Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo

dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Để tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi 11 (Phụ lục 1) thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV về những yếu tố chủ quan và khách quan, kết quả ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục

TT Các yếu tố Đánh giá của CBQL, GV Thứ bậc Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % 1 Nhận thức của GV và CBQL về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục 91 50.6% 56 31.1% 33 18.3% 2.32 2 2 Phương pháp, hình thức thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục của GV

89 49.4% 57 31.7% 34 18.9% 2.31 3

3

Năng lực của nhà trường trong việc huy động sự phối hợp của cha mẹ học sinh và xã hội

94 52.2% 55 30.6% 31 17.2% 2.35 1

4 Nhận thức của phụ

huynh HS 92 51.1% 45 25.0% 43 23.9% 2.27 4

5

Sự quan tâm của chính quyền địa phương 74 41.1% 58 32.2% 48 26.7% 2.14 6 6 Chính sách của Nhà nước, của ngành về quản lý GDHN cho HSKT 68 37.8% 64 35.6% 48 26.7% 2.11 7 7 Năng lực của học sinh khuyết tật 81 45.0% 65 36.1% 34 18.9% 2.26 5 Kết quả bảng 2.12 cho thấy:

Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Năng lực của nhà trường trong việc huy động sự phối hợp của cha mẹ học sinh và xã hội (2.35 điểm, thứ bậc 1); Nhận

thức của GV và CBQL về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục (2.32 điểm, thứ bậc 2); Phương pháp, hình thức thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục của GV (2.31 điểm, thứ bậc 3); Nhận thức của phụ huynh HS (2.27 điểm, thứ bậc 4); Năng lực của học sinh khuyết tật (thứ bậc 5, 2.26 điểm); Sự quan tâm của chính quyền địa phương (2.14 điểm, thứ bậc 6); Chính sách của Nhà nước, của ngành về quản lý GDHN cho HSKT (2.11 điểm, thứ bậc 7).

Công tác quản lý GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục chưa nhận được sự quan tâm của các cấp quản lý, mặt khác, một số CBQL chưa huy động sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội xuất phát từ nguyên nhân kỹ năng và kinh nghiệm quản lý của lãnh đạo nhà trường, vào năng lực vận động xã hội của nhà trường còn yếu kém.

GV trong các trường THCS hiện nay đều kiêm nhiệm công tác GDHN, học chưa được bồi dưỡng về phương pháp thực hiện giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục, nhà trường cũng chưa tổ chức các buổi tập huấn nhằm bồi dưỡng phương pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục cho GV, do vậy, hiệu quả GDHN cho HSKT vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Một số phụ huynh HS còn né tránh, không thừa nhận con em có khiếm khuyết nên chưa có sự phối hợp với nhà trường để hỗ trợ kịp thời cũng như không được hưởng chính sách riêng dành cho học sinh khuyết tật, đây cũng là một trong những khó khăn cho GV khi giáo dục hòa nhập cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)