Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 105 - 129)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Để tìm hiểu về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 3. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ cần thiết

của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

TT Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

97 64.7% 45 30.0% 8 5.3% 2.59 1

2

Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

94 62.7% 49 32.7% 7 4.7% 2.58 2

3

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

74 49.3% 35 23.3% 41 27.3% 2.22 5

4

Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

82 54.7% 36 24.0% 32 21.3% 2.33 4

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập

TT Biện pháp Mức độ cần thiết ĐTB Thứ bậc Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

cho học sinh khuyết tật

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

CBQL, GV, Phụ huynh HS đánh giá biện pháp Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên là cần thiết nhất (2.59 điểm, thứ bậc 1); Tiếp theo là biện pháp Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS xếp thứ bậc 2, 2.58 điểm. Biện pháp Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường trung học cơ sở xếp thứ bậc 3 với 2.45 điểm; Biện pháp Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các trường trung học cơ sở xếp thứ bậc 4 với 2.33 điểm; Biện pháp Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục xếp thứ bậc 5 với 2.22 điểm.

Để tìm hiểu về mức độ khả thi của các của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 3. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá của khách thể điều tra về mức độ khả thi

của các biện pháp quản lý quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

TT Biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB Thứ bậc Khả thi Ít khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

1 Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho

TT Biện pháp

Mức độ khả thi

ĐTB Thứ bậc Khả thi Ít khả thi Không

khả thi

SL % SL % SL %

HSKT thông qua hoạt động giáo dục

2

Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

88 58.7% 52 34.7% 10 6.7% 2.52 2

3

Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

66 44.0% 44 29.3% 40 26.7% 2.17 5

4

Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

68 45.3% 46 30.7% 36 24.0% 2.21 4

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

82 54.7% 46 30.7% 22 14.7% 2.40 3

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

CBQL, GV, Phụ huynh HS đánh giá biện pháp Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục là cần thiết nhất (2.53 điểm, thứ bậc 1); Tiếp theo là biện pháp Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho

HSKT thông qua hoạt động giáo dục xếp thứ bậc 2, 2.52 điểm. Biện pháp Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật xếp thứ bậc 3 với 2.40 điểm; Biện pháp Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật xếp thứ bậc 4 với 2.21 điểm; Biện pháp Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục xếp thứ bậc 5 với 2.21 điểm.

Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp.

Tiểu kết chương 3

Luận văn trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực trạng của hoạt động quản lý hoạt động GDHN cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, đã đưa ra các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

Biện pháp 3: Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKTthông qua hoạt động giáo dục.

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

Như vậy, các biện pháp quản lý đề xuất ở trên có thể áp dụng đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi và phù hợp, cần áp dụng các biện pháp vào điều kiện thực tiễn của từng trường THCS ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Học sinh khuyết tật trí tuệ là HS gặp phải những vấn đề khó khăn trong học tập trong nhà trường. Giáo dục hòa nhập cho học sinh là phương thức giáo để học sinh khuyết tật được học chung với học sinh cùng độ tuổi theo chương trình chung tại trường phổ thông nhằm hỗ trợ để phát triển và đáp ứng những nhu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân để học sinh hòa nhập cộng đồng.

Giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục có tầm quan trọng đối với HS khuyết tật trí tuệ hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục, chúng tôi đã phân tích mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật. Bên cạnh đó, lý luận về quản lý giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục cần thực hiện theo 4 chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá), tiến hành theo quy trình quản lý này sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục hòa nhập cho HS khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục đạt hiệu quả mong muốn.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, học sinh THCS khuyết tật trí tuệ có những khiếm khuyếtvề nhận thức, tư duy, hành vi, tình cảm do vậy đã áp dụng các hình thức và phương pháp GDHN đặc thù, tuy nhiên do chưa được đào tạo kỹ năng GDHN nên hiệu quả các hình thức, phương pháp này ở mức trung bình. Hiện nay, ở các trường THCS, trách nhiệm GDHN đặt nặng lên vai GV, nhà trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục.

Trong công tác lập kế hoạch, CBQL đã chỉ đạo GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện GDHN trong xây dựng kế hoạch GDHN cho HSKT, tuy nhiên còn xem nhẹ lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả GDHN cho HSKT thông

qua hoạt động giáo dục. Trong tổ chức thực hiện CBQL đã tổ chức thực hiện các mục tiêu GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục, tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện nội dung chương trình GDHN cho HS KT thông qua hoạt động giáo dục nhưng chưa chỉ đạo tổ chức cơ chế phối hợp.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp sau: Biện pháp 1: Chỉ đạo lập kế hoạch quản lý hoạt động GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục

Biện pháp 3: Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong quá trình GDHN cho HSKTthông qua hoạt động giáo dục.

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi cho thấy các biện pháp cần áp dụng đồng bộ vào các trường THCS ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Định Hóa

Chỉ đạo các trường THCS nâng cao nhận thức rõ về tầm quan trọng và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập HS khuyết tật thông qua các hoạt động giáo dục.

- Chỉ đạo các trường THCS bên cạnh việc cung cấp các kiến thức văn hóa, hỗ trợ tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện của HSKT và hòa nhập vào nhà trường, vào cộng đồng của các em.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, học liệu nhằm hỗ trợ GV về chuyên môn giáo dục đặc biệt với các lớp/khoa bồi dưỡng chuyên môn ngắn và dài hạn.

- Chỉ đạo đưa nội dung GDHN thông qua hoạt động giáo dục vào nội dung hoạt động chuyên môn định kỳ của nhà trường, giúp GV có cơ hội bồi dưỡng kiến thức, thực hành và rút kinh nghiệm, trao đổi học hỏi lẫn nhau.

2.2. Đối với các trường THCS huyện Định Hóa

- CBQL các trường THCS căn cứ vào điều kiện, tình hình nhà trường để áp dụng các biện pháp quản lý GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục.

- CBQL huy động sự ủng hộ, tham gia của các lực lượng trong quá trình GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục như gia đình HS KT, cấp quản lý của nhà trường, và các lực lượng khác như ban/hội phụ huynh, hội phụ nữ, hội bảo vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em…

- CBQL chỉ đạo GV là cầu nối giữa các gia đình HSKT và HS không KT để góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, nhìn nhận đúng và nhân văn về HSKT, về gia đình HSKT, nhằm mục đích hướng tới xây dựng một môi trường thân thiện, tích cực, một xã hội nhân văn và hòa nhập.

2.3. Đối với GV GDHN ở các trường THCS huyện Định Hóa

- Chủ động nâng cao kiến thức về HSKT: đặc điểm khuyết tật, đặc điểm về các kỹ năng, đặc điểm về khả năng tương tác, xã hội...để nâng cao chất lượng GDHN thông qua hoạt động giáo dục.

- GV tận dụng cơ hội học tập, rèn luyện để nâng cao nhận thức, kiến thức về GDHN cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục, tận dụng nguồn chuyên gia, cơ hội gặp gỡ với các nhà chuyên môn, các GV có kinh nghiệm khác để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong giáo dục hòa nhập.

2.5. Đối với phụ huynh HSKT

- Nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của gia đình trong mối quan hệ với nhà trường, với giáo viên trong quá trình giáo dục hòa nhập cho HSKT.

- Tích cực và chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về HSKT để tiếp cận cái nhìn khách quan, đúng đắn trong quá trình giáo dục hòa nhập.

- Đóng góp nhiều hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn với giáo viên và nhà trường tiểu học trong quá trình giáo dục hòa nhập cho HSKT thông qua hoạt động giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục

2. Đặng Quốc Bảo (1977), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), Thông tư 58/2011/TT-Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.

5. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quyết định Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật, Số: 23/2006/QĐ-BGDĐT.

6. Trần Thị Mỹ Dung, Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại các trường mầm non quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục số 416, kỳ 2, tháng 10/2017, tr.4.

7. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Hải (2010), Giáo trình quản lý giáo dục hòa nhập, Nxb Đại học sư phạm

9. Huỳnh Thị Thu Hằng, Lê Thị Hằng, Trần Thị Hòa (2008), Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở tiểu học, Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, tr.3

10. Nguyễn Văn Hưng, Nhận biết, phân biệt học sinh khuyết tật học tập và khuyết tật trí tuệ, Ban nghiên cứu giáo dục đặc biệt, http://recese.vnies.edu.vn/khoa- hoc-giao-duc-dac-biet/sach-an-pham/nhan-biet-phan-biet-hoc-sinh-khuyet- tat-hoc-tap-va-khuyet-tat-tri-tue

11. Anh Phương, Công bố kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam, https://www.sggp.org.vn/cong-bo-ket-qua-dieu-tra-quoc-gia-ve- nguoi-khuyet-tat-tai-viet-nam-570279.html

12. Quốc hội, Luật số 51/2010/QH12, Luật người khuyết tật

13. Phạm văn Quyết, Trần Văn Kham, Nghiên cứu hòa nhập xã hội của người thiệt thòi qua các công trình nghiên cứu xã hội học, Tạp chí Xã hội học, số 3 (135), 2016 (tr.76-85).

14. Tài liệu tập huấn hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập tại trường học (2017), Hà Nội.

15. Lê Văn Tạc (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học, Nxb Lao động xã hội.

16. Phạm Thị Thơm (2015), Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tăng động trong trường mầm non hòa nhập, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục.

17. Đinh Nguyễn Trang Thu (2017), Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học, Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội.

18. Thủ tướng Chính phủ, Ngày 10/04/2012, Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật.

19. Trần Thị Hà Thương (2014), Tìm hiểu mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại trường tiểu học Bình Minh, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tr.6.

20. Nguyễn Thụy Tố Uyên (2018), "Thực trạng của quản lí hoạt động GDHN cho TKT ở các trường tiểu học quận 7, TP. Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục, Số 430 (Kì 2 - 5/2018), tr 12-16.

21. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và hát triển chương trình giáo dục chuyên biệt, Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở tiểu học.

22. Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Bích Thủy, Giáo dục hòa nhập Việt Nam - Đánh giá từ chính sách, http://recese.vnies.edu.vn/khoa-hoc-giao- duc-dac-biet/sach-an-pham/giao-duc-hoa-nhap-viet-nam-danh-gia-tu- chinh-sach.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN 1. Đánh giá của thầy/cô về mục tiêu giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên?

TT Mục tiêu Đánh giá của CBQL, GV Quan trọng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật thông qua hoạt động giáo dục tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên​ (Trang 105 - 129)