Tình trạng bệnh và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 56 - 59)

2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.7Tình trạng bệnh và nuôi dưỡng khi trẻ ốm

29,5% số trẻ dưới 6 tháng tuổi có trên 1 triệu chứng bệnh trong 2 tuần trước cuộc điều tra (Biểu đồ 3.3.27, Bảng 3.3.11). Tỷ lệ bị ốm của trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi là 44,3%. Trong số trẻ bị ốm, triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và ở trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi là sốt (tương ứng là 51,2% và 55,3%), sau đó là ho/cảm (tương ứng là 36,9% và 42,9%). Mặc dù vậy, cần chú ý rằng cả 2 bệnh này có nhiều khả năng bị nhầm lẫn với nhau (Bảng 3.3.11). Tiêu chảy và thở nhanh ít phổ biến hơn. Các triệu chứng hầu như không khác nhau ở hai giới (không thể hiện ở bảng).

Bảng 3.3.11: Bệnh và nuôi dưỡng trẻ khi ốm theo tuổi

Chỉsố 0-5,9 tháng

(n=6.068) 6-(n=4.766)23,9tháng (n=10.834)Tổng

% % %

- Trẻ bịốm trong 2 tuần vừa qua 29,5 44,3*** 36,0

- Triệu chứng chính a

o Sốt 51,2 55,3* 53,4

o Ho/Cảm 36,9 42,9*** 40,1

o Thởnhanh/thởnông 2,0 0,8** 1,3

o Tiêu chảy 13,7 11,5* 12,5

- Khi có những triệu chứng này, trẻđược búb

o Không cho bú 0,1 0,3 0,2

o Ít hơnbình thường nhiều 4,4 6,2*** 5,2

o Ít hơn bình thường một chút 17,2 13,7 15,7

o Như bình thường 59,7 50,0 55,5

o Nhiều hơn bình thường 18,6 29,9 23,5

- Khi có những triệu chứng này, trẻđược cho ănc

o Dừng cho ăn 11,5 3,2 5,1

o Ít hơn bình thường nhiều 7,3 18,6*** 16,0

o Ít hơn bình thường một chút 28,3 38,4 36,1

o Như bình thường 50,2 35,7 39,0

o Nhiều hơn bình thường 2,8 4,1 3,8

- Được uống ORS đểđiều trịtiêu chảy d 37,3 59,2*** 48,4

- Được uống Kẽm đểđiều trịtiêu chảy d 13,7 16,3 15,0

Ghi chú: *P<0,05, **P<0,01, ***P<0,001

aTrong số các trẻ cho biết đã bị ốm trong 2 tuần qua (n=3.899)

b Trong số các trẻ vẫn đang bú có triệu chứng (n=3.087)

c Trong số các trẻ đã bắt đầu ABS có triệu chứng (n=2.724)

56

Biểu đồ 3.3.27: Tỷ lệtrẻ bịốm trong 2 tuần qua theo tuổi (n=10,834) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích liên quan hai biến cho thấy rằng bú mẹhoàn toàn bảo vệtrẻ khỏi bịốm (Biểu đồ3.3.28). Tỷ lệtrẻ

không được bú mẹhoàn toàn bịốm là 31% so với tỷ lệ23,6% ởtrẻđược bú mẹhoàn toàn (P<0,001). Bú mẹ

hoàn toàn có liên quan đến giảm các nguy cơ mắc các triệu chứng như sốt (P<0,001), ho/cảm (P<0,001), và

tiêu chảy (P<0,01).

Biểu đồ 3.3.28: Tỷ lệ mắc bệnh theo thực hành bú mẹhoàn toàn ởtrẻdưới 6 tháng tuổi (n=6,068)

Khi bị ốm, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn. Trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi bị ốm cũng cần được cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn, uống thêm nước, ăn thêm thức ăn và cho ăn các bữa nhỏ thường xuyên (2). Khi trẻ có các triệu chứng ốm, hơn nửa số bà mẹ, bao gồm 59,7% mẹ có trẻ dưới 6 tháng tuổi và 50,0% bà mẹ có trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi, cho biết họ cho con bú với tần suất như bình thường (P<0,001) (Bảng 3.3.11). Trong khi có 29,9% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 23,9 tháng được cho bú nhiều hơn bình thường, thì chỉ 18,6% trẻ dưới 6 tháng tuổi được cho bú nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, gần một phần năm trẻ được bú ít hơn bình thường khi trẻ bị các triệu chứng này (Bảng 3.3.11).

Cách nuôi dưỡng trẻ đã bắt đầu ABS khi bị ốm cũng khác nhau tùy theo từng độ tuổi (P<0,001). Khi trẻ có các triệu chứng ốm, một nửa số trẻ dưới 6 tháng tuổi được cho ăn như bình thường. Ngoài ra, 28,3% trẻ được cho ăn ít hơn bình thường một chút, 7,3% được cho ăn ít hơn bình thường nhiều và 11,5% trẻ dừng cho ABS. Trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 23,9 thông thường được cho ăn như bình thường hoặc ít hơn bình thường một chút (tương ứng 35,7% và 38,4%). Gần một phần năm số trẻ này (18,6%) được cho ăn ít hơn bình thường (Bảng 3.3.11).

29.5 44.0 45.0 43.8 0 20 40 60 80 100 <6 (n=6,068) 6-11.9 (n=1,825) 12-17.9 (n=1,420) 18-23.9 (n=1,521) % Tháng tuổi

Trẻ bị ốm trong vòng 2 tuần vừa qua Trung bình

23.6 11.1 8.1 2.3 31.0 16.1 11.6 4.5 0 20 40 60 80 100 Có ít nhất một triệu

chứng*** Sốt*** Ho/Cảm*** Tiêu chảy**

%

Bú mẹ hoàn toàn Không bú mẹ hoàn toàn

57

Biểu đồ 3.3.29: Số lần cho trẻbú khi trẻ bịốm (n=3,087)†

Trong số trẻ đang bú mẹ có triệu chứng

Biểu đồ 3.3.30: Tần suất cho ăn bổsungkhi trẻ bịốm (n=2,724)

Trong số trẻ được cho ăn bổ sung có triệu chứng ốm

Trẻ bị tiêu chảy được khuyên điều trị bằng uống dung dịch bù nước và điện giải (ORS) và Kẽm (2). Trong số 485 trẻ có triệu chứng tiêu chảy, gần nửa (48,4%) số trẻ được uống ORS và 15,0% uống Kẽm để điều trị (Biểu đồ 3.3.31). Tỷ lệ trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 23,9 tháng đã dùng ORS cao hơn so với trẻ ở nhóm tuổi thấp hơn (59,2% so với 37,3%, P<0,001) (Biểu đồ 3.3.31). Sự khác biệt này có thể cho thấy rằng chuẩn mực cũng như niềm tin về việc trị bệnh của cũng trẻ khác nhau theo tuổi của trẻ.

Biểu đồ 3.3.31:Điều trịtiêu chảy theo tuổi (n=485)

Trong số trẻ bị tiêu chảy trong 2 tuần vừa qua

0.2 5.2 15.7 55.5 23.5 0 20 40 60 80 100 Không cho bú Cho bút ít hơn bình thường nhiều Cho bú ít hơn bình thường một chút Cho bú như bình thường Cho bú nhiều hơn bình thường

% 5.1 16.0 36.1 39.0 3.8 0 20 40 60 80 100

Dừng cho ăn bổ sung Cho ăn ít hơn bình thường nhiều Cho ăn ít hơn bình thường một chút Cho ăn như bình thường Cho ăn nhiều hơn bình thường

% 37.3 13.7 59.2 16.3 48.4 15.0 0 20 40 60 80 100

Uống dung dịch bù nước và điện giải ORS Uống kẽm

%

<6 tháng tuổi 6-23.9 tháng tuổi Trung bình

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 56 - 59)