Nghĩa tình, thủy chung, sắt son

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 66 - 79)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.4. Nghĩa tình, thủy chung, sắt son

Thủy chung sắt son là một phẩm chất đẹp trong tình u và ln được đặt lên hàng đầu. Thủy chung sắt son chính là việc khơng bao giờ thay lịng đổi dạ,

tình nghĩa khơng nhạt phai dù cho có bất kì khó khăn thử thách nào xảy đến đi chăng nữa. Một mối tình bền vững ln dựa trên cơ sở của lòng thủy chung. Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến trái chiều. Thủy chung là chỉ được yêu một người, mãi mãi theo một người? Thủy chung và mù quáng có ranh giới ra sao? Biểu hiện của sự thủy chung trong tình u thực chất là việc ln hướng về người u, khơng thay lịng đổi dạ với người đó trong hồn cảnh cụ thể. Đây cũng là một trong những nét ứng xử đẹp trong tình yêu của truyền thống văn hóa Việt Nam. Có thể nói tình u của các cặp tài tử giai nhân truyện thơ Nôm luôn đề cao nét đẹp tình yêu này.

Việt Nam là một quốc gia ở phương Đông đồng thời là một quốc gia nông nghiệp. Do điều kiện sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, bó hẹp trong phạm vi làng xã, không gắn với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tư duy lí tính ít phát triển bên cạnh đó, trải qua lịch sử hàng ngàn năm dân tộc Việt Nam sống trong nghèo đói, bị đơ hộ. Cái đói, cái nghèo là nỗi ám ảnh truyền kiếp của dân tộc Việt. Con người trong nghèo đói thường thương nhau, đùm bọc nhau, lấy cái đối đãi với nhau là chính. Cách cư xử ấy lâu ngày trở thành một truyền thống - đó là truyền thống trọng tình. Như đã nói ở trên chữ tình của người Việt là một khái niệm vơ cùng rộng lớn nó bao gồm tình cảm gia đình, tình cảm quốc gia dân tộc, tình yêu vạn vật con người, nói cụ thể hơn đó là những tình cảm dựa trên các mối quan hệ cha - con, chồng - vợ, vua - tôi, huynh - đệ, nam - nữ,… Trọng tình là cách ứng xử văn hóa đẹp của người Việt ln coi trọng tình cảm con người, lấy chữ tình để giải quyết mọi vấn đề. Có thể nói đây vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm của người Việt. Văn học cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng và quan niệm này. Trong truyện Sơ kính tân trang của Phạm Thái, mối tình giữa tài tử Phạm Kim và giai nhân Trương Quỳnh Thư mang đậm văn hóa ứng xử theo lối trọng tình của người Việt. Từ lối sống trọng tình dẫn đến tình cảm của trai tài gái sắc ln thủy chung sắt son dù trải qua bao thăng trầm, thử thách.

Cuộc tình duyên trắc trở của chàng Phạm Kim và nàng Trương Quỳnh Thư được ươm mầm từ hai thế hệ trước đó chính là cha của họ. Cha chàng Phạm Kim (Phạm công) vốn là bạn học chí thân với cha nàng Quỳnh Thư (Trương công). Họ giao hẹn với nhau rằng hễ sau này một bên sinh dược con trai và một bên sinh được con gái sẽ hứa gả cho nhau, bất kể tuổi tác, địa vị. Sự giao ước đó giống như một lời hứa hẹn thiêng liêng, dù sau này bất kể có biến cố hay sóng gió lớn lao nào xảy ra đi nữa thì lời hứa vẫn thực hiện vẹn trịn. Đó là chữ tín. Để làm tin, hai gia đình trao cho nhau gương (kính) và lược (sơ) nguồn gốc tên của tác phẩm. Quốc biến xảy ra, nhà họ Phạm ly tán, Phạm Kim bỏ nhà đi đây đó để lãng quên thế sự và trong cuộc ra đi này chàng đã gặp Quỳnh -Thư. Nhẹ nhàng mà thật trữ tình, cuộc gặp gỡ thiên định lại bắt nguồn từ hai người hầu là tiểu đồng Yến và nữ tỳ Hồng với câu chuyện bẻ trộm nhành mẫu đơn. Có thể nói người Việt ln lãng mạn và mang phong vị nhẹ nhàng như vậy. Tài năng và sắc đẹp của hai người chủ được tái hiện qua lời của người hầu. Trương Quỳnh Thư là bậc sắc nước hương trời, chim sa cá lặn, Phạm Thái khơng tiếc lời ca ngợi nàng:

“Trình ơng sau trước mọi bề: Lầu trang trộm thấy dung nghi tỏ tường Trương Cơng là đấng nghiêm đường

Vốn dịng ngọc diệp tên nàng Quỳnh Thư Xuân hoa bực ấy đang vừa

Tuổi vừa đôi bảy phong tư lạ lùng Thước tầm phỏng dạng bằng ông Lam pha mày liễu mỡ đông dạ ngà Chiều cá nhảy, vẻ nhạn sa Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây Má hồng môi thắm hây hây

Qua lời của tiểu đồng Yến, chân dung nàng giai nhân Quỳnh Thư hiện ra tuyệt mĩ. Đó là một tiểu thư khuê các. Tuổi vừa đôi bảy, phong thái và cốt cách hơn người, tư dung tốt đẹp. Giống như Nguyễn Du dùng thủ pháp ước lệ tượng trưng để họa Vân, Kiều, Phạm Thái cũng họa bức tranh về nàng Quỳnh Thư vô cùng sinh động. Nàng có lơng mày rất thanh và xanh màu lá liễu, đôi mắt long lanh, đẹp như trăng rằm, tóc bồng bềnh, nhẹ nhàng, mượt như mây trên trời cùng với đôi má ửng hồng. Quả là một tuyệt sắc giai nhân. Vẻ đẹp của nàng khiến chim phải sa, cá phải nhảy. Nhìn thấy nàng có lẽ ai cũng phải say mê. Tại sao Phạm Thái lại không tiếc lời miêu tả bậc mĩ nữ này? Vẻ đẹp cùng cốt cách thanh cao, dòng dõi kim chi ngọc diệp của nàng sẽ là cánh cửa mở ra cho những lời nói ngọc ngà, cách ứng xử đầy văn hóa trong tình u, cùng sự lịch thiệp của nàng khi trò chuyện cùng chàng Phạm Kim. Để tương xứng với nàng, chàng Phạm Kim cũng xuất hiện đầy ấn tượng. Yến đồng miêu tả chàng cho nữ tì Hồng như sau:

Hỏi rằng: Ơng những tài gì Mà chàng nhanh mép so bề cổ xuân Yến rằng: Ông bậc thanh xuân

Tuổi vừa đôi tám kinh phần uyên vi Từ chương, phú lụ, văn thi Cung, đao, kiếm, mã mọi bề lưu thông

Thú chơi tài tử lọt vòng Vang đàn thi bá, nổ vùng cẩm tiêu

Cờ thần, rượu thánh, thơ tiên

Tiêu hay múa phượng, địch thiêng gáy hoàng”

Phạm Kim là một trang tài tử, tài đức vẹn toàn. Qua lời kể và miêu tả của Yến đồng chàng là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tuổi vừa đôi tám. Không chỉ là một người giỏi võ nghệ thành thạo cung, kiếm, đao, mã mà chàng lại còn giỏi thơ phú, xuất khẩu thành thơ, lại thêm cái tài chơi đàn, thổi sáo, đánh cờ,

uống rượu. Tiếng đàn của chàng du dương, trầm bổng, hay đến nỗi Phạm Thái phải dùng điển tích nhắc đến con gái Tần Mục công thổi sáo chim phượng bay đến và hạ cánh. Đây là một người con trai tài giỏi, phi phàm. Truyện Nơm ln xây dựng những hình tượng nhân vật xứng đôi vừa lứa, tương đầu ý hợp như vậy. Cũng giống như nàng Quỳnh Thư, vè ngoài đạo mạo, phong cách hơn người của chàng Phạm Kim báo hiệu cung cách ứng xử văn hóa trong tình u vơ cùng lịch sự, khéo léo, có phần lãng mạn của cặp đơi “tình trong như đã mặt ngồi cịn e” này.

Sau khi nghe hai người hầu ca ngợi và khắc họa lại, cả chàng tài tử và nàng giai nhân đều động lòng. Nàng Quỳnh Thư phải thốt lên:

“Nàng nghe bèn hỏi: Người đâu lạ lùng” Khen rằng: Thực khách hào hùng Chẳng hào mà khác hồng trần thế ru

Xưa nay đã mấy trượng phu?

Người phong lưu, phải phong lưu đãi người”

Tương đầu ý hợp, cả hai cùng viết thư từ qua lại, họa thơ đối đáp với nhau. Lời thơ ý tình. Chàng Phạm Kim họa thơ gửi tặng nàng Quỳnh Thư, nàng Quỳnh Thư bẽn lẽn họa đáp lại. Điều đáng nói ở đây chính là sự ứng xử tế nhị trong cách bày tỏ tình cảm. Người Việt vốn mang văn hóa phương Đơng. Nếu như văn hóa phương Tây có sự thoải mái, thẳng thắn trong tình yêu, tình yêu của họ đẹp ở sự tơn trọng quan điểm lẫn nhau thì thì văn hóa phương Đơng đặc biệt là người Việt Nam đẹp ở sự nhẹ nhàng, tế nhị, bẽn lẽn, thẹn thùng trong tình u. Đơi trai gái yêu nhau thường tỏ tình một cách khéo léo, nói ý như trong ca dao, hị, vè từng thể hiện:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”

Hay:

Tình u lứa đơi thật chân quê bình dị:

“Nhà nàng ở cạnh nhà tơi

Cách nhau cái giậu mùng tơi xanh rờn… Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng

Một người chín nhớ mười mong một người…”

Dù yêu đến mấy, dù tình cảm mãnh liệt bao nhiêu đi chăng nữa người Việt vẫn tế nhị, tỏ tình, giãi bày một cách tinh tế nhất, khơng vồ vập, không vội vàng, không quá hăm hở. Phạm Thái cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt, của cách bày tỏ tình cảm kín đáo này. Ơng vận dụng thành cơng mơ típ thư từ qua lại, làm thơ tỏ tình của tầng lớp thượng lưu, khuê trung thời bấy giờ. Nàng Quỳnh Thư và chàng Phạm Kim đều xuất thân dòng dõi nho gia, thanh cao, tao nhã, được giáo dục, rèn giũa trong mơi trường gia giáo chính vì vậy dù với ai, dù ở đâu họ cũng có cách ứng xử rất văn hóa. Tình u của họ nảy nở vì sự mến phục tài năng, vì sự ái mộ tài sắc. Họ chọn hình thức tỏ tình với nhau bằng văn phú, thơ ca. Một cách ứng xử có văn hóa, mang đậm và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa ứng xử phương Đông đồng thời cịn thể hiện tài năng của đơi nam nữ... Sau khi biết đến Quỳnh Thư, chàng Phạm Kim viết thơ rằng:

“Lửa ân dẹp mãi mà không tắt Bể ái khơi mà cũng chẳng vơi Đèn Nguyệt ví bằng mây chẳng bợn

Xin soi cho tỏ nỗi niềm người ……………………………. Thư này gửi với giai nhân

Đem phong nguyệt góp cõi trần làm duyên”

Lời thơ mang đậm ý tình. Bao nhiêu nỗi niềm mong nhớ, ái mộ chàng gửi cả trong thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng, làm rung động lòng người. Chàng bày tỏ nỗi lịng của mình với nàng “lửa ân dẹp mãi mà khơng tắt/bể ái khơi mà cũng chẳng

lộ ý tình mà tế nhị, lịch thiệp, đúng chất của bậc hào hoa phong nhã. Đáp lại tấm lòng chàng, Quỳnh Thư cũng họa lại bằng thơ:

“Gửi đây đà gác thị thành Thêu màn lan thất vẽ tranh Lam Điền

Như dì gió rằng dun là thế Chớ vì tài mà rẽ chữ nhân Lời này gửi tới Đông quân Chơi xuân trải vẻ thanh tân mới hào”

Trai tài gái sắc trổ tài thơ ca. Hiểu thơ, cảm nhận được thơ là cảm nhận được ý tình ẩn kín trong đó. Tình u của đơi tài tử giai nhân này cứ lớn dần trong một khơng gian văn hóa, một mơi trường văn hóa lễ nghi như vậy. Họ xuất thân ở tầng lớp kim chi ngọc diệp để rồi tình u lứa đơi cũng nảy nở, bén rễ và ra hoa trong mơi trường như vậy.

Tình u đang mặn nồng, hương lửa đang nồng đượm thì bỗng chàng Phạm Kim nhận được tin đưa tới, gia mơn có việc và chàng phải tạm xa nơi đấy, tạm xa người yêu thương. Dù buồn tủi, dù “sầu gieo đào ủ, thắm tràn đào phai” nhưng nàng Quỳnh Thư vẫn phải chấp nhận xa chàng. Tưởng chừng câu chuyện chỉ có vậy nhưng rồi sóng gió bắt đầu từ đây. Con thuyền tình của nàng Quỳnh Thư và chàng phạm Kim bắt đầu gặp phong ba, bão táp, lênh đênh trong cuộc đời. Vì thấy nàng Quỳnh Thư tài sắc, tên đô đốc Trương công cộc cằn háo sắc cậy quyền thế bắt cha nàng phải gả nàng cho hắn. Nhận được tin dữ, Quỳnh Thư vội vã viết thư cho người yêu, gọi chàng trở lại. nàng đau đớn vơ cùng, trách mình phận bạc, lỡ dun với chàng Phạm Kim:

“Quỳnh nương thấy nói hãi hùng

Than rằng phận bạc má hồng, gớm thay! Lời nguyền văng vẳng còn đây

Kim lang biết nỗi nước này hay không Cũng toan giếng thẳm cho xong Nhưng còn nghĩ lại tấm lòng chưa an

Thà rằng thấy được mặt chàng Tỏ bày tâm sự thở than ân tình”

Thủy chung, sắt son nguyện một lịng vì người u là truyền thống bao đời nay của người phụ nữ Việt Nam. Từ những câu chuyện cổ tích như Sự tích núi

vọng phu, Trầu cau, Tấm Cám... hay những câu chuyện thời trung đại như Chuyện người con gái Nam Xương… tất cả đều ca ngợi sự sắt son một lịng, dù

nước có chảy, dù đá có mịn nhưng tình nghĩa vợ chồng, tình u đơi lứa vẫn mãi vẹn thề. Nàng Quỳnh Thư khi ở vào hoàn cảnh trắc trở éo le cũng đã chọn cách thủy chung với chàng Phạm Kim. Cuộc gặp gỡ của đôi trai tài gái sắc đầy nước mắt, thảm sầu. Sau khi nhận được thư nàng, chàng vội vã trở về và thấy người mình thương héo hon, buồn tủi:

“Chiều ủ liễu, vẻ hoa ôi

Ngọc trần môi thắm, châu sa má đào”.

Cả hai người cùng than thân trách phận:

“Hai bên than trúc thuyền mai

Trách khn dun nỡ hẹp hịi lượng dung”.

Trong hồn cảnh khơng thể thay đổi này Quỳnh Thư đã chọn cái chết dể giữ gìn tình yêu chung thủy của mình với Phạm Thái. Dù hành động của nàng là tiêu cực song cũng thể hiện khá rõ nét văn hóa trọng tình, trọng tín của người Việt. Lời thề với họ là thứ gì đó thiêng liêng cao cả, phản bội lời thề chẳng khác nào phản bội chính mình, xã hội sẽ lên án và khơng bao giờ dung thứ. Nàng Quỳnh Thư và chàng Phạm Kim trong Sơ kính tân trang cũng như nàng Kiều và chàng Kim Trọng trong Truyện Kiều đều thề nguyền, ước hẹn. Chính vì vậy họ trung

thành với mối tình của mình dù cho mối tình ấy nở hoa, viên mãn hay dang dở. Xét về mặt văn hóa mà nói có lẽ với người phụ nữ, thủy chung sắt son đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ từ thuở lập quốc. Có lẽ tình u thủy chung son sắt một phần bắt nguồn từ chiều sâu văn hóa trọng tình của người Việt, một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo (nhất quan niệm tam tòng đối với phụ nữ). Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đặc biệt từ sau một ngàn năm Bắc thuộc, tư tưởng

trung quân ái quốc, tam tòng tứ đức đã trở thành lẽ sống, thành quy luật sống của con người. Lấy chồng theo chồng, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử

tòng tử”, tam tịng tứ đức đã phần nào đó làm nên đức tính thủy chung cho người

phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Với người con trai, bản thân là một tài tử, suy nghĩ được mở mang, khai sáng thì nếp ứng xử cũng sẽ theo lối có hiểu biết, có học thức. Nghĩa là chàng ta cũng sẽ trọng nghĩa, trọng tình với người yêu. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là chàng ta sẽ chỉ lấy một vợ. Thủy chung ở đây được hiểu theo nghĩa đó là một cách sống biết trân trọng, nâng niu, đáp lại tình cảm của người con gái bên cạnh mình, vì mình. Tóm lại truyện thơ Nơm Sơ kính tân trang tái

hiện lại mối tình dang dở, trắc trở nhưng đồng thời cũng từ hồn cảnh éo le đó lịng thủy chung, sắt son được tỏa sáng. Văn hóa ứng xử của người Việt được bộc lộ và phát huy.

Văn học đơn giản chỉ là việc tái hiện cuộc sống, tái hiện hiện thực khách quan một cách chân thực hoặc thêm thắt tình tiết sao cho li kì. Sơ kính tân trang của Phạm Thái chính là câu chuyện của bản thân tác giả, truyện Nơm này mang tính tự truyện. Phạm Thái khơng hề vay mượn cốt truyện ở đâu cả mà ông lấy đề tài chính là mối tình khơng thành, đầy trắc trở, éo le của ông và nàng Trương Quỳnh Như. Ngay chính những cái tên đặt cho nhân vật trong truyện đã gần giống với tên nhân vật thật ngoài đời: Phạm Thái - Phạm Kim, Trương Quỳnh Như - Trương Quỳnh Thư. Mối tình của ơng nảy nở, ươm mầm và trải qua quãng thời gian đầy thơ mộng ngay trên mảnh đất Sơn Nam quê hương của nàng Quỳnh Như. Trai tài gái sắc gặp nhau, hai bên ý hợp tâm đầu, họ dùng thơ văn để thề non hẹn biển, biểu lộ sự nồng thắm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)