Trong môi trƣờng lạm phát cao (tỷ lệ lạm phát > 0,62% /tháng) kết quả GIRF của của CPI, YGAP VÀ M2 do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn NEER trong môi trƣờng lạm phát cao đƣợc trình bày trong Hình 4.12. Qua đó cho thấy sau cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn của NEER, diễn biến của CPI cùng chiều với NEER tƣơng tự môi trƣờng lạm phát thấp nhƣng ERPT tăng mạnh dần, đạt mức 0,3% trong tháng 2 và đạt đến hoàn toàn ở tháng thứ 7 là 0,010 có nghĩa là tăng 1% khi
NEER tăng 1 độ lệch chuẩn. Vậy phản ứng của lạm phát trong môi trƣờng lạm phát cao khá tƣơng đồng với kết luận của Pollard và Coughlin (2003) rằng ERPT hầu nhƣ là hoàn toàn trong dài hạn nếu biến động tỷ giá đƣợc dự đoán là kéo dài.
Hình 4. 12. Phản ứng tích lũy của các biến do cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn NEER trong môi trƣờng lạm phát cao
Phản ứng tích lũy của CPI Phản ứng tích lũy của YGAP
Phản ứng tích lũy của NEER Phản ứng tích lũy của M2
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Ngoài ra, phản ứng của NEER với cú sốc của chính nó cũng là cùng chiều nhƣ môi trƣờng lạm phát thấp, đạt mức tích lũy cao nhất 1,9% tại tháng thứ 2, giảm nhẹ trong 3 tháng tiếp theo rồi đạt lại mức cân bằng 1,9% từ tháng thứ 6. Phản ứng của YGAP cũng ngƣợc chiều với cú sốc của NEER tuy nhiên nhạy hơn môi trƣờng lạm phát thấp, đạt mức tích lũy cao nhất tại tháng thứ hai sau sốc với mức giảm -0,7%, rồi tăng dần và đạt mức cân bằng với mức giảm -0,5% từ tháng thứ 6 trở đi. Phản ứng của M2 với cú sốc NEER là mạnh hơn và ngƣợc chiều khác với cùng chiều so với chế độ 1, M2 giảm dần đến mức cân bằng mới -0,7% đƣợc thiết lập kể từ tháng thứ 7.
Nghiên cứu cũng xem xét diễn biến của M2 do cú sốc của CPI và diễn biễn của YGAP do sốc của M2, Hình 4.13 cho thấy trong môi trƣờng lạm phát cao khi cú sốc CPI xảy ra phản ứng của M2 là ngƣợc chiều giảm 1,2% sau 7 tháng; ngƣợc lại khi cú sốc M2 xảy ra phản ứng của YGAP là cùng chiều nhƣng tăng dần và đạt mức cân bằng 2,3% sau 5 tháng.
Hình 4. 13.Các nhân tố ảnh hƣởng đến các biến trong môi trƣờng lạm phát cao
Phản ứng của M2 do sốc CPI Phản ứng của YGAP do sốc của M2
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Kết quả phân rã phƣơng sai cho môi trƣờng lạm phát cao trình bày trong Bảng 4.8 cho thấy, cũng nhƣ môi trƣờng lạm phát thấp NEER không phải là yếu tố đóng vai trò quyết định nhất đối với diễn biến của các biến vĩ mô. Trong tháng thứ 12 NEER quyết định ở mức trung bình 7,139% diễn biến của CPI thấp hơn hai môi trƣờng lạm phát trên; 1,698% diễn biến của YGAP; 1,83% diễn biến của M2. Cũng giống môi trƣờng lạm phát thấp, đối với diễn biến CPI trong tháng thứ nhất NEER không có vai trò quyết định nhƣng vai trò của NEER tăng dần theo thời gian. CPI là cũng là một nhân tố quyết định M2 với biến động của M2 dến từ CPI chiếm 7,531% còn M2 là nhân tố quan trọng quyết định diễn biến của YGAP chiếm 24,638% trong tháng thứ 12.
Bảng 4. 7. Phân rã phƣơng sai trong môi trƣờng lạm phát cao
Đơn vị tính: % Giai
đoạn S.E. DLCPI YGAP_D11 DLNEER DLM2
Phân rã phƣơng sai của DLCPI
1 0,008 100,000 0,000 0,000 0,000
2 0,009 97,053 2,670 0,176 0,100
4 0,011 87,876 2,758 7,271 2,095
8 0,011 86,093 2,630 7,118 4,159
12 0,011 86,064 2,643 7,139 4,154
Phân rã phƣơng sai của YGAP_D11
1 0,028 0,536 99,464 0,000 0,000
2 0,032 0,683 86,634 2,108 10,576
4 0,036 2,486 71,538 1,682 24,293
8 0,036 2,534 71,137 1,698 24,631
12 0,036 2,541 71,123 1,698 24,638
Phân rã phƣơng sai của DLNEER
1 0,015 3,357 0,279 96,364 0,000
2 0,016 13,258 0,233 86,486 0,022
4 0,017 15,239 0,422 75,695 8,643
8 0,017 15,112 0,669 75,368 8,851
12 0,017 15,113 0,669 75,366 8,852
Phân rã phƣơng sai của DLM2
1 0,017 0,671 2,075 0,537 96,717
2 0,018 0,610 7,449 1,161 90,779
4 0,019 6,372 9,154 1,717 82,757
8 0,019 7,524 8,981 1,829 81,666
12 0,019 7,531 8,986 1,830 81,653
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Nhƣ vậy, trong môi trƣờng lạm phát thấp, khi có cú sốc tăng một độ lệch chuẩn của NEER tác động của ERPT vào CPI theo hƣớng là tăng lên nhanh trong 3 tháng đạt mức tối đa 0,31% rồi giảm dần và trở về mức cân bằng mới không đáng kể 0,19% và dừng phản ứng. Trong môi trƣờng lạm phát trung bình, nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy ERPT vào lạm phát không có ý nghĩa hay không xảy ra. Ngƣợc lại trong môi trƣờng lạm phát cao ERPT vào lạm phát có ý nghĩa và đạt mức cân bằng mới là hoàn toàn sau 7 tháng. Nhƣ vậy mức ngƣỡng lạm phát có tác động rõ ràng đến ERPT vào lạm phát tại Việt nam là
0,62%/tháng tƣơng đƣơng 7,44%/năm. Ngoài ra, khi phân tích phân rã phƣơng sai cho thấy NEER giải thích diễn biến CPI ở môi trƣờng lạm phát trung bình là 18,795% tại tháng thứ 12, khá cao so với môi trƣờng lạm phát thấp 10,346% và môi trƣờng lạm phát cao 7,138% mặc dù ERPT không có ý nghĩa; bên cạnh đó NEER giải thích thấp nhất ở môi trƣờng lạm phát cao ở tháng thứ 12 khi ERPT cao hoàn toàn. Kết luận này hợp lý vì ERPT cho biết mức phản ứng của lạm phát khi NEER thay đổi còn phân rã phƣơng sai phản ánh mức quyết định của NEER đối với những biến động của lạm phát. Điều đó nghĩa là khi ERPT có ý nghĩa, nếu NEER biến động càng nhiều thì lạm phát thay đổi càng nhiều nhƣng không đồng nghĩa là mức quyết định của NEER sẽ càng nhiều vì diễn biến lạm phát còn chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nữa.
Tóm tắt chƣơng 4
Trong chƣơng 4, dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu đã trình bày ở chƣơng 3 tiến hành trình bày phân tích thống kê mô tả để thấy đƣợc đặc điểm biến động của các chuỗi số liệu nghiên cứu, các kết quả xác định độ trễ tối ƣu của mô hình, tính ổn định của mô hình, kết quả lựa chọn ngƣỡng, kết quả kiểm định phi tuyến và mô hình TVAR phù hợp cho nghiên cứu tại Việt Nam. Sau khi lựa chọn mô hình TVAR phù hợp tiến hành ƣớc lƣợng để đo lƣờng tác động của ERPT trong từng môi trƣờng lạm phát và phân tích hàm phản ứng xung xem xét phản ứng của các biến trƣớc cú sốc tỷ giá. Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam là mô hình TVAR 2 ngƣỡng với giá trị ngƣỡng là 0,336%/tháng và 0,62%/tháng. Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích GIRF của các biến với cú sốc tăng một độ lệch chuẩn của tỷ giá cho thấy kết quả phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây. Mức ngƣỡng lạm phát có tác động rõ ràng đến ERPT vào lạm phát tại Việt nam là 0,62%/tháng tƣơng đƣơng 7,44%/năm. Trên mức ngƣỡng này tác động của ERPT là hoàn toàn, dƣới mức ngƣỡng này ERPT là không đáng kể hoặc không xảy ra. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng tìm thấy NEER không phải là nguyên nhân chính cho diễn biến của các biến vĩ mô nhƣng là yếu tố có vai trò quan trọng.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Nghiên cứu tìm hiểu tác động ERPT sử dụng phƣơng pháp TVAR tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2015 có các kết quả nghiên cứu chính nhƣ sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn nghiên cứu ERPT phụ thuộc vào môi trƣờng lạm phát tại Việt Nam kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm Taylor (2000). Nghiên cứu tìm thấy hai mức ngƣỡng lạm phát làm thay đổi ERPT tại Việt Nam là 0,336%/tháng và 0,62%/tháng tƣơng đƣơng 4,032%/năm và 7,44%/năm với ba môi trƣờng lạm phát bao gồm môi trƣờng lạm phát thấp (tỷ lệ lạm phát ≤ 0,336% /tháng), môi trƣờng lạm phát trung bình (0,336%/tháng < tỷ lệ lạm phát ≤ 0,62%/tháng) và môi trƣờng lạm phát cao (tỷ lệ lạm phát > 0,62% /tháng).
Thứ hai, mức độ ERPT vào lạm phát là khác nhau theo từng môi trƣờng lạm phát. Trong môi trƣờng lạm phát thấp, ERPT vào lạm phát tăng lên nhanh trong 3 tháng đạt mức tối đa là 0,31% rồi giảm dần và trở về mức cân bằng mới không đáng kể 0,19% sau đó dừng phản ứng. Trong môi trƣờng lạm phát trung bình, nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy ERPT vào lạm phát không có ý nghĩa hay không xảy ra. Ngƣợc lại trong môi trƣờng lạm phát cao ERPT vào lạm phát có ý nghĩa và đạt mức cân bằng mới là hoàn toàn với 1% sau 7 tháng. Nghiên cứu cho thấy ERPT là thuận chiều với cú sốc NEER trong cả ba môi trƣờng nhƣng mức độ truyền dẫn là khác nhau. Vậy theo phân tích GIRF mức ngƣỡng lạm phát có tác động rõ ràng đến ERPT vào lạm phát tại Việt nam là 0,62%/tháng tƣơng đƣơng 7,44%/năm. Trên mức ngƣỡng này, ERPT vào lạm phát là hoàn toàn còn dƣới mức ngƣỡng này ERPT vào lạm phát không xảy ra hay xảy ra không đáng kể. Bên cạnh đó, trong các môi trƣờng NEER không đóng vai trò quyết định nhƣng là yếu tố quan trọng giải thích diễn biến của CPI từ tháng thứ 2 trở đi đến tháng thứ 12 thì quyết định đƣợc 10,346% diễn biến của CPI trong môi trƣờng lạm phát thấp; 18,795% diễn biến của CPI trong môi trƣờng lạm phát trung bình và 7,139% diễn biến của CPI trong môi trƣờng lạm phát cao.
Hơn thế nữa, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng ERPT là không tồn tại trong môi trƣờng lạm phát trung bình không có nghĩa là chỉ cần giữ lạm phát trung bình NHNN có thể chủ quan thực hiện CSTT nới lỏng. Nguyên nhân là vì còn nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng đến lạm phát trong nƣớc, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là nhập khẩu lạm phát (imported inflation) đã khiến cho các chính sách trong nƣớc nhằm kiểm soát lạm phát không hiệu quả. Theo nghiên cứu của Ranna và Dowling (1983) cho 9 quốc gia đang phát triển của Châu Á trong giai đoạn 1973 – 1979 đã tìm thấy các chính sách trong nƣớc để kiểm soát lạm phát không hiệu quả tuy nhiên chính sách của các đối tác thƣơng mại lại có ý nghĩa lên lạm phát trong nƣớc. Nhập khẩu lạm phát xảy ra khi các quốc gia đối tác thƣơng mại giảm giá đồng ngoại tệ của họ hay khi có sự gia tăng giá nhập khẩu (xăng dầu, gas, sắt thép,…).
Thứ ba, kết luận liên quan đến các nhân tố ảnh hƣởng đến các biến số trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy ERPT còn tác động đến mục tiêu chính sách tiền tệ và mục tiêu chính sách cuối cùng. Đối với tăng trƣởng cung tiền phần lớn là do diễn biến cung tiền quyết định, ngoài ra diễn biến của mục tiêu chính sách cuối cùng nhƣ lạm phát cũng có tác động đến diễn biến của cung tiền giải thích khoảng 17% trong môi trƣờng lạm phát thấp và chỉ 8% trong môi trƣờng lạm phát cao. Đối với tổng cầu, cung tiền là nhân tố quyết định quan trọng giải thích khoảng 3% trong môi trƣờng lạm phát thấp và khoảng 25% trong môi trƣờng lạm phát cao điều đó là hợp lý trong môi trƣờng lạm phát cao NHNN điều hành CSTT thắt chặt và cung tiền là mục tiêu trung gian trong điều hành CSTT.
5.2. Khuyến nghị chính sách
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm ý điều hành chính sách vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể là CSTT của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Với ngƣỡng lạm phát 7,44%/năm có ý nghĩa trong nghiên cứu chỉ ra trên mức ngƣỡng này CSTT nới lỏng sẽ đi kèm với lạm phát cao. Nhằm hƣớng đến CSTT độc lập trong diễn biến lạm phát thấp hiện nay (Hình 4.2) NHNN cần: (1) Kiểm soát lạm phát không chỉ khi lạm phát cao mà còn khi lạm phát thấp. Sử dụng các
công cụ CSTT nhằm duy trì lạm phát dƣới ngƣỡng 7,44%/năm nhằm hạn chế tác động của ERPT, qua đó tạo lập niềm tin của thị trƣờng nhằm ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô. (2) Điều hành CSTT cần quan tâm ổn định tỷ giá, theo dõi biến động tỷ giá. Từ đó, đánh giá và đƣa ra các biện pháp đối phó phù hợp với cú sốc hợp lý. Tăng cƣờng theo dõi diễn biến biến động NEER và tình hình lạm phát, nâng cao công tác dự báo diễn biến lạm phát và khung mục tiêu lạm phát dƣới 7,44%/năm, cải thiện nguồn nhân lực dự báo, chất lƣợng mô hình và nguồn số liệu dự báo; (3) Chủ động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đồng bộ, nhất quán phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Phối hợp đồng bộ với chính sách lãi suất và các công cụ CSTT trên cơ sở theo dõi sát diễn biến cung cầu ngoại tệ và mối tƣơng quan vớí diễn biến lạm phát nhằm hạn chế cú sốc bên ngoài.
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Bài nghiên cứu còn có nhiều hạn chế nhất định về nguồn số liệu, các số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn khác nhau nên chƣa đạt đƣợc sự thống nhất. Ngoải ra, nghiên cứu sử dụng giá trị sản xuất công nghiệp đại diện cho giá trị sản lƣợng (GDP) trong phƣơng pháp tính độ lệch sản lƣợng chƣa tối ƣu.
Nghiên cứu có hạn chế là chỉ tiếp cận đƣợc chuỗi các số liệu nghiên cứu trong giai đoạn ngắn từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2015 để đảm bảo tính chất đầy đủ và liên tục của tất cả biến nghiên cứu. Trong khi đó, việc sử dụng mẫu lớn với khung thời gian dài hơn sẽ tăng độ chính xác trong ƣớc lƣợng, thống kê phân tích kinh tế và mô hình TVAR mới thực sự hiệu quả.
Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích tác động của ERPT đến lạm phát trong từng môi trƣờng lạm phát, mà chƣa tìm hiểu trƣờng hợp phản ứng của lạm phát dƣới tác động của cú sốc tỷ giá đủ lớn có thể làm chuyển đổi môi trƣờng lạm phát. Do đó, hƣớng nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu về hàm phản ứng xung tổng thể cho mô hình phi tuyến để giải thích rõ hơn tác động chuyển đổi chế độ của các cú sốc. Đồng thời đƣa ra các kiến nghị chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả dựa vào đặc điểm bối cảnh kinh tế cụ thể. Bên cạnh đó có thể xem xét hƣớng khắc phục đƣợc tính hạn chế của nguồn số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Domodar Gujarati, 2003. Kinh tế lƣợng cơ sở, ấn bản thứ tƣ. Nhà Xuất bản McGraw-Hill.
Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cƣờng. 2012. Sự chuyển dịch tỉ giá hối đoái vào các mức giá tại VN. Tạp chí Phát triển và Hội nhập,7(17), 7-13.
Nguyễn Viết Lợi 2016. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020. Tạp chí tài chính.
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phoi-hop-chinh- sach-tai-khoa-va-chinh-sach-tien-te-o-viet-nam-giai-doan-20112015-va-giai- phap-den-nam-2020-76164.html.
Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành 2011. Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: phát hiện mới từ những bằng chứng mới. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách.
http://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/39/2/NC%2022.pdf.
Nguyễn Thị Hiền 2015. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam và khả năng áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Thị trường tài chính tiền tệ. 10(427). http://www.cantholib.org.vn/Database/Content/3255.pdf .
Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 có hiệu lực thi hành ngày 1/10/2011.
Phạm Thành Chung 2015. Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát – phân tích chuỗi thời gian phi tuyến ở Viêt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng,114. Phạm Thị Tuyết Trinh 2013. Trung chuyển biến động tỷ giá đến các chỉ số giá tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng.47-56.