Đặc điểm sinh thái tỉnh Bắc Kạ n Cơ hội để dạy học tích hợp GDBĐKH cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc kạn trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12​ (Trang 45 - 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Đặc điểm sinh thái tỉnh Bắc Kạ n Cơ hội để dạy học tích hợp GDBĐKH cho

học sinh

Bắc Kạn là một trong những địa phương có diện tích đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh chính là điều kiện thuận lợi tạo nên sự đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn. So với các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất (chiếm 95,3%). Ngoài khả năng cung cấp gỗ, tre, nứa, rừng của Bắc Kạn còn nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị và được coi là một trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc.

Sinh cảnh rừng kín trên núi đá vôi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 1.792 loài thực vật thuộc 723 chi, 189 họ, 70 bộ, 12 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch trong đó: 144 loài có tên trong các thang phân loại quý hiếm có nguy cơ đe dọa; 96 loài có tên trong Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 2013; 52 loài có tên trong Sách đỏ việt Nam năm 2007. Xác định được 84 loài thú thuộc 25 họ của 8 bộ và sinh cảnh sống của các loài, trong đó có 19 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2 loài ở bậc rất nguy cấp; 7 loài ở bậc nguy cấp). Khu hệ chim cũng khá đa dạng với 314 loài chim thuộc 39 họ của 15 bộ. Xác định khu hệ Lưỡng cư - Bò sát có 15 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam bậc nguy cấp trở lên; 04 loài trong danh lục đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế ở bậc nguy cấp trong tổng số 69 loài thuộc 17 họ của 4 bộ. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 1.091 loài côn trùng (có 14 côn trùng quý hiếm); 181 loài thực vật nổi, 61 loài và nhóm loài thuộc 14 họ, 5 bộ động vật nổi, 44 loài thuộc 12 họ, 3 bộ động vật đáy và 108 loài cá. Ngoài ra cũng ghi nhận được 57 loài động thực vật ngoại lai…

Sự đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Kạn được biểu hiện rõ nhất tại các khu rừng đặc dụng, bao gồm: 01 Vườn quốc gia và 02 Khu bảo tồn, đây là những nơi còn lưu giữ được tính đa dạng sinh học cao. Cụ thể, Vườn Quốc gia Ba Bể là một phức hệ sông, suối, hồ, rừng trên núi đá vôi, là nơi lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới. Trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể là hồ Ba Bể dài 7,5km, diện tích 450ha c ó vai trò phân lũ và điều hòa khí hậu trong vùng. Với kiến tạo đặc biệt của địa chất, địa hình, Vườn Quốc gia Ba Bể được đánh giá là Vườn Quốc gia có tính đa dạng sinh học bậc nhật trong số các Vườn Quốc gia của Việt Nam và được quốc tế quan tâm. Về thực vật, Vườn Quốc gia Ba Bể đã ghi nhận được 909 loài thực vật, nằm trong 517 chi, 149 họ, trong đó có có 16 loài nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam và 10 loài nằm trong danh lục sách đỏ quốc tế, điển hình như: Đinh, Lim xanh, Tô mộc, Sơn tuế, Hoàng đằng, Bình vôi đỏ, Kim tuyến, Hoàng thảo, Bảy lá một hoa… Về động vật cóc 423 loài, trong đó có 40 loài thú, 233 loài chim, 27 loài bò sát, 16 loài ếch nhái, 107 loài cá. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Ba Bể đã điều tra nhận diện được có 367 loài bướm, 553 loài côn trùng và 179 loài thực vật thủy sinh thuộc các ngành khác nhau.

Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích 4.150,21ha, được xác định có 515 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 348 chi, 114 họ và 4 ngành, là nơi phân bố của rất nhiều loài cây gỗ quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như: Nghiến, Sam vàng, Lát hoa, Đinh; các loài thuộc họ lan và nhiều loài dược liệu quí như Sa nhân, củ Bình vôi, Ba kích… Về khu hệ động vật có 223 loài động vật có xương sống, gồm 34 loài thú, 156 loài chim, 19 loài bò sát và 14 loài ếch nhái. Một số loài động vật rừng được ghi trong sách đỏ Việt Nam và danh mục sách đỏ thế giới.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có tổng diện tích 15.715,02ha, với 1.072 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 608 chi của 172 họ; 458 loài động vật thuộc 99 họ, 28 bộ thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái. Ngoài ra, Khu bảo tồn còn là nơi sinh sống của gần 40 loài dơi các loại, với số lượng trên 35.000 nghìn cá thể đếm được trong 1 hang, nên đây được xem là một trong những hang có số loài dơi cư trú cao nhất đã từng ghi nhận được ở khu vực Đông Nam Á.[59]

Với sự đa dạng của hệ sinh thái tỉnh Bắc Kạn, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nội dung GDBĐKH cho học sinh trong toàn tỉnh. Các em học

sinh không chỉ được học lý thuyết mà có thể nhận thấy được sự tác động của môi trường đến sinh vật trong chính cuộc sống hàng ngày của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc kạn trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12​ (Trang 45 - 47)