1. Khái niệm
Nguyên tắc quản lý xã hội của Nhà nước là các quy tắc chỉ đạo các tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng trong hoạt động quản lý xã hội của mình.
2. Cơ sở hình thành nguyên tắc quản lý xã hội của nhà nước
- Nguyên tắc quản lý xã hội phải xuất phát từ mục đích, đặt trưng của xã hội; - Nguyên tắc quản lý xã hội phản ánh đúng mối tương quan giữa nhà nước với các tổ chức xã hội, các phân hệ và các công dân trong xã hội;
- Nguyên tắc quản lý xã hội phải phù hợp với tình hình chung của xã hội đương thời (đặc điểm lịch sử).
3. Các nguyên tắc quản lý xã hội của nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Phải đảm bảo cho sự hoạt động của nhà nước theo các nguyên tắc hoạt động của nó.
- Nguyên tắc tiến bộ và công bằng. Quản lý xã hội nhằm mục đích hướng tới sự phát triển tiến bộ xã hội và công bằng xã hội thỏa mản nhu cầu lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
- Nguyên tắc chung sống hòa bình với các xã hội khác.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 có nêu: “Năm 1946, mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đở của nhân dân thế giới, kết hợp
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Công cuộc đổi mới của nhân dân ta ngày nay phù hợp với xu thế phát triến của thời đại, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước. Đi đôi với phát triển cao độ ý chí tự lực, tự cường, động viên mọi nguồn lực bên trong, cần khai thác tốt những thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước vì hòa bình, độc lập và phát triển, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; mở rộng quan hệ quốc tế phải trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi, giữ gìn bản sắc dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện đa phương hóa quan hệ đối ngoại, coi trọng và tiếp tục phát huy những quan hệ truyền thống”.
- Nguyên tắc mối quan hệ ngược. Quá trình quản lý xã hội của nhà nước phải thường xuyên nắm bắt những phản ứng của xã hội trước những tác động quản lý xã hội của mình để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.