả này cho thấy sau khi giáo viên hiểu về giáo dục STEM thì họ thấy sự cần thiết của việc áp dụng STEM vào dạy học.

Hình 1.4. Ý kiến của GV về việc cần tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường THCS

- Với câu hỏi “Thầy (cô) đã vận dụng dạy học theo định hướng giáo dục

STEM chưa?”

Kết quả thu được như sau: 20/75GV (chiếm 26,7%) được hỏi cho biết thỉnh thoảng áp dụng; 55/75 GV (chiếm 73,3%) được hỏi chưa bao giờ áp dụng. Kết quả này cũng phản ánh các giáo viên được phỏng vấn chưa được tiếp cận nhiều với giáo dục STEM.

Hình 1.5. Thực trạng về việc vận dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM

- Với câu hỏi “Theo thầy (cô) việc vận dụng giáo dục STEM trong dạy học gặp khó khăn gì?”

Kết quả thu được như sau:

+ 41/75 (chiếm 54,6%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ thời gian thực hiện.

+ 60/75 (chiếm 80,0%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ phương tiện dạy học.

+69/75 (chiếm 92%) GV được phỏng vấn cho biết: Mất nhiều thời gian thiết kế hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM.

+75/75 (chiếm 100%) GV được phỏng vấn cho biết: Học sinh sẽ rất hứng thú với cách dạy này vì học sinh được vận dụng những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn và được tự tay thiết kế, chế tạo những sản phẩm, được trải nghiệm...

+2/75 (chiếm 2,7%) GV được phỏng vấn cho biết: Không phù hợp với trình độ của HS. 0 20 40 60 80 100 120 Không đủ

thời gian phương tiện Không đủ Mất nhiều thời gian HS rất hứng thú hợp trình độ Không phù HS

Hình 1.6. Những khó khăn trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Quá trình đánh giá, thi cử ở Việt Nam hiện nay chưa quan tâm tới hoạt động STEM (năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, tư duy sáng tạo...), nhiều giáo viên chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thiết kế các hoạt động STEM, tổ chức hoạt động giáo dục STEM, cũng chưa biết rõ cách đánh giá HS thông qua hoạt động này

b) Đối với HS

- Với câu hỏi “Các thầy (cô) sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật trong dạy học không?”

Kết quả thu được: 17/126 HS (chiếm 13,5%) được hỏi cho biết thỉnh thoảng thầy (cô) có sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật trong dạy học;

92/126 HS (chiếm 73%) nói rằng thầy (cô) thường xuyên sử dụng; 17/126 HS (chiếm 13,5%) nói rất thường xuyên. Kết quả này cho thấy GV sử dụng thí nghiệm, ứng dụng kĩ thuật vào quá trình dạy học Vật lí là thường xuyên. Trong thực tế khi trao đổi thêm với HS thì các em cho biết chủ yếu các thầy (cô) dùng thí nghiệm biểu diễn, các video hoặc thí nghiệm mô phỏng trong quá trình dạy học. HS rất ít được làm các thí nghiệm thực hành.

Hình 1.7. Mức độ sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kĩ thuật trong dạy học

- Với câu hỏi số 2: “Em có thích các giờ học có sử dụng thí

nghiệm/ứng dụng kĩ thuật không?”

Kết quả thu được: 11/126 HS (chiếm 8,7%) được hỏi cho biết bình thường; 40/126 HS (chiếm 31,7%) nói rằng thích; 75/126 HS (chiếm 59,6%) nói rất thích.

Kết quả này cho thấy: HS rất hào hứng khi được học các giờ có thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật.

- Với câu hỏi số 3: “Em có thích học lý thuyết gắn liền với việc trải

nghiệm không?”

Kết quả thu được: 39/126 HS (chiếm 31%) được hỏi cho biết bình thường; 55/126 HS (chiếm 43,6%) nói rằng thích; 32/126 HS (chiếm 25,4%) nói rất thích.

Kết quả này cho thấy: Các em mong muốn được trải nghiệm thực tế và muốn tự tay làm một thí nghiệm hay chế tạo một sản phẩm... Hầu hết các HS đều tỏ ra thích thú với giờ học thí nghiệm, giờ học được sự trải nghiệm, các giờ học theo định hướng giáo dục STEM.

Hình 1.9. Ý kiến của HS về việc học lý thuyết gắn với trải nghiệm

- Với câu hỏi số 4: “Em có muốn áp dụng lý thuyết đã học để chế tạo

ra sản phẩm gắn với thực tiễn không?”

Kết quả thu được: 23/126 (chiếm 18,3%) HS được hỏi cho biết không muốn; 0/126 (chiếm 0%) HS được hỏi cho biết bình thường; 48/126 (chiếm 38,1%) HS nói muốn; 65/126 (chiếm 51,6%) HS nói rất muốn.

Hình 1.10. Ý kiến của HS về việc áp dụng học lý thuyết đã học để chế tạo ra sản phẩm gắn với thực tiễn

Kết quả này cho thấy: Các em rất mong sau khi học lý thuyết thì được liên hệ, được áp dụng vào thực tiễn, có như vậy việc học lý thuyết mới có mục đích rõ ràng.

- Với câu hỏi số 5: “Em có nguyện vọng gì trong các giờ học môn Vật lí?” Kết quả thu được: 36/126 HS (chiếm 28,6%) được hỏi cho biết giữ nguyên; 44/126 HS (chiếm 34,9%) nói muốn tăng cường việc sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật; 46/126 HS (chiếm 36,5%) nói rất muốn tăng cường việc sử dụng thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật/trải nghiệm.

Hình 1.11. Nguyện vọng của HS trong các giờ học môn Vật lí

Kết quả này cho thấy: Các em không những mong muốn được ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn mà còn muốn các thầy cô tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và tăng cường trải nghiệm.

Căn cứ vào kết quả điều tra, căn cứ vào xu thế phát triển của giáo dục, mô hình giáo dục của các nước phát triển dựa trên lăng kính chủ quan của bản thân đã thôi thúc tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ chức dạy học chủ đề

"Trái Đất và Bầu trời" trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 của luận văn này, chúng tôi đã trình bày: - Các nghiên cứu trong và ngoài nước về giáo dục STEM; - Những cơ sở lí luận về giáo dục STEM;

- Quy trình thiết kế một chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM; - Các hoạt động của tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM; - Mục tiêu của giáo dục STEM là phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

- Chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn GV và HS ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang về giáo dục STEM và việc vận dụng STEM vào giảng dạy của GV. Qua đó, thấy được hiểu biết của các GV, HS về giáo dục STEM và sự cần thiết của phương pháp “dạy học theo định hướng giáo dục STEM” cho các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng.

Kết quả nghiên cứu ở chương này sẽ làm cơ sở để chúng tôi thiết kế các hoạt động dạy học và thiết kế phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ

TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 2.1. Vị trí, cấu trúc, nội dung kiến thức và mục tiêu kiến thức của chủ đề

2.1.1. Vị trí

Chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” nằm trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

2.1.2. Cấu trúc và nội dung kiến thức

Chủ đề này có số tiết chiếm 7% trên tổng số 140 tiết của môn Khoa học tự nhiên lớp 6 tương đương 10 tiết học.

2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề

Kiến thức Chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” trong chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, gồm các nội dung sau:

Tên chủ đề Nội dung kiến thức cơ bản

Trái Đất và Bầu trời

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Hệ Mặt Trời

- Ngân Hà

2.1.4. Mục tiêu về các yêu cầu cần đạt

Mục tiêu về các yêu cầu cần đạt của Chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” gồm các yêu cầu sau:

Nội dung Yêu cầu cần đạt - Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời - Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - Hệ Mặt Trời - Ngân Hà

- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. - Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

- Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

- Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2.2. Thiết kế dạy học chủ đề trái đất và bầu trời theo định hướng giáo dục Stem dục Stem

2.2.1. Lý do chọn chủ đề

Chủ đề Trái Đất và bầu trời có sự kết hợp không chỉ là kiến thức môn Vật lý, Hóa học, sinh học mà còn có cả kiến thức địa lý. Chủ đề có sức hấp dẫn riêng khi HS có cơ hội để tiếp cận với những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em như Mặt Trời, Mặt Trăng, hiện tượng ngày và đêm, nhật thực, nguyệt thực. Sau khi học xong chủ đề này, HS mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ mặt trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kỳ quay khác nhau. Từ đó các em có thể đưa ra các phương án thiết kế và thiết kế được mô hình mô phỏng hệ Mặt Trời tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được làm việc để kích thích tư duy sáng tạo, rèn các kỹ năng và phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh.

Từ cơ sở lý thuyết đã trình, chúng tôi lựa chọn và xây dựng chủ đề “Trái

Đất và bầu trời”

2.2.2. Mục tiêu của chủ đề

- HS trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ Mặt Trời. - HS thiết kế được mô hình hệ Mặt Trời.

- HS thuyết trình được, đưa ra được những phản biện về bản thiết kế và sản phẩm của nhóm mình cũng như các nhóm khác trong lớp.

- HS đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của mô hình đã thiết kế. - HS chế tạo được mô hình hệ Mặt Trời

- HS có kĩ năng làm việc cá nhân; Kĩ năng làm việc nhóm.

2.2.3. Phân phối thời gian cho các kiến thức của chủ đề

Chủ đề này dạy trong 10 tiết, nội dung chia ra như sau:

Nội dung Yêu cầu cần đạt Thời

lượng - Chuyển

động nhìn thấy của Mặt Trời

- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. - Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. 2 tiết - Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

- Thiết kế mô hình thực tế (hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt

Trăng trong Tuần Trăng. 2 tiết

- Hệ Mặt Trời

- Ngân Hà

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

- Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Thiết kế, chế tạo mô hình hệ Mặt trời

- HS trình bày được những kiến thức cơ bản về hệ Mặt Trời.

- HS thiết kế được mô hình hệ Mặt Trời.

- HS thuyết trình được, đưa ra được những phản biện về bản thiết kế và sản phẩm của nhóm mình cũng như các nhóm khác trong lớp.

- HS đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của mô hình đã thiết kế.

- HS chế tạo được mô hình hệ Mặt Trời

- HS có kĩ năng làm việc cá nhân; Kĩ năng làm việc nhóm.

3 tiết

Phân phối thời gian cho các hoạt động của 3 tiết học có yếu tố STEM (Thiế kế, chế tạo mô hình hệ Mặt Trời), cụ thể như sau:

Tiết Nội dung Thời gian

1

Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức nền 25 phút Hoạt động 2: Chuyển giao nhiệm vụ 15 phút

Hoạt động 3: Lập kế hoạch thực hiện 5 phút

2

Hoạt động 1: Báo cáo sản phẩm, thảo luận 30 phút Hoạt động 2: Thống nhất tiêu chí đánh giá 10 phút Hoạt động 3: Lập kế hoạch thực hiện 5 phút

3

Hoạt động 1: Báo cáo sản phẩm, thảo luận 30 phút

Hoạt động 2: Đánh giá 10 phút

Hoạt động 3: Nhận xét, kết luận 5 phút

2.2.4. Kiến thức STEM trong chủ đề

- Kiến thức toán học: Cách tính toán chi phí mô hình và đo kích thước mô hình, xử lý số liệu, ...

- Kiến thức kỹ thuật: Quy trình thiết kế mô hình hệ Mặt Trời đã học; Kiến thức về thiết kế và bản vẽ kĩ thuật.

2.2.5. Sản phẩm dự kiến

- Bản thiết kế về mô hình hệ Mặt Trời. - Mô hình hệ Mặt Trời.

2.2.6. Tiến hành hoạt động

TIẾT 1. CUNG CẤP KIẾN THỨC NỀN VÀ CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ

Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức nền (25 phút)

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

HS: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

HS: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí

HS: Mặt Trời là trung tâm,Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

1. Hệ Mặt Trời

Đọc và tìm hiểu trong tài liệu HD trả lời câu hỏi:

GV: Nêu khái niệm về hệ Mặt Trời? Mô tả về hệ Mặt Trời.

GV: Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa Mặt Trời

2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Quan sát video và cho biết: - Video trên nói về điều gì?

- Trong video trên khi người ta nói về các hành tinh trong hệ Mặt Trời người ta nhắc tới thông số nào?

a. Sao Thủy (Thủy Tinh)

Hoạt động của HS Trợ giúp của GV

HS: 58 triệu km

HS: Bán kính hành tinh 2437,7 km HS: Khối lượng 3,3022.1023 kg. HS: Quỹ đạo quay của nó xấp xỉ 116 ngày

Mặt Trời là bao nhiêu km?

GV: Nêu bán kính của hành tinh này?

Khối lượng của hành tinh này? Nêu quĩ đạo quay của Thủy Tinh?

Ngoài ra các hành tinh khác các em tự tìm hiểu về khoảng cách, bán kính, khối lượng, quĩ đạo của hành tinh đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề trái đất và bầu trời trong dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục stem​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)