Biến đổi khí hậu và giáo dục biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc kạn trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12​ (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Biến đổi khí hậu và giáo dục biến đổi khí hậu

- Khí hậu: Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc vài trăm năm và lâu hơn. Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Ví dụ Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, khí hậu còn bao gồm cả những thông tin về các sự kiện thời tiết khắc nghiện (như bão, mưa lớn, những đợt nắng nóng vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông) xảy ra tại một vùng địa lý cụ thể. Đây chính là những thông tin giúp chúng ta phân biệt khí hậu của những vùng có những điều kiện thời tiết trung bình tương tự nhau.[32]

- Thành phần của khí hậu: Từ các định nghĩa trên cho thấy, thành phần cơ của khí hậu ở một khu vực nào đó được tạo nên bởi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, mây, gió… Trong các yếu tố thành phần của khí hậu, đáng chú ý là nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió.[32]

* Các yếu tố cơ bản hình thành khí hậu

Theo Trần Công Minh (2007), Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2009), Lê Văn Khoa và cộng sự (2012), Hoàng Ngọc Oanh và cộng sự (2013), khí hậu được hình thành bởi các vòng tuần hoàn cơ bản, đó là tuần hoàn nhiệt, tuần hoàn ẩm và hoàn lưu khí quyển. Đó chính là các yếu tố hình thành khí hậu [20]

- Biến đổi khí hậu:

+ Khái niệm: BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về GDBĐKH tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992). Nói một cách khác, GDBĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. [4][6][9]

+ Biểu hiện:

- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,740C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Theo dự báo, nhiệt độ trung

bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,40C tới năm 2100, đạt mức chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua. Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,70C. Dự báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 20C vào năm 2020 và từ 1,5 - 20C vào năm 2070 [4][6][7][9].

- Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương. Trong thế kỷ XX, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm; chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm. Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại dương thế giới. Dự báo đến giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999.

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.

- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.

* Đặc điểm của GDBĐKH toàn cầu

- Diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó đảo ngược;

- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực có liên quan đến sự sống và hoạt động của con người;

- Cường độ ngày một tăng và hậu quả khó lường trước;

- Là nguy cơ lớn nhất của con người phải đối mặt với tự nhiên trong lịch sử phát triển của mình.

+ Nguyên nhân:

- Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây, như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm.

- Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, chặt phá rừng và cháy rừng... cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật...[2][8][11]

- Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay trên Trái Đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc kạn trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12​ (Trang 27 - 29)