Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về các thực hành NDTN

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 59 - 60)

2 Phương pháp nghiên cứu

3.3.9Tóm tắt các kết quả nghiên cứu về các thực hành NDTN

Các kết quả từ điều tra của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tối ưu nhìn chung vẫn còn thấp. Chỉ 50,5% các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng 1 giờ sau khi sinh, và chỉ 20,2% bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn. Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi dưới 50% ở tất cả các tỉnh trong điều tra này. Cho trẻ uống thêm nước, sữa bột và các loại thức ăn đặc từ rất sớm là cản trở của bú mẹ hoàn toàn.

Các kết quả điều tra còn cho thấy rằng các nhân tố ảnh hưởng tới việc bú sớm sau sinh bao gồm: a) sinh con ở bệnh viện thay vì sinh tại trạm y tế xã hoặc nhà hộ sinh, và b) đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn thay vì đẻ thường. Những nhân tố này đều có liên quan đến tăng khả năng cho trẻ ăn thức ăn lỏng ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau khi sinh, vốn là một thực hành rất phổ biến. Loại thức ăn lỏng ngoài sữa mẹ phổ biến nhất thường được dùng cho trẻ sơ sinh là sữa bột và nước. Ngoài ra, hầu hết các bà mẹ cai sữa cho trẻ trước độ tuổi khuyến nghị (2 tuổi) vì những lý do sau: cảm thấy không đủ sữa mẹ, cần trở lại làm việc, trẻ không muốn bú và quan niệm cho rằng trẻ đã đủ lớn để cai sữa.

Mặc dù chất lượng và sự đa dạng về nhóm thức ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi khá cao, nhưng chất lượng và sự đa dạng vẫn có thể tiếp tục cải thiện. Gần 1/3 số trẻ ở độ tuổi này không được nuôi dưỡng với khẩu

81.9 9.4 3.7 0 20 40 60 80 100

Được uống Vitamin A (6 tháng

trước)† Được tẩy giun (6 tháng trước)ⱡ Được bổ sung viên sắt và folic (tuần trước)†

59

phần đa dạng và đủ bữa. Trong khi hầu hết những trẻ đang bú mẹ ăn đủ số bữa chính và bữa phụ mỗi ngày theo khuyến nghị, nhiều trẻ vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu này, đặc biệt đối với trẻ đã cai sữa. Ngoài ra, khá ít bà mẹ thực hiện theo khuyến cáo về nuôi dưỡng trẻ khi trẻ bị ốm, điều trị tiêu chảy hay tẩy giun và uống bổ sung vi chất.

Các thực hành NDTN đều có liên quan tới tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Những trẻ có mẹ tuân theo các khuyến cáo quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về bú mẹ hoàn toàn đối trong 6 tháng đầu và cho ăn thức ăn bổ sung ít có khả năng bị thấp còi hơn hoặc ít bị ốm hơn so với những trẻ mà mẹ không thực hiện theo các khuyến cáo.

Một phần của tài liệu Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Trang 59 - 60)