quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM năm 2012
Qua phân tích hồi quy Logit thứ tự cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu thu được và kết quả ban đầu cho thấy xác suất mỗi NHTM Việt Nam được xếp loại vào nhóm xếp hạng nào phụ thuộc 6 chỉ tiêu tài chính là 6 biến độc lập trong mô hình giới hạn R3. Từ đó xác định được phương trình hồi quy như sau:
Y = 40.1907*X2 - 14.694*X4 + 53.57756*X5 -71.4161*X7 -292.103*X9 - 183.593*X15
Từ mô hình ta tính toán được xác suất được xếp loại vào nhóm xếp hạng từ I đến IV của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam. So sánh với xếp loại của VCCI ta thấy được mức độ chính xác của các mô hình khá cao. Mặc dù mô hình không giới hạn có tỷ lệ trùng khớp cao hơn tuy nhiên chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến kết quả xếp hạng của ngân hàng, điều mà mô hình không giới hạn biến không thể hiện được. Vì vậy, chúng ta lựa chọn mô hình giới hạn biến để phân tích. Chi tiết kết quả xếp hạng theo mô hình U4 và R3 như sau:
Bảng 4.16: Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM theo mô hình U4
MÔ HÌNH U4
STT Ngân hàng Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Xếp
hạng VCCI
2 BIDV -11.0113 I I 3 DongA Bank -14.9676 I I 4 Eximbank -11.1591 I I 5 MB -9.3728 I I 6 Sacombank -8.6766 I I 7 Techcombank -6.3154 I I 8 Vietcombank -12.2390 I I 9 VietinBank -9.5727 I I 10 Bac A Bank -4.09761 II II 11 HDBank -2.78384 II II
12 Maritime Bank -0.66213 III II
13 OCB -4.81783 II II 14 Saigonbank -3.58973 II II 15 Southern Bank -5.4287 II II 16 PG Bank -2.17959 II II 17 VIB -4.32536 II II 18 VietABank -1.51231 II II
19 ABBank -0.82586 III III
20 Baoviet Bank 12.28091 III III
21 DaiABank 4.022988 III III
22 Habubank -0.18153 III III
23 Kienlong Bank 0.487263 III III
24 MHB 2.738342 III III
25 NamABank 10.49834 III III
26 Navibank 4.603709 III III
27 OceanBank -6.46801 I III
28 SHB 5.743726 III III
29 VPBank 9.833176 III III
30 MDB 16.17943 IV IV
31 VietBank 21.57484 IV IV
Bảng 4.17: Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM theo mô hình R3 MÔ HÌNH R3 STT Ngân hàng Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Xếp hạng VCCI 1 ACB -6.1954 I I 2 BIDV -10.3214 I I 3 DongA Bank -12.1310 I I 4 Eximbank -8.8848 I I 5 MB -10.8629 I I 6 Sacombank -10.8080 I I 7 Techcombank -5.8339 II I 8 Vietcombank -9.3055 I I 9 VietinBank -10.6685 I I 10 Bac A Bank -2.3019 II II 11 HDBank -2.28564 II II
12 Maritime Bank -1.50429 III II
13 OCB -4.33589 II II 14 Saigonbank -5.10259 II II 15 Southern Bank -5.42547 II II 16 PG Bank -2.85673 II II 17 VIB -3.64042 II II 18 VietABank -1.16102 III II 19 ABBank -3.2321 II III
20 Baoviet Bank 7.939665 IV III
21 DaiABank 1.739708 III III
22 Habubank -0.3329 III III
23 Kienlong Bank -0.39742 III III
24 MHB 0.146539 III III
25 NamABank 3.029318 III III
26 Navibank -1.51757 III III
27 OceanBank -5.56381 II III
28 SHB 0.28103 III III
30 MDB 13.90765 IV IV
31 VietBank 8.212749 IV IV
32 Western Bank 7.956159 IV IV
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ phân phối kết quả xếp hạng tín nhiệm của 32 NHTM Việt Nam
4.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thương mại
4.3.1. Chỉ tiêu vốn
Luận văn không tìm thấy bằng chứng cho rằng chỉ tiêu vốn lưu động ròng (Net working capital-X3) có ảnh hưởng đến xếp hạng của ngân hàng. Nguyên nhân có thể là do sự khác nhau trong vòng quay vốn lưu động của các ngân hàng, mặt khác các ngân hàng vẫn phải báo cáo dòng tiền tại thời điểm cuối mỗi năm, do đó khó có thể xác định được dấu hiệu của sự ảnh hưởng từ chỉ tiêu này đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. -00.015 -00.010 -00.005 00.000 00.005 00.010 00.015 00.020
Biểu đồ : Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các NHTM
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV
Tuy nhiên, cấu trúc nguồn vốn bao gồm tổng thu nhập và vốn chủ sở hữu (chỉ tiêu X1 và X2) có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. Điều này giống như dự đoán theo quan điểm của Schaeck and Cihak (2007). Chính xác là các ngân hàng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu và thu nhập trên tổng tài sản hoặc nợ phải trả càng cao thì có xác suất cao hơn được xếp loại vào nhóm xếp hạng thấp hơn.
Giả thiết 1b: Ngân hàng với tỷ lệ vốn cao sẽ ít có cơ hội xếp hạng vào nhóm tốt hơn và ngược lại.
4.3.2. Chỉ tiêu chất lượng tài sản
Luận văn tìm ra bằng chứng chứng minh mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu cho vay (X4) và tỷ lệ nợ xấu (X5) đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. Sự ảnh hưởng này đúng như dự đoán ban đầu: Các ngân hàng có khả năng mở rộng cho vay tốt hơn cũng như giảm nợ xấu trong cho vay có xác suất được xếp loại vào phân hạng tốt hơn.
Giả thiết 2: Ngân hàng có tỷ lệ cho vay cao sẽ có cơ hội xếp hạng vào nhóm tốt hơn và ngược lại.
Giả thiết 3: Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp có cơ hội xếp loại vào nhóm tốt hơn.
Tuy nhiên, luận văn không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy sự ảnh hưởng của tỷ lệ tài sản cố định đến kết quả xếp hạng của ngân hàng.
4.3.3. Chỉ tiêu khả năng thanh khoản
Luận văn cũng tìm ra bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chỉ tiêu khả năng thanh khoản (X7 và X8) đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. Kết quả trên hoàn toàn nằm trong dự đoán: Các ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt là ngân hàng ổn định và có cơ hội cao hơn để được xếp loại vào nhóm xếp hạng tốt hơn. Khả năng thanh khoản tốt thể hiện ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách khàng. Vì thế, các ngân hàng nằm trong phân hạng cao hơn
thường duy trì tỷ lệ tài sản lỏng (tài sản có tính thanh khoản tốt) ở mức cao hơn để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Đó là chứng minh trong quan điểm của Phan (2013).
Giả thiết 5: Ngân hàng có hệ số thanh khoản cao sẽ có cơ hội xếp hạng nhóm tốt hơn và ngược lại.
4.3.4. Chỉ tiêu lợi nhuận
Tương tự như tính thanh khoản, tỷ suất lợi nhuận được xác định bởi thu nhập trên tổng tài sản (X9) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận càng cao thì cơ hội được xếp loại vào nhóm xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu (X10) thì không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng của ngân hàng. Chỉ tiêu X9 phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản mà ngân hàng nắm giữ bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nhưng chỉ tiêu X10 chỉ trình bày khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu.
4.3.5. Cấu trúc thu nhập và chi phí
Kết quả cho thấy rằng hầu hết các chỉ tiêu về cấu trúc lợi nhuận-chi phí là không có ý nghĩa trong mô hình hay không có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của ngân hàng ngoại trừ chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng cho vay (X15). Chỉ tiêu này là một phần chi phí ngân hàng trích lập để đảm bảo rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Như dự đoán, các ngân hàng có khả năng tốt hơn trong việc quản lý rủi ro sẽ được xếp loại vào nhóm xếp hạng cao hơn.
Giả thiết 8: Ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao sẽ có cơ hội xếp hạng nhóm tốt hơn.
4.4. Phân tích kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại Việt Nam
4.4.1. Kết quả năm 2012
Ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm phù hợp với kết quả xếp hạng của
VCCI:
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 26 ngân hàng (chiếm tỷ trọng 81.25%) được xếp hạng tín nhiệm phù hợp với công bố của VCCI năm 2012. Đi sâu vào kết quả
thì có 8 ngân hàng xếp loại I của nghiên cứu trùng với xếp loại nhóm I của VCCI, chiếm tỷ lệ 88.89%. Các ngân hàng được xếp loại nhóm I hầu như có khả năng thanh khoản tốt hơn so với các nhóm còn lại. Cụ thể là tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản bình quân của nhóm I là: 6.35% so với nhóm II chỉ có 4.72%, nhóm III là 3.42% và nhóm IV là 2.94%. Như vậy, các ngân hàng nhóm I có tình hình sức khoẻ tốt và có khả năng đối phó với rủi ro tốt nhất.
Ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm gần với kết quả xếp hạng của VCCI:
Ngoài 26 ngân hàng trên thì 6 ngân hàng còn lại (chiếm 18.75%) có kết quả xếp hạng tín nhiệm chênh lệch 1 bậc xếp loại so với kết quả xếp hạng công bố của VCCI năm 2012. Cụ thể như sau:
Ngân hàng TMCP kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng TMCP hàng hải (Maritime bank) có kết quả xếp hạng tín nhiệm giảm so với xếp loại của VCCI.
Nguyên nhân chính do 2 ngân hàng này có tỷ lệ cho vay (chỉ tiêu X4) thấp hơn hẳn so với tỷ lệ cho vay bình quân của các ngân hàng cùng nhóm xếp hạng, cụ thể là: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng nhóm I là 5.94% trong khi đó tỷ lệ này của Techcombank là 3.79%; tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng nhóm II là 5.95% và tỷ lệ này của Maritime là 2.63%. Như phân tích trên, các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì xác suất được xếp loại vào nhóm xếp hạng tốt hơn càng cao, do đó cả Techcombank và Maritime bank đều bị giảm một bậc xếp loại do tỷ lệ này khá thấp so với các ngân hàng trong cùng nhóm xếp hạng.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietAbank) cũng có kết quả xếp hạng tín nhiệm
giảm so với xếp loại của VCCI một bậc. Nguyên nhân chính là do ngân hàng này có tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng cho vay bằng 0.5% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của các ngân hàng cùng nhóm là 1.63%. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao sẽ có cơ hội xếp loại vào nhóm xếp hạng nhóm tốt hơn.
Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Baovietbank) có kết quả xếp hạng tín nhiệm theo mô hình là nhóm IV giảm một bậc so với xếp hạng nhóm III theo
công bố của VCCI. Xếp hạng của Baovietbank giảm chủ yếu do 2 chỉ tiêu: tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu và thu nhập trên nợ phải trả (X2) và tỷ lệ nợ xấu (X5) cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các ngân hàng cùng nhóm xếp hạng, cụ thể X2 của Baovietbank ở mức 46.25% trong khi tỷ lệ trung bình của các ngân hàng nhóm III chỉ ở mức 28.94%; X4 của Baovietbank là 5.88% cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các ngân hàng nhóm III 4.46%. Với tỷ lệ nợ xấu cao và tỷ lệ vốn cao làm cho xếp hạng của Baovietbank giảm một bậc từ nhóm III xuống nhóm IV.
Song song với 4 ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm giảm thì có 2 ngân hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm tăng so với kết quả xếp hạng tín nhiệm công bố của VCCI là: Ngân hàng TMCP An Bình (AnBinh bank) và Ngân hàng TMCP Đại
Dương (Ocean bank). Cụ thể là cả hai ngân hàng đều có kết quả xếp hạng tín nhiệm
là nhóm II thay vì nhóm III như theo kết quả của VCCI. Với An Bình bank có tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản cao hơn so với tỷ lệ trung bình của các ngân hàng trong nhóm III là 5.12% so với 4.49%. Do đó Anh Bình có điểm xếp hạng tốt hơn và được xếp loại vào nhóm xếp hạng II. Còn Oceanbank có tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập trước thuế trên tổng tài sản cao hơn tỷ lệ bình quân của các ngân hàng nhóm III, đồng thời tỷ lệ X2 thấp hơn so với bình quân các ngân hàng cùng nhóm nên Oceanbank được đánh giá có khả năng quản trị tài chính tốt hơn từ đó được xếp loại vào nhóm xếp hạng tốt hơn là nhóm II.
4.4.2. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của 18 ngân hàng năm 2016
Bảng 4.18: Bảng kết quả xếp hạng tín nhiệm 18 NHTM năm 2016
NĂM 2016 STT Ngân hàng Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Xếp hạng 1 ACB -11.9502 I 2 BID -14.0636 I 3 EIX -9.3020 I 4 MB -11.4046 I 5 Techcombank -13.5308 I 6 CTG -11.2158 I 7 VCB -11.9887 I
8 NASB -8.1790 I 9 Hdbank -9.2209 I 10 SGB -4.45361 II 11 PGB -7.16978 I 12 VIB -9.12484 I 13 Abbank -8.00255 I 14 KLB -7.7314 I 15 NVB -5.4495 II 16 SHB -10.0208 I 17 Vpbank -15.7751 I 18 Tpbank -7.33063 I
Từ bảng kết quả 5.1 ta thấy có 16 trong tổng số 18 ngân hàng thương mại Việt Nam được xếp loại I trong năm 2016. Một kết quả khá ấn tượng, nhìn lại bảng giá trị các chỉ tiêu của 18 ngân hàng trên ta thấy nguyên nhân hầu hết kết quả xếp hạng của các ngân hàng vào nhóm I.
Mặc dù giá trị các chỉ tiêu: tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (X7); tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (X9); tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng cho vay (X15) có giá trị xấu hơn làm cho xác suất xếp hạng của ngân hàng rơi vào nhóm xếp hạng xấu hơn trở nên cao hơn, cụ thể: X7, X9, X15 có giá trị bình quân nhỏ hơn so với giá trị trung bình của các NHTM nhóm I năm 2012. Tuy nhiên, giá trị các chỉ tiêu: tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu và thu nhập trên nợ phải trả (X2); tỷ lệ cho vay (chỉ tiêu X4); tỷ lệ nợ xấu (X5) có giá trị bình quân tốt hơn so với giá trị trung trung bình của các NHTM nhóm I năm 2012 làm cho xác suất xếp hạng của ngân hàng rơi vào nhóm xếp hạng tốt hơn trở nên cao hơn, cụ thể là: X2 và X5 bình quân năm 2016 nhỏ hơn nhiều so với năm 2012, đây là dấu hiệu tốt làm tăng xác suất xếp loại vào nhóm xếp hạng tốt hơn của NHTM, cùng với đó X4 có giá trị lớn hơn so với giá trị trung bình năm 2012 thể hiện năng lực sử dụng vốn rất tốt của ngân hàng, đó là lợi thế làm tăng năng lực tài chính của NHTM từ đó nâng cao kết quả xếp hạng tín nhiệm.
Nhìn một cách tổng quan ta có thể thấy kết quả xếp hạng NHTM Việt Nam năm 2016 tốt hơn rất nhiều so với năm 2012, phần chính là do sự cải thiện hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, trong hoạt động cho vay tăng trưởng tốt và ổn định kèm theo đó chất lượng khoản vay cải thiện tốt thể hiện ở tỷ lệ cho vay cao hơn và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn năm 2012. Từ đó các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính của mình để có kết quả xếp hạng tín nhiệm tốt hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Ở chương 4, luận văn sử dụng phương pháp ML (Maximum-Likelihood) để phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thương mại. Từ các phân tích lựa chọn được mô hình tốt nhất gồm 6 chỉ tiêu tài chính về: cấu trúc vốn, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tính thanh khoản, tỷ suất lợi nhuận và cấu trúc lợi nhuận-chi phí có ảnh hưởng tích cực đến kết quả xếp hạng của ngân hàng, đồng thời phân tích ảnh hưởng biên của từng chỉ tiêu tài chính đó đến kết quả xếp hạng. Cuối cùng luận văn đưa ra bảng kết quả và phân tích kết quả xếp