Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 64 - 65)

2 Phương pháp nghiên cứu

3.5.1Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Các bà mẹ được hỏi một số câu hỏi nhằm đánh giá kiến thức về NDTN, bao gồm hiểu biết và nhận thức về nuôi con bằng sữa mẹ, thời gian bú mẹ, thời gian bắt đầu bổ sung các loại thức ăn và nước, số lần cho ăn đối với trẻ ở những độ tuổi khác nhau. Thông tin về nhận thức và hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ được thể hiện trong bảng 3.5.1. Trung bình, các bà mẹ trả lời đúng 5,6 câu trên 11 câu hỏi về nuôi con bằng sữa mẹ. Có sự khác biệt nhỏ trong câu trả lời của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi và từ 6 đến 23,9 tháng tuổi. Trung bình, các bà mẹ có con từ 6 đến 23,9 tháng tuổi hiểu biết ít hơn về nuôi con bằng sữa mẹ so với các bà mẹ có trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi (P<0,001), kết quả này có thể phản ánh sự khác nhau trong các các giai đoạn nuôi dưỡng trẻ (Bảng 3.5.1).

Khoảng ba phần tư những người tham gia nghiên cứu hiểu rằng trẻ cần được cho bú ngay hoặc trong vòng 1 giờ sau khi sinh (78,8%) và trẻ sơ sinh cần được bú sữa non (74,4%) (Biểu đồ 3.5.1). Tỷ lệ bà mẹ biết rằng, trong 6 tháng đầu, chỉ bú sữa mẹ tốt hơn việc kết hợp giữa sữa mẹ và sữa bột là rất cao 83,9%. Tuy nhiên, chỉ 52,5% thấy cho trẻ chỉ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu là tốt. Điều này phần lớn là do mọi người tin rằng trẻ cần được cho uống thêm nước, các chất lỏng khác hoặc thức ăn đặc trước khi trẻ 6 tháng tuổi. Chỉ 23,2% bà mẹ tham gia vào nghiên cứu nói rằng cần bắt đầu bổ sung nước cho trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi; tỷ lệ người biết rằng đây là thời điểm đúng đắn để bổ sung thêm chất lỏng thay vì nước vào chế độ ăn của trẻ cao hơn (62,3%) (Bảng 3.5.1). Hơn nữa, một phần mười số người tham gia cho biết rằng thức ăn đặc nên được đưa vào bữa ăn của trẻ dưới 6 tháng tuổi (Bảng 3.5.2). Khoảng một nửa các bà mẹ nói rằng bú mẹ cần được duy trì đến khi trẻ 24 tháng tuổi (Biểu đồ 3.5.1).

Có sự thiếu hụt trong kiến thức về cách bú mẹ. Chỉ một phần mười số phụ nữ biết nên làm thế nào nếu họ cảm thấy rằng con 4 tháng tuổi của mình chưa ăn đủ sữa (ví dụ như cho con bú nhiều lần hơn, uống nhiều nước hơn, ăn thêm thức ăn hoặc các đồ ăn đặc biệt). Ngoài ra, dưới một nửa số người tham gia biết rằng họ nên cho con bú hết 1 bên vú trước khi chuyển sang bên kia, và 54,2% biết vị trí trẻ ngậm bắt núm vú đúng khi bú sữa mẹ (Biểu đồ 3.5.1).

Bảng 3.5.1: Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹtheo tuổi

Chỉsốvề kiến thức 0-5,9 tháng

(n=6,068) 6-(n=4,766)23,9tháng (n=10,Tổng 834)

% % %

Trẻnên bắt đầu được bú ngay lập tức hoặc trong vòng 1 giờsau khi

sinh 79,3 78,3 78,8

Trẻnên được bú sữa non 77,5 70,4*** 74,4 Trẻsơ sinh cần 5-7 ml sữa trong mỗi lần cho bú ngày đầu tiên 7,9 7,5 7,7

Biết nên làm gì khi con 4 tháng tuổi của mình không được bú đủsữa 24,3 25,5 24,8

Biết vịtrí ngậm bắt vú đúng 57,1 50,6*** 54,2 Nên bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên kia 49,4 44,1*** 47,1

Mỗi sữa mẹtốt hơn sữa mẹ + sữa bộtcho trẻdưới 6 tháng 84,8 82,8** 83,9 Cho trẻ< 6 tháng bú MỖI sữa mẹlà tốt 54,9 49,3*** 52,5 Trẻtừ6-8 tháng nên BẮT ĐẦU được uống thêm nước ngoài sữa mẹ 24,9 20,9*** 23,2 Trẻtừ6-8 tháng tuổi nên bắt đầu được uống thêm các thức ăn lỏng

khác ngoài sữa mẹ 63,2 61,1* 62,3 Mẹnên cho trẻbú mẹđến 24 tháng tuổi 51,0 53,8** 52,2

Trung

bình SD Trung bình SD Trung bình SD

Câu trả lời đúng có điểm sốtrung bình (từ 0-11) 5,7 2,0 5,4*** 2,0 5,6 2,0

64

Biểu đồ 3.5.1: Kiến thức của bà mẹvề NCBSM (n=10,834)

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 64 - 65)