Giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 36 - 40)

Do hạn chế nguồn dữ liệu cũng như cơ sở lý thuyết nên mô hình không xét đến các yếu tố định tính như: thương hiệu ngân hàng, môi trường pháp lý,… mà chỉ xây dựng mô hình và tác động của các chỉ tiêu tài chính được xây dựng từ các lý thuyết như sau:

Các chỉ tiêu về nguồn vốn (Capital ratio):

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng đối mặt với các khó khăn tài chính và khả năng tăng thu nhập (Erdogan,2008). Heffernan and Fu (2008) cho rằng tỉ lệ nguồn vốn yếu kém cho thấy ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Mặt khác, ngân hàng với tỷ lệ nguồn vốn mạnh lại bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Berger et al.(2008) cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ tăng khả năng đúng vững trên thị trường, có vị trí và thương hiệu tốt. Ngược lại, Schaeck và Cihak (2007) khảo sát cho kết quả các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao thường ít vị trí trên thị trường hơn.

Giả thuyết 1: Ngân hàng với tỷ lệ vốn cao sẽ có ít cơ hội xếp hạng vào nhóm tốt hơn và ngược lại.

Theo Heffernan and Fu (2008) cho rằng tỷ lệ cho vay cao cho thấy ngân hàng hoạt động tốt, tăng thu nhập từ lãi vay. Mặt khác, tỷ lệ này quá cao tức tăng trưởng nóng sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng và chất lượng tài sản kém đi.

Giả thuyết 2: Ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao sẽ có cơ hội xếp hạng vào nhóm tốt hơn và ngược lại.

Ongoro and Kussa (2013) cho rằng tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng danh mục đầu tư cũng như tình trạng hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng hoạt động tốt hơn. Phan (2013) cũng cho rằng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ có nguy cơ đối mặt với khả năng mất vốn.

Giả thuyết 3: Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp có cơ hội xếp loại vào nhóm tốt hơn.

Erdogan (2008) cũng sử dụng tỷ lệ tài sản cố định để đánh giá chất lượng tài sản. Tỷ lệ tài sản cố định cao tức khả năng sử dụng vốn để tăng lợi nhuận thấp, dẫn đến chất lượng hoạt động không tốt.

Giả thuyết 4: Ngân hàng có tỷ lệ tài sản cố định càng cao thì có ít cơ hội xếp hạng vào nhóm tốt hơn.

Khả năng thanh khoản:

Theo Heffernan and Fu (2008) Ngân hàng sẽ đối mặt với lựa chọn giữa bỏ qua lợi nhuận từ đầu tư hoặc rủi ro thiếu tiền trong xử lý các giao dịch rút tiền mặt khi hệ số thanh khoản thấp.

Giả thuyết 5: Ngân hàng có hệ số thanh khoản cao sẽ có cơ hội xếp hạng nhóm tốt hơn và ngược lại.

Tỷ suất lợi nhuận:

Theo Phan (2013), lợi nhuận cao cho thấy khả năng sử dụng vốn và tài sản tốt để tăng lợi nhuận cho ngân hàng tốt. Từ đó cải thiện năng lực tài chính của ngân hàng.

Giả thiết 6: Ngân hàng với lợi nhuận càng cao sẽ có cơ hội xếp hạng và nhóm tốt hơn.

Cấu trúc lợi nhuận-chi phí:

Theo Erdogan (2008) sử dụng tỷ lệ trích lập dự phòng để mô tả đặc tính này. Kumbirai and Webb (2010) cho rằng cơ cấu lợi nhuận- chi phí tốt thể hiện ngân hàng hoạt động tốt hơn. Thể hiện qua các chỉ tiêu: Thu nhập từ lãi, Thu nhập ngoài lãi, tổng thu nhập và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro.

Giả thuyết 7: Ngân hàng có cơ cấu lợi nhuận-chi phí tốt có cơ hội xếp hạng nhóm nhóm tốt hơn.

Giả thuyết 8: Ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao sẽ có cơ hội xếp hạng nhóm tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, ở chương 2, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về lý thuyết phân tích tài chính ngân hàng, xếp hạng tín nhiệm, phương thức xếp hạng tín nhiệm ngân hàng theo quan điểm của ngân hàng nhà nước và theo tổ chức VCCI. Ngoài ra, luận văn đã đưa ra các giả thuyết liên quan các chỉ tiêu tài chính: vốn chủ sở hữu, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cấu trúc lợi nhuận- chi phí tác động như thế nào đến kết quả xếp hạng của ngân hàng từ các lý thuyết đã nghiên cứu trước nhằm xây dựng khung lý thuyết và các chỉ tiêu tài chính cho việc xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Toàn bộ nội dung này được dùng làm cơ sở cho việc phân tích chi tiết ở các chương tiếp theo. Tiếp theo chương 3 sẽ đi chi tiết phương pháp nghiên cứu bao gồm: mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu và mẫu.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, đề tài sẽ trình bày cách xây dựng mô hình nghiên cứu, lựa chọn các biến phụ thuộc, độc lập, mô tả biến, cách lấy dữ liệu và phương pháp hồi quy để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)