luôn biến động, do đó, một công ty không thể giữ mãi một mức giá, sẽ đến lúc
phải sử dụng giá làm công cụ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, điều chỉnh
cũng như thay đổi giá như thế nào cũng là một nghệ thuật. Bởi khách hàng luôn nhạy cảm và đưa ra những phán đoán về sản phẩm mỗi lần có sự biến động giá.
Định giá theo nguyên tắc địa lý : Một khi doanh nghiệp bán sản phẩm
tại những vùng địa lý khác nhau, thì chi phí vẫn chuyển cũng sẽ khác nhau. Tuy
chi phí. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các thỏa thuận hàng đổi hàng, mậu
dịch đối lưu để giữ vững mối quan hệ kinh doanh với khách hàng.
Chiết giá và bớt giá : Mỗi khi khách hàng trả tiền trước hay mua với số lượng nhiều thì doanh nghiệp sẽ thực hiện chiết giá, nhằm thu hút khách hàng,
đồng thời có thể giải quyết hàng trong kho.
Định giá phân biệt : Tùy vào từng đặc điểm của khách hàng, chẳng hạn như khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm sẽ được định giá khác so với
khách hàng chỉ sử dụng một vài lần. Việc định giá phân biệt có một số hình thức
sau : định giá theo nhóm khách hàng, theo dạng sản phẩm, theo địa điểm hay theo
thời gian.
Định giá khuyến mãi : Đôi khi doanh nghiệp phải tính đến việc định giá
thấp hơn cả chi phí, nhất là khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hoặc khi hàng tồn
trong kho quá nhiều. Một vài hình thức định giá khuyến mãi như: Định giá lỗ để kéo khách, định giá cho những đợt đặc biệt, giảm bớt tiền mặt, bảo hành và hợp đồng dịch vụ..
Định giá toàn doanh mục sản phẩm :
- Chủ động và phản ứng đối với sự thay đổi giá :
Chủ động cắt giảm giá : Trong trường hợp doanh nghiệp dư thừa năng
lực sản xuất, thị phần giảm sút hoặc ham muốn khống chế thị trường thông qua giá
thành thấp hơn sẽ chủ động cắt giảm giá.
Chủ động tăng giá : Doanh nghiệp sẽ thực hiện tăng giá khi : sự lạm
phát chi phí có dai dẳng có tính chất toàn cầu hoặc khi nhu cầu tăng nhanh quá
mức hay mức cung không theo kịp mức cầu.
8.3: Chính sách phân phối:
8.3.1: Khái niệm – vai trò – chức năng của phân phối: