Chủ động trong tình yêu, đi theo tiếng gọi của trái tim, đấu tranh để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 50 - 61)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2. Chủ động trong tình yêu, đi theo tiếng gọi của trái tim, đấu tranh để

vệ tình u và hạnh phúc

Có lẽ, do quan điểm của các tác giả truyện Nôm bác học tiến bộ, cộng thêm sự thay đổi sâu sắc về mặt chính trị - xã hội nên ít nhiều truyện thơ Nôm cũng mang hơi hướng, mầm mống của sự bứt phá. Viết về đề tài tình yêu giữa tài tử và giai nhân, sự bứt phá đó chính là để cho đơi trai tài, gái sắc chủ động trong tình yêu, đi theo tiếng gọi của trái tim, đấu tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa phương Bắc đặc biệt là chịu ảnh hưởng của đạo Nho. Đạo Nho hướng con người ta tới những khuôn khổ lễ nghĩa, những quy tắc ứng xử trong đời sống, mà ở đó, đúng có, sai có, tốt có, xấu có. Khơng phải đạo Nho, đạo Khổng đúng đắn và hợp lí hồn tồn. Đạo Nho cũng mang trong mình sự hạn chế và khắt khe. Nổi bật nhất đó là việc trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Vượt lên khỏi tư tưởng phong kiến lạc hậu này, nét tiến bộ trong tình yêu tài tử giai nhân của truyện Nơm bác học đó là người con gái trong xã hội phong kiến chủ động đi tìm tình yêu, đấu tranh cho tình u và hạnh phúc của chính mình. Điều này được chứng minh rất rõ qua nhân vật Thúy Kiều. Nàng Thúy Kiều sau khi gặp được người trong mộng thì chủ động đi gặp, chủ động thề nguyền. Và rồi, khác với bao người con gái mảnh mai yếu đuối trong xã hội đó, khi rơi vào bi kịch, khi bị đẩy vào lầu xanh sống cuộc đời ô nhục, Thúy Kiều biết phản kháng bằng cái chết để bảo vệ nhân phẩm danh dự và bảo vệ tình yêu của mình với chàng Kim. Cịn trong Sơ kính tân trang, nàng Quỳnh Thư cũng viết thơ qua thơ lại với chàng Phạm Kim để bày tỏ tình cảm, chủ động hẹn gặp nhau, tâm sự than thở khi tình u rơi vào bi kịch. Sự tiến bộ cịn ở chỗ, nàng Quỳnh Thư chủ động trở lại với người yêu bằng việc tái sinh ở kiếp khác. Trong Truyện Hoa tiên,

Dương Dao Tiên là việc dùng viết lời thề nguyền trên giấy hoa tiên, chủ động, tự do đi tìm và quyết định tình u cho cuộc đời mình. Nói chung, tất cả các nhân vật trong truyện thơ Nôm đều yêu bằng trái tim, đi theo tiếng gọi của trái tim và nghe theo lí trí mách bảo.

Truyện Kiều - cuốn sách gối đầu giường, mang dấu ấn văn hóa dân tộc.

Đó là văn hóa nghĩa tình, khơng phải duy lí mà bắt nguồn từ các mối quan hệ khác trong xã hội, là lối sống, lối ứng xử trọng tình. Trong tình u, đó là sự chân thành, thủy chung, son sắt, nồng nhiệt, sôi nổi, vị tha, cao thượng đối với người mình u. Khơng phải ngẫu nhiên Nguyễn Du lại xây dựng Truyện Kiều mang nét đẹp văn hóa đó mà bởi vì thiên tài Nguyễn Du có sự hội tụ đầy đủ những yếu tố văn hóa gia đình, dịng họ, q hương và những trải nghiệm do thời đại xã hội đưa đến. Chính vì vậy ơng am hiểu văn hóa, phong tục Việt, trái tim ông giàu lịng vị tha. Ơng học được gì từ kho tàng ca dao dân ca của dân tộc? Phaỉ chăng đó là lối sống trọng tình đã nhuần thấm trong ca dao tục ngữ:

“Trèo lên cây khế nửa ngày,

Ai làm chua xót lịng này, khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời.

Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Mình đi có nhớ ta chăng?

Ta như sao vượt chờ Trăng giữa trời.”

(Ca dao)

Trong ca dao xưa, tình u nam nữ vơ cùng lãng mạn và cao đẹp. Đó là hình ảnh và những lời mời gọi tình tứ:

Cơ kia đứng ở bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. - Người về em vẫn trông theo

Trông nước nước chảy, trơng bèo bèo trơi - Nhìn em chẳng dám nhìn lâu

Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi

(Ca dao)

Không những vậy, trong ca dao cịn có sẵn sự táo bạo, hóm hỉnh, duyên dáng mà chàng trai và cô gái thể hiện một cách tự tin đầy chủ động:

- Yêu nhau một cái lá đa

Nửa nằm nửa đắp hơn nhà năm gian. - Tình cờ anh gặp em đây

Như cá gặp nước như mây gặp rồng. Mây gặp rồng mây lồng cuồn cuộn Cá gặp nước con ngược con xuôi. Chồng Nam vợ Bắc anh ơi!

Sao anh chẳng lấy một người như em?

(Ca dao)

Bắt kịp với những gì ca dao thể hiện, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có cái dịu dàng, e ấp của buổi đầu gặp gỡ:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngồi cịn e Hay:

- Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa - Nên chăng thì cũng tại lịng mẹ cha.

Sau khi vẽ nên bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng với sự tình cờ gặp người trong mộng, về nhà Kiều được Đạm Tiên báo mộng, Kiều tin lời Đạm Tiên nhưng vẫn có ý thức vùng dậy, chống lại định mệnh. Tình yêu đến quá bất ngờ, Kiều cũng dự cảm về một tương lai sóng gió, bạc mệnh. Dù vậy, nàng vẫn chủ động sang nhà Kim Trọng, chủ động vượt qua lễ giáo phong kiến để đến với tình yêu: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Kim - Kiều đã thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc.

Phá cách và vượt lên hẳn những gì Nho giáo phong kiến để lại, Nguyễn Du tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Ngay từ việc xây dựng lại truyện bằng thơ lục bát dường như ơng đã thốt li phần nào văn hóa Nho giáo. Ơng mang đến cho Truyện Kiều một phong vị dân tộc Việt và rất Việt. Cội nguồn văn hóa Việt là cội nguồn tình nghĩa mà mối tình Kim Kiều trong tập đại thành của ông đã được thể hiện khá rõ nét qua những ứng xử nghĩa tình của những nhân vật này. Tình u của Kim, Kiều dù cho có sóng gió, có hạnh phúc, có trắc trở, có chia ly, xa cách, có nước mắt… nhưng quan trọng là con đường ấy đi đến yêu thương và ở đó có những con người với những ứng xử sâu sắc, với những nghĩ suy cao thượng, với những cảm xúc nhiệt thành. Mặc dù kết thúc còn làm người đọc buồn hay rơi lệ Nguyễn Du để lại nét ứng xử cao đẹp ở đời. Có lẽ đó cũng là nét đẹp ngàn đời của truyền thống văn hóa Việt mà thế giới ngày nay dù có hiện đại đến đâu cũng khơng thể làm phai mờ. Trong mối tình ấy cũng có cái mãnh liệt táo bạo:

- Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường - Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình

Kiều chủ động, táo bạo nhưng nhiều lúc cũng ngập ngừng e thẹn “Thưa

rằng đừng lấy làm chơi”, và nhiều lúc cũng có cái hồn nhiên bản năng: Sóng tình dường đã xiêu xiêu

Xem trong âu yếm có chiều lả lơi

rồi cũng có cái khơn ngoan giữ gìn:

- Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh - Cịn thân cịn một đền bồi có khi…

Thanh Tâm tài nhân viết Kim Vân Kiều truyện cịn đặt mình trong lễ giáo phong kiến. Chính vì vậy tình u ở trong đó nghiêm chỉnh và khắt khe hơn. Trong truyện, mọi vấn đề đặt ra dường như đã được định sẵn, khuôn sẵn, nhân vật phải đi theo định hướng đó, khơng được chệch ra khỏi. Dù khắt khe với nhân

vật, tuy nhiên có nhiều chỗ Thanh Tâm tài nhân vẫn để cho nhân vật của mình mâu thuẫn: Kiều đã lớn tiếng trách cứ chàng Kim Trọng khi “lách mình qua khe

núi giả ơm gọn Thúy Kiều” nhưng rồi chính Thúy Kiều lại tự nhiên khóc nức nở

“nằm ngả vào lòng chàng” khi tâm sự với chàng về phận bạc, về việc trời xanh ghét ghen tài sắc… Liệu chi tiết đó có mâu thuẫn với cách ứng xử của một người phụ nữ gia giaó thời phong kiến? Thúy Kiều cịn khơng ngần ngại chiều chuộng một kẻ khơng ra gì như Sở Khanh “trai tham gái luyến dắt nhau lên giường cùng

vào giấc mộng mây mưa say tỉnh” còn với Thúc Sinh, một khi Thúy Kiều đã có

q nhiều kinh nghiệm trong chốn lầu xanh thì “ân ái đêm đó chắc sẽ mặn nồng”. Khơng những thế, ở đoạn cuối khi Thúy Kiều và Kim Trọng đoàn tụ, Thanh Tâm tài nhân cũng để lại thêm một mâu thuẫn lớn đó là đã để cho Kiều đồng ý (hay nói cách khác là khơng phản ứng) khi Kim “khẽ tay nới rộng đai lụa, cởi hộ áo

là, đỡ nàng vô màn uyên ương, bàn tay xoa xát tới chỗ tình nồng, dần dần tỏ ý tham hương tiếc nhụy” rồi sau đó lại nói về đạo đức về chữ trinh, về gia giáo của

người phụ nữ phong kiến. Vậy, văn hóa người Việt liệu có những ứng xử như vậy khơng? Chắc chắn là không. Văn học Việt Nam ta ảnh hưởng văn học Trung Quốc nhiều nhưng những gì thuộc về truyền thống, về bản sắc văn hóa tốt đẹp thì người dân Việt vẫn cố gắng duy trì. Và, chính điều đó làm nên sự khác biệt về lối suy nghĩ, cách thể hiện, thói quen hành động… nói chung là ứng xử văn hóa giữa hai dân tộc. Nguyễn Du để cho nhân vật của mình thể hiện những tư tưởng mới, tiến bộ dưới hình thức kín đáo, tế nhị chứ khơng hề q lộ liễu. Đây cũng chính là nét tài hoa của đại thi hào. Tình yêu đến với Thúy Kiều hết sức tình cờ. Đó là trong tiết thanh minh tháng ba tươi đẹp, Kiều cùng Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, nàng đã gặp Kim Trọng. Kim Trọng chào nàng - cái chào tao nhã, Kiều cũng chỉ dám “nghé theo”. Mối tình của họ “Tình trong như

đã …”, tế nhị, lịch thiệp biết bao. Ở đó, khơng hề có một cử chỉ kém tao nhã nào.

Xuyên xuốt toàn bộ câu chuyện, ứng xử của Kiều luôn phù hợp với tư cách một nàng thiếu nữ gia giáo. Như khi sang nhà Kim Trọng tình tự, hai người đã có

những kiểu cách ứng xử phù hợp. Chàng Kim “xem trong âu yếm có chiều lả lơi” thì cũng là một điều tự nhiên, bởi lẽ chàng Kim đã “xiêu xiêu” nàng Kiều. Và Kiều, với cách Kiều nói trước đây “Nên chăng thì cũng tại lịng mẹ cha”, “Trẻ

thơ đã biết đâu mà dám thưa” thì khơng thể nào Kiều khơng can ngăn chàng Kim

dù nàng cũng yêu chàng tha thiết. Điều quan trọng phải nói ở đây là những lời ngăn đón ấy lại là những lời hết sức chân tình chứ khơng phải là những lời rao giảng đạo đức cứng nhắc như cô Kiều của Thanh Tâm tài nhân. Và điều đó cũng phù hợp với cách nhìn, cách nghĩ, cách ứng xử theo truyền thống của dân tộc Việt. Kiều được Nguyễn Du xây dựng là một mẫu người yêu đương tự do, nhưng trong chừng mực, đúng đạo đức xã hội. Nàng đến với tình yêu rất hồn nhiên, rất mạnh bạo nhưng rất biết giữ gìn và với một nàng Kiều sống trong gia đình trung lưu, được dạy dỗ từ bé thì điều đó nàng rõ hơn ai hết. Vì vậy, cho dù Kiều mạnh bạo vượt rào sang nhà người yêu nhưng ai cũng nể phục nàng khi nàng biết nói những lời từ chối mà khơng làm chạm tự ái chàng Kim. Yêu luôn đi kèm với nhớ. Nỗi nhớ nhung trong tình yêu là một điều hiển nhiên. Người chinh phụ trong

Chinh phụ ngâm nhớ chồng đi chinh chiến da diết. Nàng ngày đêm dạo hiên

vắng, ngóng chờ chim thước báo tin lành, nàng cịn làm bạn với ngọn đèn leo lét để vơi nỗi nhớ mong. Hay người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc cũng mong chờ đấng quân vương, người tình trong mộng của nàng một lần trở lại để cùng với nàng hát khúc tương phùng nối tiếp cái quá khứ vàng son một thuở “Bóng

dương lộng bóng trà mi trập trùng” dù đó là điều khó có thể trở thành hiện thực.

Những cung bậc nhớ thương ấy nào dễ gì được bày tỏ trong xã hội phong kiến khi mà đạo đức Nho giáo dạy phụ nữ phải phu xướng phụ tùy. Nỗi nhớ của người bình dân có phần mạnh mẽ và cụ thể hơn:

- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

(Ca dao)

Để ai ơm bóng trăng tà năm canh

(Ca dao) - Nước non một gánh chung tình

Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ta (Ca dao)

- Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này

(Ca dao) - Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than (Ca dao)

- Đêm qua ba bốn lần mơ

Chiêm bao thì thấy dậy sờ chiếu không. (Ca dao)

Trong thơ của Nguyễn Trãi, nỗi nhớ cũng cồn cào da diết:

Loàn đan ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng

Ngồi ấy dầu cịn áo lẻ Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng

(Tiếc cảnh - Nguyễn Trãi) Trong Truyện Kiều, nỗi nhớ theo Kiều suốt mười lăm năm lưu lạc. Kiều nhớ ai? Kiều nhớ gia đình, nhớ người thân và nhất là khơng lúc nào ngi qn hình bóng người trong mộng “Hài văn lần bước dặm xanh. Một vùng như thể

cây quỳnh cành dao” của buổi đầu. Tự bao giờ trái tim yêu của Kiều đã khắc ghi

hình ảnh ấy:

Xa xơi ai có thấu tình chăng ai…

…Tiếc thay chút nghĩa cũ càng

Dẫu lìa ngó ý cịn vương tơ lịng.

Kim Trọng cũng thế, chàng nhớ Kiều da diết. Làm sao có thể qn hình bóng người mình u, người mình đã thề nguyền dưới ánh trăng sáng. Sống với Thúy Vân mà chưa lúc nào chàng nguôi quên Kiều (Đây cũng là chỗ mà người đời thương Vân và nói nhiều đến cảnh đồng sàng dị mộng trong cuộc sống vợ chồng của Vân):

Nỗi nàng nhớ đến bao giờ Tn châu địi trận vị tơ trăm vịng

Có khi vắng vẻ thư phịng

Đốt lị hương giở phím đồng ngày xưa Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ

Trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm Dường như trên nóc bên thềm

Tiếng Kiều đồng vọng bóng xiêm mơ màng.

Có thể nói, nỗi nhớ của chàng Kim với nàng Kiều khơng chỉ đơn thuần là nỗi nhớ người yêu mà đây là nỗi nhớ của chồng đối với vợ, của người “Đã quen thuộc

nết càng dan díu tình”. Chính vì vậy, chàng nhìn đâu cũng thấy nàng “bên nóc, bên thềm”, “bóng xiêm mơ màng” lúc ẩn lúc hiện. Càng xa nàng, chàng càng nhớ bồi hồi

thương nhớ không ngi. Và khơng chỉ là nỗi nhớ của tình u trai gái mà còn trắc ẩn một niềm thương nhân thế: thương nàng phải bước lưu li, thương nàng chịu nhiều oan khuất, thương nàng bèo nước nổi trơi…

“Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu li

Xót thương chiếc lá bơ vơ

Có lẽ điều này cũng giải thích cho việc dù yêu Kiều đến đâu, tha thiết muốn gắn bó vợ chồng với nàng đến đâu, Kim Trọng cũng sẵn mối tương giao để chiều theo ý nguyện của Kiều, làm yên lòng Kiều. Từ đây chúng ta cũng thấy một điều, u khơng có nghĩa là cùng sống chung trong một mái nhà, cùng ăn, cùng ngủ… mới là yêu. Trong tình u, tuyệt đối khơng thể có những toan tính thấp hèn lại càng khơng được đem những tham vọng riêng tư để chiếm hữu người mình yêu. “Yêu là cho đâu phải nhận riêng mình”. Đây là tình yêu mang hương vị Việt mà như Lê Thu Yến nói: “Trong Kim Bình Mai, Liêu trai chí dị, Hồng

lâu mộng của Trung Quốc… hầu như vắng bóng tình u kiểu này. Tính cao

thượng trong tình u cũng là một đặc tính nổi trội trong ứng xử của người Việt. Tình yêu trọn vẹn là đủ đầy nằm trong cách hành xử của con người chứ không phải ở thể xác hay vật chất”. Nguyễn Du đã thấm nhuần quan niệm đó và thể hiện thành cơng qua hình ảnh lí tưởng Kim, Kiều. Kim Trọng hoàn toàn xem nhẹ chữ trinh của lễ giáo phong kiến, chàng nghĩ chữ trinh có ba bảy đường và chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử của người việt qua mối tình tài tử giai nhân trong truyện nôm bác học (Trang 50 - 61)