Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

Nhận thức của phụ huynh HS: phụ huynh phối hợp và hợp tác với nhà trường trong việc giáo dục HS khuyết tật. Hiện nay, nhiều phụ huynh né tránh, không thừa nhận con em có khiếm khuyết nên trẻ không được hỗ trợ kịp thời cũng như không được hưởng chính sách riêng dành cho học sinh khuyết tật, đây cũng là một trong những khó khăn cho GV khi giáo dục hòa nhập cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS bởi họ là những người lo lắng, quan tâm đến những đứa con không may bị thiệt thòi của mình. Phụ huynh là những người gần gũi nhất với HS khuyết tật nên hiểu được quá trình phát triển, như cầu và năng lực của các em. Chính vì vậy gia đình HS khuyết tật có những vai trò đặc biệt quan trọng.

Năng lực của HSKT: Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đấy và là điều kiện để thực hiện có kết quả hành động đó. Bất cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan chặt chẽ với nhau. HSKT khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ thường không biết bắt đầu từ đâu và lần lượt theo các bước như thế nào. Khi hướng dẫn, giáo viên nên xác định nhiệm vụ đó gồm có bước nào (chia nhỏ các hoạt động) và trình tự các bước tiến hành. Hệ thống các bước, số lượng các bước nhiều hay ít tuỳ thuộc vào năng lực của HSKT. Luôn luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của HSKT để có cách điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương: Lãnh đạo chính quyền địa phương cần có sự quan tâm tới GDHN bằng sự quan tâm chỉ đạo và giải quyết chính sách cho giáo viên trực tiếp giảng dạy về giáo dục hòa nhập dành cho người HSKT. Chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với ngành giáo dục điều tra, phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập dành cho HSKT tại địa phương và tuyên truyền, ưu tiên đặc biệt các nguồn lực cho các tổ chức có hoạt động chăm sóc, giáo dục cho HSKT.

Chính sách của Nhà nước, của ngành về quản lý GDHN cho HSKT: Đó là những văn bản như:

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;

Công văn số 10188/BGDĐT-GDTrH ngày 24/9/2007 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục HS khuyết tật cấp THCS, THPT;

Công văn số 9547/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008 về việc hướng dẫn hồ sơ học sinh khuyết tật học hòa nhập;

Văn bản 1383/GDĐT-TrH ngày 10/5/2016 Về hướng dẫn công tác giáo dục hòa nhập;

Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật đã tạo hành lang pháp lý về mặt giáo dục hòa nhập cho HS KT.

Tiểu kết chương 1

Quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục với sự tác động của chủ thể quản lý mang tính mục đích, có kế hoạch đến quá trình tổ chức giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục (bao gồm mục tiêu tổ chức hoạt động, lực lượng tham gia tổ chức hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục, huy động nguồn lực trong tổ chức hoạt động GDHN cho HSKT.

Để hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở, trước tiên đội ngũ CBQL, GV phải hiểu được một số đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh khuyết tật trí tuệ từ đó xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và huy động các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục các trường trung học cơ sở.

Quản lý giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng, việc quản lý này phải được thực hiện một cách đồng bộ với bốn chức năng quản lý là: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thuộc hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục.

Để quản lý giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS đạt hiệu quả, cần chú ý đến các yếu tố tác động, đó là các yếu tố nhận thức của GV và CBQL về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục; Phương pháp thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dụ của GV; Năng lực của nhà trường trong việc huy động phối hợp của cha mẹ học sinh và xã hội; Nhận thức của phụ huynh HS…

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Một vài nét về các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên còn được gọi là vùng quê cách mạng, là “đại bản doanh” của chiến khu ATK (An toàn khu) trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tự hào là vùng đất cách mạng, trong những năm qua cùng với sự khởi sắc của các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, giáo dục là lĩnh vực được Định Hóa quan tâm và có nhiều khởi sắc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của địa phương…

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học: Trong năm qua mạng lưới trường, lớp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Trang thiết bị từng bước đáp ứng phục vụ cho công tác dạy và học tại các nhà trường. Cơ sở vật chất trường lớp tương đối khang trang, đồ dùng và thiết bị dạy học từng bước được trang bị chuẩn hoá, môi trường giáo dục thân thiện hơn. Về chất lượng giáo dục mũi nhọn cũng có bước đột phá hơn so với những năm học trước cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, chúng ta đã tham gia đầy đủ các kỳ thi, Hội thi do Ngành tổ chức

Năm học 2018 - 2019, tổng số: 24 trường THCS với số lượng học sinh: 165 lớp, đầu năm: 4807 học sinh, duy trì sĩ số 99,84% (bỏ học 8 học sinh, chiếm 0.16%);

Học sinh hòa nhập: 34 (trong đó lớp 6: 14; lớp 7: 6; Lớp 8: 12; Lớp 9: 2); Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6: 1446/1446, đạt 100%.

Bảng 2.1. Số lượng học sinh khuyết tật ở các trường THCS huyện Định Hóa

Học sinh Tổng số

Tổng quy mô HS 24 trường THCS 4807

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập 34

Trong đó:

+ Khuyết tật về nhìn 1

+ Khuyết tật về nghe, nói 6

+ Khuyết tật về trí tuệ 23

+ Khuyết tật về vận động 2

+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần 2

Phòng Giáo dục & Đào tạo, Báo cáo tổng kết năm học 2018- 2019

Kết quả bảng 2.1 cho thấy, trong tổng số 4.807 HS THCS có 34 HS khuyết tật, HS KT về nhìn có 1 HS; HS KT về nghe, nói có 6 HS; HS KT về trí tuệ có 23 HS; HS KT về vận động có 2 HS; HS KT về thần kinh, tâm thần có 2 HS.

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được mặt mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên..

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

- Đề tài giới hạn khảo sát: + 25 CBQL và 155 GV THCS. + 23 phụ huynh HS KT trí tuệ.

+ Địa bàn khảo sát: THCS Bảo Cường, THCS Bảo Linh, THCS Bình Thành, THCS Bộc Nhiêu, THCS Chợ Chu, THCS Định Biên, THCS Đồng Thịnh, THCS Hoàng Ngân, THCS Kim Phượng, THCS Kim Sơn, THCS Lam Vỹ, THCS Quy Kỳ.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Quan sát, phỏng vấn: Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về giáo dục hòa nhập cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục và thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Phương pháp điều tra bằng phiếu anket: Xây dựng 3 mẫu phiếu khảo sát trên CBQL và GV, phụ huynh HS.

Tác giả sử dụng phiếu điều tra dựa trên số lượng CBQL, GV ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ thể hiện.

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Lựa chọn mức không hiệu quả, không ảnh hưởng, không cần thiết, không khả thi: 1 điểm.

+ Lựa chọn mức độ hiệu quả trung bình, ảnh hưởng, cần thiết, khả thi: 2 điểm.

+ Lựa chọn cho mức độ quan trọng, thường xuyên, hiệu quả cao, rất ảnh hưởng, rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm.

Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp.

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình. + 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao.

2.2. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục

Để tìm hiểu mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (Phụ lục 1,2) thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV, phụ huynh HS kết quả ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục

TT Mục tiêu

Đánh giá của CBQL, GV

Thứ bậc

Đánh giá của phụ huynh HS KT Quan trọng Bình thường Không quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 HS khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. 75 41.7% 96 53.3% 9 5.0% 2.37 3 15 65.2% 7 30.4% 1 4.3% 2.61 1 2 Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của HS khuyết tật. Được trang bị những kiến thức và kỹ năng xã hội 86 47.8% 78 43.3% 16 8.9% 2.39 2 14 60.9% 8 34.8% 1 4.3% 2.57 2 3

Chuẩn bị cho HS khuyết tật về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể

TT Mục tiêu

Đánh giá của CBQL, GV

Thứ bậc

Đánh giá của phụ huynh HS KT Quan trọng Bình thường Không quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % SL %

để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động để tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp 4 4 Hỗ trợ cho việc sống tự lập và hướng nghiệp, sống độc lập trong cuộc sống sau này của HS khuyết tật.Cải thiện tình trạng giảm sút các chức năng do tật, phát huy tối đa những năng lực còn lại

Kết quả bảng 2.2 cho thấy:

Hỗ trợ cho việc sống tự lập và hướng nghiệp, sống độc lập trong cuộc sống sau này của HS khuyết tật. Cải thiện tình trạng giảm sút các chức năng do tật, phát huy tối đa những năng lực còn lại là mục tiêu quan trọng thứ 1, điểm đánh giá là 2.43 cho thấy, việc CBQL, GV hỗ trợ cho việc sống tự lập và hướng nghiệp, sống độc lập trong cuộc sống sau này của HS khuyết tật là rất quan trọng.

Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của HS khuyết tật. Được trang bị những kiến thức và kỹ năng xã hội là mục tiêu quan trọng thứ 2 (2.39 điểm), giáo dục HS khuyết tật là một bộ phận thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phổ thông, vì vậy cũng cần phải đảm bảo các mục tiêu chung theo từng cấp, bậc học.

HS khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng là mục tiêu quan trọng thứ 3 (2.37 điểm), Như vậy, thông qua các hoạt động giáo dục tại các trường THCS để giúp HSKT phát triển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giúp HSKT tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Chuẩn bị cho HS khuyết tật về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và lao động để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động để tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp là mục tiêu quan trọng thứ 4, điểm đánh giá là 2.36 điểm. Trao đổi cùng một số CBQL và GV tại các trường THCS Bảo Cường, THCS Bảo Linh, THCS Bình Thành, các đồng chí đều cho rằng: Xác định mục tiêu này là quan trọng nhất giúp CBQL, GV và gia đình HS biết HSKT đang đi đến đâu, cần đạt đến mức nào trong quá trình giáo dục, từ đó có định hướng và thực hiện bằng các hoạt động với phương tiện và vật chất… phù hợp, cần thiết. Thông qua mục tiêu, chúng ta có thể xác định cách thực hiện, những hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển và tiến trình học tập của trẻ. Mục tiêu đặt ra còn có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà quản lí xác định được tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho sự phát triển của trẻ.

Tìm hiểu đánh giá của phụ huynh HS, phụ huynh HS cho rằng mục tiêu HS khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng là quan trọng nhất, xếp thứ bậc 1, điểm đánh giá là 2.61 điểm.

Mục tiêu Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của HS khuyết tật. Được trang bị những kiến thức và kỹ năng xã hội là mục tiêu quan trọng thứ 2 với 2.57 điểm cho thấy, phụ huynh HS mong muốn con mình có thể học tập chương trình giáo dục chung phù hợp với năng lực và được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để sống tự lập.

Mục tiêu Chuẩn bị cho HS khuyết tật về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và lao động để tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc đi vào cuộc sống lao động để tiếp tục học theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp mục tiêu quan trọng thứ 3 với 2.48 điểm.

Mục tiêu Hỗ trợ cho việc sống tự lập và hướng nghiệp, sống độc lập trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 42)