Thực trạng chất lượng môi trường không khítại thành phố Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu viễn thám để xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng không khí tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2017 2019​ (Trang 44 - 53)

Trong những năm qua, thành phố Sơn La tập trung phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các công trình dự án như: Kè suối Nặm La, Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tập trung, Bệnh viện đa khoa 550 giường, Trung tâm hành chính, quảng trường Tây Bắc, các khu đô thị dọc suối Nặm La ... đã mang lại những đóng góp to lớn làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng làm thay đổi chất lượng môi trường không khí theo chiều hướng xấu gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vấn đề môi trường đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền và xã hội. Môi trường không khí đang là vấn đề bức xúc với các đô thị và khu công nghiệp cũng như các hoạt động đốt chất chất thải ... Môi trường không khí cùng với các tác động xấu của nó đang là mối quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá không chỉ ở Sơn La mà còn trên phạm vi cả nước. Nhận diện các nguồn gây tác động đến môi trường không khí tại Sơn La bao gồm:

Khu dân cư: Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực tập trung dân cư trên địa bàn thành phố Sơn La còn tương đối tốt ít bị ảnh hưởng bởi các khí độc hại như CO, SO2, NO2. Tuy nhiên, chất lượng môi trường không khí ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi, tiếngồn tại các khu vực tập trung đông dân cư.

Giao thông: Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, các đường giao thông được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Phương tiện giao thông cơ giới tăng lên đặc biệt tại đô thị. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng chú ý. Nguồn ô nhiễm này phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông đặc biệt là tại các đường quốc lộ, tỉnh lộ. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt

nhiên liệu động cơ: COx, SO2, NOx, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.

Hoạt động xây dựng: Trong thời gian qua thành phố Sơn La triển khai các công trình dự án như: Kè suối Nặm La, Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tập trung, Trung tâm hành chính, tượng đài Bác Hồ, quảng trường Tây Bắc, Bệnh viện đa khoa 550 giường, Trung tâm thương mại, các khu đô thị dọc suối Nặm La ... làm phát sinh bụi, tiếngồn và khí thải cục bộ tại các điểm xây dựng. Khai thác và chế biến khoáng sản: Thành phố Sơn La có 5 điểm khoáng sản khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (tỉnh Sơn La có trên 150 điểm khoáng sản, trong đó có những loại khoáng sản quý như: Niken – đồng, magnezit, than và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân...). Đặc biệt, với đặc điểm địa hình đồi núi, Sơn La có nguồn đá vôi, sét cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt, cho phép phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung... Một số ngành công nghiệp: Tại thành phố Sơn La có khu công nghiệp Chiềng Sinh. Hiện nay, môi trường tại các khu công nghiệp này còn tương đối tốt, khu công nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉ có một số ít doanh nghiệp đi vào hoạt động nên vấn đề ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp chưa đến mức báo động.

Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí và xác định các tác động chủ yếu qua từng năm trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn thành phố nói riêng thì việc quan trắc, giám sát chất lượng không khí tại các khu vực tập trung dân cư, Trung tâm văn hóa, kinh tế, dịch vụ, tại các trục đường giao thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp là rất cần thiết. Công tác quan trắc môi trường được quan tâm thực hiện qua các năm cụ thể như sau:

Theo chương trình quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2017 - 2019, hàng năm trên địa bàn thành phố Sơn La tại 6 vị trí với tần suất 3 đợt/năm, thời điểm tháng 3, 6 và tháng 10. Để đảm bảo đánh giá chất lượng không khí từ kết quả quan trắc thực tế trên địa bàn thành phố Sơn La và ảnh vệ tinh, đề

tài đã bổ sung thêm 14 điểm quan trắc từ tháng 7, 8 và tháng 9. Cụ thể các điểm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn thành phố như sau:

Bảng 4.1. Vị trí các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố

TT Vịtrí quan trắc Vĩ độToạ độKinh độ

QT1 Khu vLa (BVĐK)ực cổng bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn 21.34982 103.91134 QT2 Khu vực đồi Khau cả, TP Sơn La. (ĐKC) 21.32971 103.90910 QT3 Khu v(NTCT)ực ngã tư Cầu trắng, TP Sơn La. 21.32742 103.91446 QT4 Khu vLa.(NTXK)ực ngã tư xe khách, TP Sơn 21.32516 103.92041 QT5 Khu v(NBQT)ực ngã ba Quyết Thắng, TP Sơn La. 21.32040 103.92100 QT6 Khu v(BXSL)ực bến xe Sơn La, TP Sơn La. 21.30125 103.94289 QT7 *Khu hành chính công (HCC) 21.32322 103.91144 QT8 Sơn La *Cổng b(PHCN)ệnh viện phục hồi chức năng tỉnh 21.35557 103.90965

QT9 *Chợ Chiềng An (CCA) 21.35410 103.91052

QT10 *Khu công nghiệp Chiềng Sinh (KCS) 21.27859 103.97656 QT11 *Cây xăng cầu Nặm La (CNL) 21.33913 103.90987

QT12 *Dốc két nước (DKN) 21.33167 103.90694

QT13 *(VINC)Trung tâm thương mại Vincom Plaza 21.32347 103.91714 QT14 *Cầu Cách mạng tháng Tám (CMT8) 21.33608 103.90967 QT15

*Ngã ba Chiềng Cọ (điểm giao QL6 mới

và QL6 cũ) (NBCC) 21.34190 103.86976

QT16 *Khu vực suối Nước nóng Hua La (NNHL) 21.29008 103.90027 QT17 *Trung tâm xã Chiềng Xôm (TTCX) 21.39862 103.92101 QT18

*Ngã 3 Chiềng Sinh (điểm nối QL6 với

QT19 *Điểm Trung tâm xã Chiềng Ngần (TTCN) 21.31378 103.97434 QT20

*Trung tâm bảo trợ xã hội (Phường Quyết

Thắng) (BTXH) 21.32972 103.93607

Ghi chú: (*) Vị trí bổ sung mới khi nghiên cứu đề tài năm 2019

Sơ đồ vị trí quan trắc theo bảng 4.1:

Diễn biến hàm lượng bụi:

Kết quả quan trắc từ năm 2017 - 2019 theo chương trình quan trắc môi trường tỉnh hàng năm trên địa bàn thành phố Sơn La tại 6 vịtrí với tần suất 3 đợt/năm, thời điểm tháng 3, 6 và tháng 10 cho thấy chỉ tiêu về bụi tại các điểm quan trắc đa số vượt giới hạn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3) từ 1,1 - 4,8 lần. Một số điểm vượt cao như: Ngã ba Quyết Thắng, Khu vực Ngã tư xe khách, Ngã tư cầu trắng, Khu vực bệnh viện đa khoa tỉnh, Bến xe Sơn La; ... Ô nhiễm cục bộ môi trường không khí do bụi xảy ra tại các vị trí bến xe và vị trí các điểm nút giao thông nơi có nhiều phương tiện giao thông lưu động, các tuyến đường vận chuyển đất đá thải, đất san nền của các dự án trên địa bàn thành phố. Một số điểm nằm trong giới hạn cho phép như: Khu vực đồi Khau Cả, Trung tâm xã Chiềng Xôm, Trung tâm xã Chiềng Ngần. Đây là khu vực ít phương tiện qua lại, nhiều cây cối, thảm thực vật.

giai đoạn 2017-2019

Đơn vịtính: µg/m3; QCVN 05:2013/ BTNMT: 300 µg/m3

TT Vị trí

Thời gian lấy mẫu, kết quả phân tích

Tháng - Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

T3 T6 T10 T3 T6 T10 T3 T6 T7 T8 T9

1 Khu vực cổng Bệnh viện đa khoa tỉnh 438 1.142 619 1.323 1.115 628 317 419 490 580 510

2 Cây xăng cầu Nậm La (*) - - - - - - - 645 550 500 460

3 Dốc két nước (*) - - - - - - - 310 350 480 366

4 Cầu Cách mạng tháng Tám (*) - - - - - - - 848 620 547 490

5 Khu vực đồi khau cả 155 160 182 76 125 237 107 < 84 120 100 94

6 Khu vực ngã tư cầu trắng 890 1.237 756 793 1.180 604 879 787 605 590 431

7 Khu hành chính công (*) - - - - - - 903 434 527 506 497

8 Khu vực ngã tư xe khách 890 1.005 918 817 573 824 584 967 805 756 745 9 Khu vực ngã ba Quyết Thắng 593 1.100 842 1.269 566 1.455 815 1.438 980 1.080 950 10 Trung tâm thương mại Vincom Plaza (*) - - - - - - - 667 641 627 483

TT Vị trí Tháng - Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

T3 T6 T10 T3 T6 T10 T3 T6 T7 T8 T9

11 Trung tâm bảo trợ xã hội (Phường Quyết

Thắng) (*) - - - - - - - 426 341 330 295

12 Khu vực bến xe Sơn La 223 262 287 1.050 705 530 868 455 423 387 355 13 Cổng bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Sơn

La (*) - - - - - - - 390 420 505 520

14 Chợ Chiềng An (*) - - - - - - - 395 420 450 460

15 Khu công nghiệp Chiềng Sinh (*) - - - - - - - 339 298 382 347

16 Ngã 3 Chiềng Sinh (điểm nối QL6 với

QL4G) (*) - - - - - - - 355 342 331 315

17 Ngã ba Chiềng Cọ (QL6 mới và QL6 cũ) (*) - - - - - - - 350 480 420 290

18 Khu vực suối Nước nóng Hua La (*) - - - - - - - 320 478 440 360

19 Trung tâm xã Chiềng Xôm (*) - - - - - - - 290 287 281 277

Biểu đồ 4.1. Tổng lƣợng bụi lơ lửng (TSP) tại các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Sơn La giai đoạn 2017- 2019

Ghi chú viết tt tên các v trí quan trc:BVĐK: Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La; CNL(*): Cây xăng cầu Nậm La; DKN(*): Dốc két nước; CMT8(*):

Cầu Cách mạng tháng Tám; ĐKC: Khu vực đồi khau cả; NTCT:Ngã tư cầu trắng; HCC(*): Khu hành chính công; NTXK: Khu vực ngã tư xe khách;

NBQT: Khu vực ngã ba Quyết Thắng; VINC(*): Trung tâm thương mại Vincom Plaza; TTBT(*): Trung tâm bảo trợ xã hội (Phường Quyết Thắng);

BXSL: Khu vực bến xe Sơn La; PHCN(*): Cổng bệnh viện phục hồi chức năng; CCA(*): Chợ Chiềng An; KCS(*): Khu công nghiệp Chiềng Sinh;

NBCS(*): Ngã 3 Chiềng Sinh (điểm nối QL6 với QL4G); NBCC(*):Ngã ba Chiềng Cọ (QL6 mới và QL6 cũ); SNN(*): Khu vực suối Nước nóng Hua

Cụthể qua các năm:

Năm 2017, qua 3 đợt quan trắc cho thấy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là bụi và tiếng ồn tập trung phần lớn tại các khu vực ngã ba, ngã tư nơi giao nhau của các trục đường chính, bến xe, cổng chợ, cổng bệnh viện, nơi diễn ra các hoạt động thi công xây dựng lớn. Điển hình tại khu vực NTXK, trong cả 3 đợt quan trắc cho thấy thông số bụi lơ lửng (TSP) đều vượt quá quy chuẩn gấp nhiều lần (2,9 ÷ 3,35 lần so với Quy chuẩn). Khu vực này có mật độ giao thông rất lớn, di chuyển liên tục trong ngày, là khu vực vận chuyển đất đá thải của các dự án vào bãi thải. Tại khu vực NTCT, thông số bụi lơ lửng cũng rất cao (2,52 ÷ 4,12 lần so với Quy chuẩn) do đây là khu vực trung tâm của thành phố, mật độ giao thông lớn vào các giờ cao điểm có thể xảy ra ùn tắc giao thông.

Biểu đồ 4.2. Hàm lƣợng tổng bụi lơ lửng (TSP) trong không khí thành phố Sơn La năm 2017

Năm 2018, kết quả quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm do bụi cao hơn năm 2017 và có sự biến động về bụi giữa các đợt quan trắc. Có đến 5/6 điểm mức độ ô nhiễm bụi vượt quá Quy chuẩn cho phép. Điển hình như khu vực NBQT, thông số bụi lơ lửng vượt quá Quy chuẩn từ 1,89 ÷ 4,85 lần. So với số liệu quan trắc năm 2017, bụi lơ lửng tại khu vực này cũng đã có sự tăng lên rõ

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 NTCT NBQT ĐKC BVĐK NTXK BXSL QCVN 05:2013/BTNMT Giátrị TSP năm2017 µg/m3

rệt. Tại khu vực BVĐK, thông số bụi lơ lửng cũng vượt Quy chuẩn từ 2,09 ÷ 4,41 lần. Nguyên nhân là do giao thông khu vực quanh bệnh viện rất đông đúc, là tuyến đường vận chuyển đất đá thải của các dự án và trong khuôn viên bệnh viện có lò đốt xử lý chất thải nên lượng khói bụi phát sinh khá lớn gây ô nhiễm môi trường không khí.

Biểu đồ 4.3. Hàm lƣợng bụi lơ lửng (TSP) trong không khí thành phố Sơn La năm 2018

Năm 2019, ngoài 7 điểm quan trắc theo chương trình của tỉnh Sơn La, nghiên cứu bổ sung thêm 14 điểm quan trắc, kết quả cho thấy có đến 13/14 điểm quan trắc có nồng độ bụi lơ lửng vượt quá Quy chuẩn (QCVN 05:2013/BTNMT). Điển hình, khu vực HCC đang trong quá trình thi công xây dựng nên phát sinh lượng bụi lớn (gấp 3,01 lần so với Quy chuẩn). Ngoài ra, các khu vực khác tuy thông số bụi có giảm so với năm 2018 nhưng vẫn vượt quá nhiều lần quy chuẩn như khu vực NBQT thông số bụi vượt 2,93 lần so với Quy chuẩn, khu vực cổng bến xe khách thành phố Sơn La, thông số bụi lơ lửng (TSP) cũng gấp 2,89 lần so với Quy chuẩn.Tại khu vực CNL là nơi xe qua lại đông đúc cộng thêm ngay sát công trường thi công dự án kè suối Nặm La nên mật độ bụi lớn vượt 3,05 lần so với Quy chuẩn. Tại điểm quan trắcVINC, đây là vị trí trung tâm của thành phố với mật độ giao thông lớn có nồng độ bụi cũng vượt 2,76 lần Quy chuẩn.

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 NBQT BXSL NTXK NTCT BVĐK ĐKC QCVN 05:2013/BTNMT µg/m3 Giátrị TSP năm2018

Biểu đồ 4.4. Hàm lƣợng tổng bụi lơ lửng (TSP) trong không khí thành phố Sơn La năm 2019

Nhận xét chung: Kết quả quan trắc trong 3 năm cho thấy tại các điểm quan trắc tổng hàm lượng bụi (TSP) đều vượt quá Qui chuẩn cho phép nhiều lần. Điều này cho thấy chất lượng không khí tại thành phố Sơn La đang bị ô nhiễm mà chủ yếu là do bụi. Cần tiếp tục theo dõi và giám sát các diễn biến về chất lượng không khí để có thể đưa ra nhận định chính xác và cung cấp cơ sở khoa học đềxuất giải giảm thiểu ô nhiễm do bụi tại thành phố Sơn La.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu viễn thám để xây dựng bản đồ phân cấp chất lượng không khí tại thành phố sơn la, tỉnh sơn la giai đoạn 2017 2019​ (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)