Kết quả xác định hệ số cản giữa bó gỗ và mặt đất khi kéo lết bằng tời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số thông số công nghệ hợp lý khi sử dụng tời tự hành hai trống để vận xuất gỗ rừng trồng​ (Trang 73 - 78)

Từ kết quả đo lực kéo của cáp tời ứng với trọng lượng gỗ khác nhau ta xác định được hệ số ma sát giữa bó gỗ và mặt đất. Kết quả các thí nghiệm trình bày ở biểu 4.9.

66

Bảng 4.9. Kết quả tính toán lực cản ma sát giữa gỗ và mặt đất. STT Tải trọng Q (Tấn) Fk (Tấn) f 1 0,2 0,11 0,550 2 0,4 0,21 0,525 3 0,6 0,52 0,867 4 0,8 0,65 0,831 5 1 0,98 0,980 Trung bình 0,747

Như vậy, hệ số cản giữa bó gỗ và mặt đất khi kéo lết bằng tời, xác định được bằng thực nghiệm f = 0,747.

67

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Qua thực tế khảo nghiệm cho thấy, mẫu tời hai trống do đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ, cải tiến, thiết kế, chế tạo một số thiết bị phục vụ khai thác chọn rừng tự nhiên nhằm nâng cao tỷ lệ tận dụng gỗ và hạn chế tác động xấu đến môi trường” thiết kế, chế tạo được ứng dụng và thử nghiệm trong quá trình vận xuất đối với gỗ rừng trồng là hoàn toàn đáp ứng tốt.

Mẫu tời khảo nghiệm có công suất lớn, vận tốc kéo được thay đổi với các mức độ khác nhau, hệ thống trống tời chính kết hợp với trống tời phụ làm tăng khả năng làm việc cũng như tính linh động của tời nên có thể áp dụng với nhiều loại hình sơ đồ công nghệ vận xuất khác nhau.

2. Trên cơ sở lý luận chung về quá trình kéo gỗ bằng tời, luận văn đã xây dựng được công thức lý thuyết tính toán năng suất (Công thức 3.5) và chi phí năng lượng riêng (Công thức 3.16) của tời hai trống khi vận xuất gỗ rừng trồng.

Khi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này, luận văn đã lực chọn hai yếu tố quan trọng là tải trọng chuyến (Q) và vận tốc cáp tời (V) để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến năng suất và chi phí năng lượng riêng, làm cơ sở định hướng cho quá trình nghiên cứu thực nghiệm.

3. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm đã xây dựng được phương trình hồi quy và hàm tương quan biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và chi phí năng lượng riêng với các yếu tố ảnh hưởng đã chọn như:

* Năng suất gom gỗ của tời:

- Phương trình hồi quy:

68 - Phương trình dạng thực:

Ng = 164,92 + 27,67Q – 14,453Q2 – 901,02V+10,417V.Q+1048,38V2

* Chi phí năng lượng riêng gom gỗ của tời:

- Phương trình hồi quy:

Nr = - 0,922 + 0,420X1 – 0,184X12 + 6,037X2 + 0,146X2X1 – 8,444X22

- Phương trình dạng thực:

Nr = – 132,35 – 1,117Q - 1,1499Q2 + 666,18V + 3,645Q.V – 743,25V2 4. Khảo sát các phương trình tương quan xác định được giá trị vận tốc cáp tời tối ưu V = 0,3026 (m/s), và tải trọng chuyến tối ưu Q = 0,6486 (m3). Khi đó ở điều kiện thí nghiệm, chi phí năng lượng riêng của tời thấp nhất và năng suất của tời là lớn nhất:

Nrmin = 0,686 Kwh/m3.

Ygmax = 2,185 m3/h.

Khảo nghiệm quá trình gom gỗ rừng trồng bằng tời với các trị số tối ưu, kết quả cho thấy tời làm việc hoàn toàn ổn định; sai lệch giữa kết quả tính toán với kết quả đo nhỏ hơn 5%, do vậy các phương trình tương quan lập được đảm bảo độ tin cậy và các giá trị tối ưu nêu trên nên có thể sử dụng trong thực tiễn vận xuất gỗ rừng trồng.

5. Qua quá trình thực nghiệm đã xác định được hệ số cản giữa bó gỗ rừng trồng và mặt đất khi kéo gỗ bằng tời theo phương pháp kéo lết, với hệ số cản trung bình tính toán được f = 0,747.

69

Khuyến nghị

1. Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chi phí năng lượng riêng khi vận xuất gỗ bằng tời hai trống. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn mới nghiên cứu được 2 yếu tố chính là tải trọng chuyến (Q) và vận tốc tời cáp (V), còn các yếu tố khác chưa khảo sát được. Vì vậy, chúng tôi đề nghị trên cơ sở kết quả của luận văn này cần tiếp tục khảo nghiệm các yếu tố khác có ảnh hưởng tới chi phí năng lượng riêng và năng suất của tời để tiếp tục hoàn thiện việc tính toán tối ưu cho tời tự hành hai trống vận xuất gỗ rừng trồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị sử dụng loại thiết bị này sao cho có hiệu quả nhất.

2. Cần tiếp tục khảo nghiệm tời trong điều kiện sản xuất với nhiều dạng địa hình, độ dốc khác nhau để hoàn thiện kết cấu cũng như đánh giá khả năng làm việc của tời. Công nhân vận hành tời cần được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng sử dụng, giảm chi phí thời gian và có thể xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng tời. Trong quá trình khảo nghiệm nên sử dụng các trị số tối ưu xác định được trong luận văn này để nâng cao năng suất và giảm chi phí vận xuất.

3. Cần nâng cáp tải lên cao nhờ ròng rọc chuyển hướng để đầu bó gỗ được nâng lên, hạn chế đầu gỗ cày xuống đất khi kéo. Có thể sử dụng đầu chụp khúc gỗ hoạc mắc chuyện dụng để giảm bớt sức cản và bó gỗ dễ vượt qua chướng ngại vật trong quá trình kéo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đoàn Tử Bình (1995) Bài giảng xác suất thống kê. Đại học Lâm nghiệp. 2. Lê Công Huỳnh (1995) Phương pháp nghiên cứu khoa học NXB Nông

nghiệp, Hà nội.

3. Nguyễn Văn Bỉ (2006), Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, Đại học Lâm nghiệp.

4. Phạm Văn Lang, Bạch Quốc Khang (1998), Cơ sở lý thuyết quy hoạchthực nghiệm và ứng dụng trong kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà nội

5. Lê Như Long (1995), “Máy nông nghiệp dùng trong hộ gia đình và trang trại nhỏ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

6. Bùi Minh trí (1996), Giáo trình tối ưu hoá, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội. TIẾNG NGA. 7. 8. 9. 10. 11. 12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số thông số công nghệ hợp lý khi sử dụng tời tự hành hai trống để vận xuất gỗ rừng trồng​ (Trang 73 - 78)