ERPT trong môi trƣờng lạm phát thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam nghiên cứu bằng mô hình TVAR (Trang 61 - 64)

Trong môi trƣờng lạm phát thấp (tỷ lệ lạm phát ≤ 0,336% /tháng), phản ứng của CPI, YGAP, M2 và NEER dƣới tác động của cú sốc NEER tăng 1 độ lệch chuẩn đƣợc trình bày trong Hình 4.10. Trong đó, trục tung cho biết mức độ phản ứng của các biến vĩ mô do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của NEER gây ra, đƣờng nét liền là phản ứng tổng thể tích lũy của các biến vĩ mô trong 20 tháng sau sốc NEER, đƣờng nét đứt cho biết biên độ  2 sai số chuẩn xấp xỉ khoảng tin cậy 95%.

Hình 4. 10. Phản ứng tích lũy của các biến do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của NEER trong môi trƣờng lạm phát thấp

Phản ứng tích lũy của CPI Phản ứng tích lũy của YGAP

Phản ứng tích lũy của NEER Phản ứng tích lũy của M2

Nguồn: Tính toán của tác giả.

Kết quả cho thấy, CPI phản ứng cùng chiều với NEER, đạt mức tích lũy cao nhất 0,31% ở tháng thứ ba sau sốc rồi giảm nhẹ ở tháng thứ tƣ, đến tháng thứ năm chỉ còn 0,15% và kể từ tháng thứ 7 mức cân bằng mới sẽ đƣợc thiết lập ở mức tăng 0,19% so với trƣớc khi có cú sốc NEER. Nhƣ vậy khi có cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của tỷ giá trong môi trƣờng lạm phát thấp thì diễn biến của lạm phát là phù hợp với lý thuyết. Theo đó, phản ứng đầu tiên là giá cả tăng lên theo mức tăng của tỷ giá do tính “cứng nhắc” của giá cả trong ngắn hạn cho những hợp đồng nhập khẩu đã ký kết. Tuy nhiên, theo thời gian sẽ có sự điều chỉnh thị trƣờng bởi các nhà nhập khẩu vì vậy giá nhập khẩu giảm dần và tạo mức cân bằng mới thấp hơn so với mức tăng cao nhất của tỷ giá. Bên cạnh đó Việt Nam có tình trạng đô la hóa nên càng làm khuếch đại tình trạng tăng giá trong ngắn hạn theo tỷ giá. Có thể lý giải nhƣ sau trong nền kinh tế thƣờng có một số mặt

hàng không giao dịch trên thị trƣờng quốc tế nhƣng đƣợc định giá bằng đô la nhƣ bất động sản, tài sản cố định có giá trị lớn, hợp đồng dài hạn (Goujon 2006) do đó làm tăng cung tiền trong tháng thứ nhất và kết quả là lạm phát tăng lên mức tối đa trong 3 tháng đầu.

Kết quả còn cho thấy phản ứng của NEER với cú sốc của chính nó là cùng chiều, giảm dần trong 4 tháng sau sốc đạt mức tích lũy thấp nhất là 0,8%, tăng nhẹ trong 3 tháng tiếp theo rồi thiết lập mức cân bằng tăng 0,95% gần nhƣ hoàn toàn tại tháng thứ 9 so với trƣớc khi có cú sốc rồi dừng phản ứng. Phản ứng của YGAP là ngƣợc chiều với cú sốc dƣơng của NEER, tuy nhiên mức phản ứng rất yếu, sau hai tháng giảm 0,4%, sau 6 tháng giảm 0.8% rồi dừng phản ứng. Phản ứng của M2 với cú sốc NEER là cùng chiều, mức tích lũy cao nhất là 0,29% trong tháng thứ 6, trong dài hạn đạt mức cân bằng là 0,26% kể từ tháng thứ 12 sau sốc.

Nghiên cứu còn phân tích phân rã phƣơng sai của các biến vĩ mô để làm rõ vai trò của cú sốc NEER đối với diễn biến các biến này trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 4.6. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của NEER đối với diễn biến của các biến vĩ mô tuy không phải là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất. Trong giai đoạn dài dạn (tháng thứ 12), NEER quyết định 10,346% diễn biến của CPI; 10,22% diễn biến của YGAP; 23,833% diễn biến của M2. Riêng đối với CPI, vai trò của NEER tăng dần theo thời gian, trong tháng đầu NEER không có vai trò quyết định và có vai trò khá hạn chế trong tháng thứ 2 và 3 nhƣng từ tháng thứ 4 NEER quyết định trên 10% diễn biến của CPI. Ngoài ra, CPI cũng là một nhân tố quyết định M2 khá cao từ biến động của CPI đến M2 chiếm 17,503% trong tháng thứ 12 còn M2 cũng là nhân tố quan trọng của YGAP nhƣng chỉ quyết định 2,886% diễn biến của YGAP trong tháng thứ 12.

Bảng 4. 5. Phân rã phƣơng sai của các biến trong môi trƣờng lạm phát thấp

Đơn vị tính: % Giai

đoạn S.E. DLCPI YGAP_D11 DLNEER DLM2

Phân rã phƣơng sai của DLCPI

1 0,004 100,000 0,000 0,000 0,000

2 0,005 81,082 5,376 6,401 7,141

4 0,006 75,457 7,080 10,083 7,379

8 0,006 74,178 7,795 10,339 7,688

12 0,006 74,161 7,804 10,346 7,689

Phân rã phƣơng sai của YGAP_D11

1 0,037 13,502 86,498 0,000 0,000

2 0,041 14,222 75,026 9,724 1,027

4 0,044 16,222 72,004 9,240 2,533

8 0,045 16,686 70,214 10,217 2,883

12 0,045 16,691 70,202 10,220 2,886

Phân rã phƣơng sai của DLNEER

1 0,011 0,994 4,528 94,478 0,000

2 0,012 3,847 4,899 82,424 8,830

4 0,012 7,743 5,432 76,378 10,447

8 0,013 8,721 5,998 74,873 10,407

12 0,013 8,729 5,999 74,863 10,407

Phân rã phƣơng sai của DLM2

1 0,011 14,944 1,267 7,375 76,414

2 0,012 14,539 1,843 23,191 60,427

4 0,013 17,068 2,024 24,009 56,899

8 0,013 17,498 2,383 23,833 56,286

12 0,013 17,503 2,384 23,833 56,279

Nguồn: Tác giả tính toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam nghiên cứu bằng mô hình TVAR (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)