3.2.1.1. Khí hậu
Thành phố Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt trong năm: Mùa đông lạnh trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 25% lượng mưa trung bình trong năm, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc; mùa hè nóng trùng với mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7,8,9.
Nhiệt độ không khí trung bình 220C, cao nhất 390C, thấp nhất 0,80C; độ ẩm không khí trung bình 80%, thấp nhất 25%; tổng sốgiờ nắng 1986 giờ/năm; lượng bốc hơi bình quân 1.068 mm/năm và lượng mưa bình quân: 1.444 mm/năm.
Trong những năm qua trên địa bàn thành phố mưa nhiều và thường gây ra lũ quét, sạt lở; mùa khô ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng. Ngoài ra một số khu vực còn bị ảnh hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau
(trung bình 4 ngày/năm)... Đây là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông - lâm nghiệp.
3.2.1.2. Thuỷ văn
Do địa hình phức tạp chia cắt mạnh tạo cho thành phố có một hệ thống suối, khe khá phong phú, song phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng thấp. Trên địa bàn thành phố có suối Nậm La, chiều dài 25 km, ngoài ra còn nhiều suối nhỏ nằm rải rác ở các xã Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Xôm. Lưu lượng dòng chảy biến động theo mùa, mực nước thường thấp hơn so với bề mặt canh tác gây nhiều khó khăn cho sản xuất. Dòng chảy của các suối này là nguồn cung cấp nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
3.2.2. Đất đai thổ nhưỡng
Theo kết quả tính toán trên bản đồthổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La cho thấy trên địa bàn thành phố Sơn La có các loại đất chính:
- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fsx) diện tích khoảng 4.565,8 ha. - Đất vàng nhạt trên đá sét (Fqx) diện tích khoảng 12.774,1 ha. - Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fvh) diện tích khoảng 5.197,9 ha.
- Đất nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính (Fkx) diện tích khoảng 3.853,3 ha. - Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) diện tích khoảng 1.726,0 ha.
- Đất feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj) diện tích 3.692,8 ha. - Đất feralit mùn trên núi (FHa) diện tích khoảng 682,36 ha.
Hầu hết các loại đấtở thành phố có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh
dưỡng từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo ba zơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu. Tuy nhiên là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Sơn La - Nà Sản là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dầy mang lại ưu thế để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung.
Như vậy, đất đang sử dụng là 24.758,0 ha, chiếm 76,19% diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất nông nghiệp 22.734,2 ha, chiếm 69,97% và đất phi nông nghiệp chiếm 6,23%. Đất chưa sử dụng là 7.735,0 ha chiếm 24,8% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng còn 1.685,64 ha, núi đá không có rừng cây 6.049,33 ha.
Là thành phốmiền núi quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp hạn chế, đặc biệt ruộng nước bình quân đầu người chỉ có 0,0074 ha/người (74m2/người) (của tỉnh là 0,017 ha/người).
3.2.3. Tài nguyên nước và thủy năng
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn thành phố được lấy từ hai nguồn:
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống suối, bao gồm suối Nậm La và hệ thống các suối nhỏ khác, ngoài ra còn một số lượng lấy từ các ao hồ… Tuy nhiên phần lớn mặt nước các suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và các khu dân cư nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống.
- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có kết quả điều tra khảo sát chính thức nhưng qua thực tế thăm dò khai thác của Công ty cấp nước đô thị tại khu vực Chiềng Sinh cho thấy nước ngầm của Thành phố phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Nước ngầm tồn tại chủ yếu dưới hai dạng:
+ Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do đá bị phong hoá mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã xuất lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động mạnh theo mùa.
+ Nước ngầm Kaster: Được hình thành từ núi đá vôi và tàng trữ trong các hang Kaster. Nước Kaster thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch xuất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn, động thái không ổn định. Nước Kast là loại nước cứng, khi sử dụng trong sinh hoạt cần được xửlý.
3.2.4. Tài nguyên rừng và đất rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 14.457,4 ha, chiếm 44,5% diện tích tự nhiên. Trong những năm trước đây do quá trình khai thác không hợp lý, diện tích đất rừng bị suy giảm mạnh, nhiều loại gỗ quý hiếm, thảo dược và động vật đã biến mất. Hiện nay vấn đề trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã được các cấp chính quyền quan tâm.
Nhìn chung, thành phố là địa bàn có nguồn tài nguyên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng, có ý nghĩa lớn cả về kinh tế và khoa học - môi trường sinh thái. Tập đoàn cây trồng tương đối phong phú về chủng loại, giống có ưu thế về chất lượng, năng suất. Đất đai ở đây phù hợp với nhiều loại cây trồng, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do việc phá rừng làm nương trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng nghèo đi, chất lượng rừng bị suy giảm. Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp.
3.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản của thành phố chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ. Nhưng thực tế cho thấy đây là vùng có khoáng sản khá phong phú, phần lớn có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn, khó khai thác. Đáng chú ý có các loại sau:
- Vàng gốc bản Cằm xã Hua La.
- Sét xi măng ở phường Chiềng Sinh, trữ lượng 110.000 ngàn tấn; sét gạch ngói Bản Dửn, xã Chiềng Ngần; đá vôi xi măng Chiềng Sinh; đá vôi bản Hôm, xã Chiềng Cọ.
- Có khoảng gần 500 ha núi đá có thể khai thác để làm nguyên vật liệu xây dựng, làm đường giao thông và làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến xi măng.
3.2.6. Tài nguyên du lịch
Thành phố Sơn La có điều kiện phát triển du lịch như: Các mỏ suối nước khoáng nóng, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà ngục Sơn La, cây đa bản Hẹo, văn bia Lê Thái Tông, hệthống hang động (Thẳm Tát Toong, hang Thượng Thiên xã Chiềng Ngần, hang bản Tông, quần thể hang động tại Khau Pha)... Có thể kết hợp với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn để phát triển các tuor du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt có triển vọng là phát triển tour du lịch.
3.3. Dân số, dân cƣ và nguồn nhân lực
3.3.1. Dân số
Quy mô dân số của thành phố Sơn La năm 2019 là 66.338 người, trong đó dân số ở thành thị chiếm 63,3%, dân số ở nông thôn chiếm 36,7%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,23%. Trong những năm gần đây chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hoá gia đình đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số và giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố. Sự gia tăng dân số của thành phố đã tạo ra áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, nhất là vấn đề về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự xã hội... gặp rất nhiều khó khăn.
3.3.2. Đặc điểm dân cư
Mật độ dân số bình quân của thành phố Sơn La đến năm 2019 là 292 người/km2, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường. Phường có có mật độ dân số cao nhất là phường Tô Hiệu, với mật độ 4.147 người/km2, phường Chiềng Lề 3.869 người/km2, phường Quyết Tâm 3.775 người/km2(gấp 12 - 14 lần mật độ dân số chung của thành phố), một số xã ở
khu vực ven đô như: Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Cọ có mật độ dân số thấp từ 66 - 105 người/km2. Như vậy, dân số thành phố tập trung chủ yếu ở những nơi phát triển mạnh về kinh tế và đô thị, nhất là nơi có điều kiện phát triển các ngành mang lại lợi nhuận cao như: Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, sửa chữa ...
3.3.3. Nguồn nhân lực
Lực lượng lao động ở thành phố khá dồi dào và tăng lên qua các năm, đến năm 2019 có 44.767 lao động, chiếm 59% dân số toàn thành phố. Cơ cấu lao động tập trung cao cho khu vực dịch vụ và công nghiệp, năm 2019 lao động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 34,4%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 65,6%. Chất lượng lao động ngày được nâng lên, năm 2019 có 22.456 lao độngqua đào tạo, chiếm 40% so với tổng số lao động.
3.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.4.1. Kinh tế
Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm (giá so sánh năm 2010) đạt 8.588,5 tỷ đồng, tăng 12,18% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản (giá so sánh) đạt 852,5 tỷ đồng, tăng 6,83%; công nghiệp - xây dựng (giá so sánh) đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 12,76%; khu vực dịch vụ (giá so sánh) đạt 3.804 tỷ đồng tăng 12,84%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, trong đó ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 5.911 tỷ đồng, chiếm 47,51%; ngành công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) đạt 5.369 tỷ đồng, chiếm 43,16%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 1.161 tỷ đồng, chiếm 9,33%. Cụthể trên các ngành:
3.4.1.1. Thương mại - Dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ duy trì, ổn định, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 7.062 tỷ đồng, bằng 72,82% kế hoạch, tăng 9,12% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 12,41%, kinh tế tập thể và cá thể chiếm 32,36%, kinh tế tư nhân chiếm 55,23%. Các loại hình dịch vụ giao thông vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, doanh thu vận tải (hàng hóa, hành khách) đạt 972,5 tỷ đồng, tăng 16,02% so với cùng kỳ năm 2018.
3.4.1.2. Công nghiệp - xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm trên địa bàn tiếp tục phát triển, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.586 tỷ đồng, bằng 73,7% kế hoạch, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tích cực đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, so với cùng kỳ có 20/23 sản phẩm tăng khối lượng sản xuất. Triển khai thực hiện đề án nâng cấp hệ thống điện an toàn cho 03 cụm dân cư (78 hộ) tại xã Chiềng Ngần với tổng mức đầu tư 500 triệu đồng. Chủ động kết nối, làm việc và thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực sản xuất giầy, da trên địa bàn thành phố.
3.4.1.3. Nông, lâm nghiệp, thủy lợi
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 3.812 ha, giảm 4,75% (190 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích một số loại cây trồng chính gồm có: 750 ha lúa, giảm 7,2% (58 ha); 2.330 ha ngô, giảm 3,72% (90 ha), 373 harau đậu các loại, tăng 5,66% (20 ha); 57 ha cây lấy củ có chất bột, tăng 18,82% (9 ha); 225 ha hoa và cây cảnh, tăng 0,9% (2 ha); 77 ha cây có hạt chứa dầu, giảm 48,6% (73 ha).
Tổng diện tích cây lâu năm 9.123,8 ha, tăng 2,9% (258,6 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: diện tích cây ăn quả 4.239,8 ha, tăng 6,5% (258,6 ha); cà phê 4.884 ha (giữ nguyên diện tích so với cùng kỳ năm 2018). Tổng sản lượng cây ăn quả thu hoạch 9 tháng đạt 26.724 tấn quả các loại,
bằng 106,4% so với kế hoạch năm 2019, tăng 22,37% so với cùng kỳ năm 2018.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: hoàn thành hỗtrợ cấp giấy chứng nhận VietGap, xây dựng nhãn hiệu thông thường và hệ thống truy xuất nguồn gốc; xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.
Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm 9 tháng khoảng 538,92 nghìn con, giảm 13,46% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 115,6% so với kế hoạch năm 2019. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Trong 9 thánh đầu năm, bệnh dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện 21 tổ, bản thuộc 9 xã, phường.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được triển khai tích cực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Thực hiện tốt công tác thủy lợi, cơ bản đảm bảo điều tiết nước hợp lý phục vụ cho 1.139,195 ha sản xuất nông nghiệp; rà soát diện tích tiêu thoát nước nông thôn, thoát lũ (lưu vực suối Nặm La) 22.783 ha..
3.4.2. Văn hóa - xã hội
3.4.2.1. Giáo dục và đào tạo
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình; kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh nghiêm túc, đúng quy chế, phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục và đào tạo. Duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết quả năm học 2018-2019: Bậc Mầm non đánh giá trên 5 lĩnh vực phát triển đạt từ 95,1-97,7% (đều tăng 0,5% so với năm học trước); cấp Tiểu học tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học lần 1 đạt 99,02% (giảm 0,07% so với năm học trước, tổ chức rèn luyện trong hè và kiểm tra đánh giá lần 2 đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học 0,98%); cấp THCS tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi đạt 69,67% (tăng 0,3% so với năm học trước),
tỷ lệ học sinh học lực trung bình, yếu đạt 29,48% (giảm 0,3% so với năm học trước),còn 01 em học lực kém.
Tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất các trường, lớp học và xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, trong 9 tháng đầu năm triển khai thực hiện 11 công trình (gồm 03 công trình chuyển tiếp, 08 công trình khởi công mới) với tổng mức đầu tư 25,95 tỷ đồng. Trình tỉnh công nhận thêm 04 trường đạt chuẩn Quốc gia (TH&THCS Tô Hiệu, TH&THCS Chiềng Ngần A, MN Sơn Ca, MN Hua La), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 34/43 đơn vị, đạt 79,06%. Hoàn thiện Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm học 2019-2020. Chỉ đạo rà soát các điểm trường dôi dư sau sáp nhập không sử dụng để lập phương án bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng.
3.4.2.2. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình
Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức kiểm tra 336 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, xử phạt hành chính 02 cơ sở vi phạm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thu nộp ngân sách sốtiền hơn 5 triệu đồng. Tổng số lượt khám bệnh chung 54.697 lượt(tăng 5.110 lượt so với cùng kỳ năm 2018), trong đó bệnh nhân chuyển lên tuyến trên 41.630 lượt (tăng 396 lượt so với năm 2018). Triển khai mô hình