- Chi phí chuyển đổi: Như đã đề cập ở phần sự trung thành nhãn hiệu,
2.1.2: Cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong Ngành
- Cấu trúc cạnh tranh: Đây là một ngành tập trung, với sự dẫn đầu là công ty Bông Bạch Tuyết. Tuy nhiên, hiện tại công ty này đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính và sự thay đổi nhân sự ở bộ phận cấp cao đã tạo cơ hội
cho công ty DANAMECO có thể vươn lên vị trí dẫn đạo thị trường. Hiện nay,
theo cuộc điều tra từ công ty thì thị phần mà công ty DANAMECO nắm giữ là 33%, những công ty chia sẽ 67% thị phần còn lại bao gồm: Bông Bạch Tuyết, Bảo
Thạch, Hải Sơn Pha, Thời Thanh Bình, Minh Loan…
- Các điều kiện nhu cầu: Trước tình hình công ty Bông Bạch Tuyết
gặp khó khăn, việc sản xuất ngưng trệ khiến cho nhu cầu về bông băng gạc tăng
cao, nhiều bệnh viện đã lên tiếng về việc thiếu hàng. Đó cũng là một phần lý do
cho những hoạt động mở rộng sản xuất bông băng gạc của công ty DANAMECO năm vừa qua. Nhu cầu tăng khiến cho mức độ cạnh tranh trong ngàn giảm xuống.
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước chỉ phục vụ được 80% nhu cầu, còn 20% còn lại thì phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao hơn. Nếu như trước đây, công ty DANAMECO chỉ đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường thì nay,
cùng với sự mở rộng quy mô tại Hòa Cường và Trảng Nhật thì dự báo công ty có
thể đáp ứng đến 60% nhu cầu
- Rào cản rời Ngành: Rào cản rời Ngành ở mức trung bình. Vì: thứ
nhất, công ty muốn kinh doanh ở ngành này đòi hỏi một nguồn lực khá lớn để đầu tư trang thiết bị cũng như trả lương cho nhân công. Nếu rời Ngành thì họ sẽ bị thất
thoát nguồn vốn và để lại hậu quả thất nghiệp cho nhân viên. Thứ hai, sau thời
gian kinh doanh, những mối quan hệ với khách hàng, những nỗ lực của họ trong
việc duy trì, thu hút khách hàng khiến họ không dễ dàng từ bỏ. Tuy nhiên, đa phần
quy mô của các doanh nghiệp trong Ngành chưa mở rộng nhiều, nên nhiều công ty
không mất mát nhiều nếu rời Ngành.
Tóm lại, do nhu cầu về sản phẩm trong Ngành khá ổn định và dự báo sẽ tăng trong những năm tới, cộng với rào cản rời Ngành chỉ ở mức trung bình, do
đó, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không cao.
2.1.3: Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp của công ty bao gồm:
STT Nhà cung cấp Sản phẩm
Nhà cung cấp nội địa
1 CT CP Bông vải Miền Trung Bông
2 CT CP Bông Miền Đông Bông
3 CT CP Bông Bạch Tuyết Bông
4 CT CP Giấy Việt Nam Giấy
5 CT CP Giấy Mục Sơn Giấy
6 CT CP Giấy Lam Sơn Giấy
7 CT CP Bắc Trung Bộ Giấy
8 CT Gas Việt Nam Khí EO Gas
9 CT Dược phẩm TW5 Hóa chất
10 CT Hóa chất Trường Thịnh Hóa chất
1 CT Charles Wembley Thiết bị y tế
2 CT Shaoxing Gangfeng Hospital Products
Vật tư y tế
3 CT Kichietsu Busan Vật tư y tế
4 CT Healthy Medical Development Thiết bị vật tư y tế
5 CT Johnson&Johnson Medical Singapore
Vật tư y tế
6 CT Unimax Trading Vật tư y tế
7 CT Max Thiết bị y tế
8 CT Marunaka Thiết bị y tế
Như vậy, có thể thấy, đối với mặt hàng bông băng gạc thì nguồn nguyên liệu chính là bông và giấy lại do những doanh nghiệp Việt Nam cung ứng. Tuy
nhiên, những công ty này đều nằm khá xa so với xí nghiệp sản xuất của công ty, cho nên, chi phí tương đối cao. Cộng với, không có nguồn nguyên liệu chủ động
sẽ là một thiệt thòi cho công ty.
2.1.4: Năng lực thương lượng của người mua:
Khách hàng của công ty chủ yếu nhất vẫn chính là bệnh viện, trung tâm
y tế.. Họ có đặc điểm mua hàng với số lượng lớn, nhu cầu ổn định và họ- những
bác sĩ, y tá là người sử dụng sản phẩm để khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Do đó,
họ có khả năng ép giá đối với nhà cung cấp.