4.4.1.1. Khu vực ô nhiễm không khí nặng và nghiêm trọng
Khu vực này có chất lượng không khí bị ô nhiễm nặng và nghiêm trọng bởi các hoạt động giao thông, xây dựng, khai thác đá,… mật độ dân cư tập trung đông đúc.
- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đôthị cũ hỏng hóc, xuống cấp. Cụ thể một số tuyến đường chính: Điện Lực - Huổi Hin, Quốc lộ6 - Trường Đại học Tây Bắc (đường Chu Văn An nhánh 2), đường Lê Đức Thọ - Chiềng Ngần, đường Lò Văn Giá - Điện lực; Đầu tư hoàn thành bê tông hóa 100% các trục đường tổ, ngõ, xóm ở các phường nội thành và các đường nội bản, liên bản.
- Hạn chế các tác động đến môi trường không khí, sử dụng các giải pháp cục bộ như: rửa đường thường xuyên.
- Đối với các công trình thi công xây dựng cần hoàn thiện việc xây tường rào bảo vệ toàn bộ công trường; lắp đặt những thiết bị giảm tiếng ồn; trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và đào lấp đất đá phải có biện pháp che phủ bằng bạt nhằm giảm tiểu ô nhiễm bụi; sử dụng vật liệu xây dựng và phương pháp mới thân thiện với môi trường. Đối với các công trình xây dựng tại trung tâm thành phố cần tăng sự minh bạch trong việc giám sát ô nhiễm các công trình xây dựng như có thể lắp camera giám sát các công trình xây dựng, truyền tín hiệu về các cơ quan quản lý rồi công bố lên cho người dân, góp phần kiểm soát ngay, vừa trước mắt, vừa lâu dài.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường, đất san lấp mặt bằng). Kiểm tra định kỳ và các biện pháp kịp thời ngăn chặn, xử lý các doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động.
- Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại.
4.4.1.2. Khu vực ô nhiễm không khí trung bình và nhẹ
Bên cạnh áp dụng các biện pháp liên quan đến giải quyết các nguyên nhân ô nhiễm do hoạt động giao thông, xây dựng như trên, tại các khu vực ô nhiễm không khí trung bình và nhẹ của thành phố Sơn La, đề tài nhấn
mạnh thêm các giải pháp sau ngăn ngừa tác động mạnh đến môi trường không khí như:
- Kiểm tra, thanh tra giám sát công nghệ xử lý khí thải ô nhiễm của các cơ sở sản xuất trước khi đưa ra ngoài môi trường.
- Cần có biện pháp bảo vệ lớp phủ thực vật, phòng ngừa cháy rừng, đốt rừng làm nương rãy.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người và môi trường. Đồng thời, tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn do giao thông, hoạt động xây dựng. Kết hợp trồng thêm cây xanh; thực hiện việc đầu tư, lắp đặt, vận hành, kết nối hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ các cơ sở sản xuất có nguồn khí thải lớn đểphục vụ công tác quản lý.