Các phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước 1 Phương pháp quản lý xã hội của Nhà nước

Một phần của tài liệu Tóm tắt Chuyên đề quản lý xã hội (Trang 28 - 33)

1. Phương pháp quản lý xã hội của Nhà nước

Phương pháp quản lý xã hội của nhà nước là hệ thống các cách thức tác động có mục đích của nhà nước đối với các hoạt động và các quan hệ xã hội của các chủ thể quản lý xã hội nhằm đạt mục tiêu đặt ra.

2. Hình thức quản lý xã hội của nhà nước

Hình thức quản lý xã hội của nhà nước là các hoạt động và các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội nhằm mục tiêu phát triển.

? So sánh PP và Hình thức

- Giống: Chủ thể thực hiện, Phạm vi chịu tác động của xã hội, Mục tiêu phát triển.

- Khác:

+ PP: Cách thức tác động của nhà nước -> nhận thức -> hành vi + HT: tác động mối quan hệ trong xã hội

- Phạm vi tác động của phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước bao trùm toàn bộ xã hội.

- Các phương pháp và hình thức quản lý xã hội rất đa dạng.

- Các phương pháp và hình thức quản lý xã hội luôn có sự thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi xã hội.

- Phương pháp và hình thức quản lý xã hội phải gắn liền với các phương pháp và hình thức tác động của các thiết chế xã hội khác.

4. Cơ sở lựa chọn phương pháp và hình thức quản lý xã hội của nhà nước

- Là phải phù hợp với hiến pháp và pháp luật

- Việc lựa chọn phương pháp và hình thức quản lý phải nhằm đạt được những mục tiêu xã hội đề ra.

- Việc lựa chọn phương pháp và hình thức phải phù hợp với thực trạng mối tương quan giữa các phân hệ trong cơ cấu xã hội.

- Phải phù hợp với các quan hệ đối ngoại.

5. Các phương pháp quản lý xã hội của nhà nước

a, Phương pháp hành chính

* Khái niệm:

Phương pháp hành chính trong quản lý xã hội của nhà nước là cách thức tác động mang tính pháp quyền của nhà nước lên các hoạt động và quan hệ xã hội nhằm hướng các hành vi xã hội đạt được những mục tiêu quản lý xã hội đặt ra.

* Vai trò:

- Phương pháp hành chính giúp cho việc xác lập trật tự kỷ cương, môi trường pháp lý phù hợp và ổn định cho sự phát triển của xã hội.

- Giúp nhà nước giải quyết nhanh chóng hiệu quả những mâu thuẩn xung đột xã hội, đồng thời phát huy những nhân tố tích cực trong xã hội.

- Phương pháp này góp phần giúp cho nhà nước giải quyết nhanh chóng hiệu quả những tranh chấp với các xã hội khác, góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

* Điều kiện để sử dụng

- Có hệ thống luật pháp quản lý xã hội đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, ổn định, phù hợp với lợi ích đại đa số công dân trong xã hội.

- Có hệ thống cơ quan quản lý chức năng cùng đội ngũ công chức nhà nước có phẩm chất, năng lực, trình độ và trung thành tuyệt đối với chế độ xã hội.

- Có các cơ quan thanh tra, kiểm soát Nhà nước, hoạt động có hiệu quả trong việc giám sát sự hoạt động của các cơ quan chức năng.

b, Phương pháp vận động tuyên truyền

* Khái niệm:

Phương pháp vận động tuyên truyền trong quản lý xã hội của nhà nước là sự tác động về mặt tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, niềm tin của nhà nước đối với công dân trong xã hội tạo nên sự đồng tình và động cơ làm viêc tích cực nhằm thực hiện thành công mục tiêu quản lý xã hội đề ra.

* Vai trò:

- Phương pháp vận động tuyên truyền tạo nên sự đồng tình rộng rãi trong nhân dân là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

- Góp phần nâng cao ý thức tích cực chủ động trong cuộc sống, trong lao động của công dân.

- Duy trì phát triển sức mạnh truyền thống dân tộc, tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa của xã hội bên ngoài.

* Điều kiện sử dụng:

- Nhà nước có đường lối, thể chế chính trị đúng đắn, bảo vệ và thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số công dân trong xã hội.

- Nhà nước có các cơ quan chức năng và đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất năng lực trình độ để thực hiện công tác, vận động, tuyên truyền.

- Có hệ thống Pháp luật phù hợp.

c, Phương pháp tác động lên lợi ích

Phương pháp tác động lên lợi ích là các cách tác động có mục đích trực tiếp lên các lợi ích VC-TT của công dân qua đó tác động lên các hoạt động, các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.

* Vai trò

- Phương pháp này kích thích động cơ làm việc của con người, góp phần biến con người thụ động thành con người chủ động sáng tạo.

- Đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống VC-TT của con người. - Tăng cường ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội.

* Điều kiện để sử dụng phương pháp

- Phải bảo đảm có sự cân đối hợp lý giữa quyền lợi và trách nhiệm.

- Có sự cân đối hợp lý giữa lợi ích VC và lợi ích TT, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nhằm hướng tới sự phát triển chung.

d, Phương pháp tự quản lý

* Khái niệm:

Phương pháp tự quản lý của nhà nước dùng để quản lý xã hội là các phương pháp tác động gián tiếp của nhà nước lên xã hội bằng các chủ trương, đường lối, chính sách để các tổ chức xã hội thực hiện thành công các mục tiêu quản lý đề ra.

* Vai trò:

- Góp phần phát huy tốt ý thức tự chịu trách nhiệm và khả năng tổ chức xã hội, nó có thể tác động lên nhiều mối quan hệ xã hội mà nhà nước không thể bao quát hết.

- Góp phần mở rộng dân chủ và bình đẳng xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

* Điều kiện sử dụng:

- Có thể chế chính trị xã hội đúng đắn, luật pháp nghiêm minh nhằm đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của các tổ chức xã hội.

- Các tổ chức xã hội được quyền tự chủ sáng tạo trong phạm vi cho phép.

- Việc sử dụng phương pháp tự quản lý của các tổ chức xã hội phải nằm trong khuôn khổ pháp luật không được vô hiệu hóa nhà nước.

? Ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp, rút ra kết luận?

- Phương pháp hành chính:

+ Ưu: Dùng Pháp luật điều chỉnh hành vi  dể dàng đạt mục tiêu + Nhược điểm: Cứng nhắc

- Phương pháp vận động tuyên truyền: + Ưu điểm: Ý thức tuyên truyền

+ Nhược điểm: Khó thực hiện – do nhận thức của đối tượng - Phương pháp tác động lên lợi ích

+ Ưu điểm: tác động lên đời sống VC- TT + Nhược điểm: chạy theo lợi ích cá nhân. - Phương pháp tự quản lý

+ Ưu điểm: Tự giác

+ Nhược điểm: lách luật (phục vụ cho lợi ích số ít).

 Kết luận: Trong quản lý xã hội cần sử dụng phương pháp hành chính là đặt trưng nhất, bên cạnh đó cần kết hợp sáng tạo với các phương pháp còn lại.

6. Các hình thức quản lý xã hội của nhà nước

a, Kế hoạch hóa phát triển xã hội

Kế hoạch hóa phát triển xã hội là 1 hình thức quản lý xã hội của nhà nước bao gồm:

- Đề ra mục đích sự phát triển xã hội

- Những biện pháp thực hiện để đạt được mục đích đó.

- Cụ thể hóa từng giai đoạn để thực hiện định hướng phát triển xã hội. - Các nguyên tắc của việc thực hiện kế hoạch hóa phát triển xã hội:

+ Tập trung dân chủ có sự quản lý tập trung của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, phát huy tính tích cực chủ động của các cá nhân, các nhóm, các cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

+ Hiệu quả

b, Xây dựng hệ thống các thiết chế xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội

Hệ thống các thiết chế xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội cùng với nhà nước thực hiện công tác quản lý xã hội. Các thiết chế xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội chịu sự chỉ đạo của nhà nước đồng thời cũng có sự tác động tích cực trở lại đối với Nhà nước.

c, Thực hiện các chính sách xã hội

- Chính sách xã hội thực chất là một chủ trương tương đối dài hạn của nhà nước nhằm phát triển xã hội.

- Chính sách xã hội thường hướng đến 1 nhóm xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội nào đó tồn tại trong một thời gian xác định.

- Các phong trào xã hội là những hoạt động mang tính tập trung cao thu hút sự tham gia đông đảo của công nhân trong xã hội nhằm đạt được mục tiêu xã hội nhất định.

Một phần của tài liệu Tóm tắt Chuyên đề quản lý xã hội (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w