Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 26 - 30)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.4. Tóm tắt về tác giả, tác phẩm Truyện Hoa tiên, Truyện Kiều, Sơ kính

1.4.1. Nguyễn Huy Tự và Truyện Hoa tiên

1.4.1.1. Tác giả

Nguyễn Huy Tự sinh tháng 7 năm Quý Hợi (tháng 8 năm 1743) trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng ở làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai trưởng của danh sĩ Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, và là con rể của Tiến sĩ Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Năm 17 tuổi, Nguyễn Huy Tự đỗ thứ 5 kỳ thi Hương tại trường Nghệ An. Buổi đầu, ông được bổ chức Thị nội văn chức tùy giảng ở phủ Lượng vương (phủ của Trịnh Sâm khi cịn là thế tử). Ít lâu sau, đổi ơng làm Binh phiên câu kê (một chức quan thanh tra) ở phủ chúa Trịnh Doanh. Năm 1767, ông nhậm chức Hồng lô tự thừa. Năm sau (1768), ông được cử làm Tri phủ Quốc Oai. Năm 1770, Nguyễn Huy Tự thi Hội trúng Tam trường, được bổ làm Hiến sát phó sứ xứ Sơn Nam. Năm 1774, ơng xin cải bổ sang võ ban, được cử làm Quản binh. Năm 1778, ông được thăng làm Trấn thủ Hưng Hóa, trực tiếp giữ đồn Bách Lẫm. Năm 1779, Nguyễn Huy Tự được đặc cách làm Tiến triều ứng vụ, tiếp đó là Hiệp lý lương hướng Sơn - Hưng -Tuyên, rồi Đốc đồng Hưng Hóa. Ở đây, ơng cùng với cha vợ là Nguyễn Khản, và chú vợ là Nguyễn Điều đánh dẹp được cuộc nổi dậy của Hoàng Văn Đồng ở vùng mỏ Tụ Long. Vì có qn công, ông được Tổng đốc Quảng Tây (nhà Thanh) tặng 4 chữ "Võ khố hùng

lược".

Năm 1781, ông được phái làm Khâm sai Giám đằng kiêm ấn quyển ở khoa thi Hội. Năm 1782, đổi ơng làm Thanh hình hiến sát sứ Sơn Tây, rồi Đốc đồng Sơn Tây, Hàn lâm viện hiệu lý, tước Uẩn Đình hầu. Cũng trong năm này, ở kinh đơ Thăng Long có loạn kiêu binh. Vương triều và đất nước cùng lâm vào

cảnh rối ren, loạn lạc. Nhân có tang mẹ, Nguyễn Huy Tự xin về chịu tang (1784) và ở hẳn ở nhà không ra làm quan nữa. Về lại Trường Lưu, ông giúp cha (Nguyễn Huy Oánh) chăm lo cho Phúc Giang thư viện.

Năm 1790, ông được vua Quang Trung triệu tới Phú Xuân. Ông nhận lời làm Hữu thị lang cho nhà Tây Sơn. Nhưng liền sau đó, ơng mắc trọng bệnh và mất ngày 27 tháng 7 năm 1790 tại Phú Xuân, lúc 47 tuổi, thụy là Thơng Mẫn.

Như vậy, có thể nói Nguyễn Huy Tự xuất thân trong dịng họ khoa bảng nổi tiếng ở đất Trường Lưu. Bản thân Nguyễn Huy Tự cũng đã làm rạng danh dòng họ ấy qua hành trang khá hiển hách của mình. Ngồi việc là một vị quan lấy việc chăm lo cho dân, cho nước làm trọng, Nguyễn Huy Tự còn là một tác giả văn học quan trọng của dòng họ Nguyễn Huy, bên cạnh Nguyễn Huy Oánh. Tuy ông viết không nhiều chỉ có một truyện Nơm lưu truyền hậu thế. Hoa Tiên kí và những đóng góp của ơng cho sự phát triển của thể loại truyện Nôm là không thể phủ nhận.

1.4.1.2. Tác phẩm “Truyện Hoa tiên”

Truyện Hoa tiên, cịn có tên là Hoa tiên ký hay Đệ bát tài tử Hoa tiên diễn âm là một truyện dài bằng thơ Nôm của Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) ra đời

khoảng giữa thế kỷ 18 trong lịch sử văn học Việt Nam.

Truyện Hoa tiên được viết phỏng theo một ca bản của Trung Quốc có nhan

đề là Đệ bát tài tử Hoa tiên ký. Ca bản này viết bằng thể thơ thất ngôn cổ phong liền vận, thỉnh thoảng có phụ thêm mấy chữ ở đầu câu để chuyển ý. Vì vậy, có nhiều bản chép tay truyện Hoa Tiên vẫn đề là Đệ bát tài tử Hoa tiên diễn âm.

Theo GS. Nguyễn Lộc, thì bản (ngun tác) của Nguyễn Huy Tự có độ dài là 1.532 câu lục bát. Sau khi được một người em họ bên vợ là Nguyễn Thiện (1763 - 1818; con Nguyễn Điều, gọi Nguyễn Du bằng chú) sửa chữa và thêm thắt (nhuận sắc) thì bản truyện có cả thảy là 1.826 câu, và được Đỗ Hạ Xuyên khắc ván in đầu tiên vào năm Ất Hợi (1875) đời Tự Đức, với nhan đề là Hoa tiên nhuận chính, hay Hoa tiên nhuận chính tân biên. Tuy nhiên, theo văn

bản có trong sách Văn học thế kỷ 18 do PGS. Nguyễn Thạch Giang chủ biên, thì bản nhuận sắc chỉ có 1.766 (đã dịch trọn vẹn ra chữ Quốc ngữ). Nhưng, theo nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm thì bản này có đến 1.858 câu.

Ngồi ra, theo GS. Nguyễn Lộc cịn có bản nhuận sắc của Vũ Đãi Vấn, và của Cao Bá Quát, nhưng cả hai đều đã thất lạc.

Nội dung Truyện Hoa tiên kể về mối tình giữa Lương Phương Châu

(Lương sinh) và Dương Dao Tiên. Lương sinh, con quan tể tướng người Tô Châu, thông minh, học giỏi, đến trọ học tại nhà người cậu ở Tràng Châu. Một hơm, dạo bước dưới ánh trăng, tình cờ gặp mấy cơ gái đánh cờ trong đó có Dao Tiên (con gái Dương tướng cơng), bèn đem lịng thương nhớ. Một lần theo cậu đến nhà họ Dương chơi, thấy trên tường có bài thơ chàng bèn họa lại gửi gắm lịng mình. Dao Tiên xúc động khi đọc bài thơ của Lương sinh và được sự giúp đỡ của hai cơ hầu gái chàng đã tỏ tình với Dao Tiên. Hai người thề nguyền với nhau và viết lời thề trên giấy hoa tiên.

Ngờ đâu, Lương tướng công và Lưu tướng công là bạn đồng liêu hẹn gả con cho nhau. Lương sinh rất đau khổ vì lời hứa hôn này nhưng không thể trái lời cha. Biết Lương sinh đính hơn với người khác, Dao Tiên rất buồn vì cho rằng người mình thương bội ước. Sau đó, Dương cơng phải lên kinh đơ nhậm chức và đem theo cả gia đình, mẹ con Dao Tiên đến ở nhờ người cậu họ Tiền. Lương sinh trở lại tìm Dao Tiên nhưng khơng gặp, chàng chán nản, bỏ bê học hành. Nhờ Diêu sinh khuyên nhủ, chàng thi đậu, được bổ làm quan ở kinh đơ. Tình cờ, gặp lại Dao Tiên hai người kể hết ngọn nguồn. Lúc này, Dương công đang đi dẹp giặc ở chiến trường, bị giặc vây. Lương sinh bèn xin ra trận nhưng không may cũng bị giặc vây.

Nghe tin đồn Lương sinh tử trận, Lưu Ngọc Khanh thề thủ tiết nhưng bị mẹ ép tái giá. Nàng nhảy xuống sông tự vẫn nhưng được thuyền của quan Long Đề học trẩy kinh ngang qua cứu được. Diêu sinh lại xin ra trận, phối hợp phá tan quân giặc. Trong tiệc mừng chiến thắng, vua biết được mối tình của Lương sinh và Dao Tiên,

lại nghe tin Lưu Ngọc Khanh đã tự vẫn nên đứng ra làm mối cho hai người. Lúc này, thuyền của quan Long Đề học cũng tới kinh đơ. Khi biết tin Lương sinh đã có vợ, Ngọc Khanh định đi tu. Nhờ có Long Đề học dâng sớ lên vua, vua ban cho nàng kết duyên cùng Lương sinh. Cuối cùng, chẳng những cưới được Dao Tiên, Ngọc Khanh mà còn cưới được hai nàng hầu là Vân Hương và Bích Nguyệt. Từ đó, cả gia đình sống trong cảnh đồn viên, hạnh phúc.

Theo nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm thì Truyện Hoa tiên, tuy là một câu chuyện tình, nhưng có chủ ý khun răn người đời về đường luân thường. Bởi thế, Cao Bá Quát trong một bài tựa chữ Hán, đã có câu rằng: “Trong truyện

Hoa tiên có nhiều ý tứ hay: trước thì trai gái gặp gỡ, vợ chồng yêu thương; rồi đến đạo cha con, nghĩa vua tôi, sự bè bạn, tình anh em; lớn thì triều chính, binh mưu, bao trung khuyến tiết; nhỏ thì nhân tình, thế thái, mây gió, cỏ cây”[64].

Văn truyện ấy thật là lối văn uẩn súc, điêu luyện, dùng rất nhiều điển cố; bởi thế cuốn ấy được các học giả thưởng thức, nhưng không được phổ cập như cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Hoa tiên có những câu giống hoặc gần giống thơ trong Truyện Kiều như vậy có thể thấy rằng tác giả của Truyện Kiều đã đọc Truyện Hoa tiên.

Nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng cũng nhận xét và đánh giá về Hoa Tiên ký. Ông cho rằng tác phẩm Hoa tiên được Nguyễn Huy Tự viết vào thời còn trẻ. Tác phẩm là kết quả của việc mượn cốt truyện từ một tác phẩm ở Trung Quốc và một cảm hứng trữ tình đậm đà của tác giả. Truyện Hoa tiên thể hiện yêu cầu khao khát tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đơi có phần vượt ra khỏi khn khổ của lễ giáo. Có thể nói nghệ thuật tả cảnh và tả tình trong truyện Nơm bác học này đạt tới đỉnh cao. Dầu đã qua một số lần nhuận chính, sửa chữa nhưng bản Nơm Hoa tiên ký

của Nguyễn Huy Tự (do Đào Duy Anh tìm thấy ở quê hương nhà thơ vào ngày 1 tháng 2 năm 1943) vẫn nguyên giá trị không thể thay thế. Vẫn giữ cốt truyện, nhưng Hoa tiên ký đã biến lối văn "kể và thuật" của ca bản Trung Quốc thành lối văn "tả và gợi"; chuyển thể loại ngâm xướng thành thể loại truyện thơ Nôm. Bản

thân việc biến chuyển cả "văn" lẫn "thể" đã nói lên cơng sức sáng tạo rất lớn của Nguyễn Huy Tự. Hệ thống nhân vật của Hoa tiên ký cũng đã đạt tới mức hoàn chỉnh. Một số nhân vật được khắc họa có nội tâm sâu sắc, sinh động; có sự hồn nhiên, tươi tắn và chân thật.

Về mặt ngôn ngữ, Hoa tiên ký là một bước tiến dài so với truyện Nơm

trước đó. Đây là bằng chứng về khả năng biểu cảm của tiếng Việt ở khoảng giữa thế kỷ 18...

Về phương diện nghệ thuật, mặc dù dựa khá sát vào nguyên bản (của Trung Quốc), tác phẩm của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thiện vẫn mang được một sắc thái trữ tình đậm nét. Nội tâm của Dao Tiên được khai thác tinh tế và sinh động. Thành cơng của Truyện Hoa tiên góp phần thúc đẩy sự ra đời của thể loại truyện Nôm trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 26 - 30)