Thành phố Sơn La có điều kiện phát triển du lịch như: Các mỏ suối nước khoáng nóng, các di tích lịch sử cách mạng như Nhà ngục Sơn La, cây đa bản Hẹo, văn bia Lê Thái Tông, hệthống hang động (Thẳm Tát Toong, hang Thượng Thiên xã Chiềng Ngần, hang bản Tông, quần thể hang động tại Khau Pha)... Có thể kết hợp với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn để phát triển các tuor du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá… Đặc biệt có triển vọng là phát triển tour du lịch.
3.3. Dân số, dân cƣ và nguồn nhân lực
3.3.1. Dân số
Quy mô dân số của thành phố Sơn La năm 2019 là 66.338 người, trong đó dân số ở thành thị chiếm 63,3%, dân số ở nông thôn chiếm 36,7%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,23%. Trong những năm gần đây chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hoá gia đình đã góp phần quan trọng cải thiện chất lượng dân số và giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố. Sự gia tăng dân số của thành phố đã tạo ra áp lực lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố, nhất là vấn đề về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự xã hội... gặp rất nhiều khó khăn.
3.3.2. Đặc điểm dân cư
Mật độ dân số bình quân của thành phố Sơn La đến năm 2019 là 292 người/km2, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường. Phường có có mật độ dân số cao nhất là phường Tô Hiệu, với mật độ 4.147 người/km2, phường Chiềng Lề 3.869 người/km2, phường Quyết Tâm 3.775 người/km2(gấp 12 - 14 lần mật độ dân số chung của thành phố), một số xã ở
khu vực ven đô như: Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Cọ có mật độ dân số thấp từ 66 - 105 người/km2. Như vậy, dân số thành phố tập trung chủ yếu ở những nơi phát triển mạnh về kinh tế và đô thị, nhất là nơi có điều kiện phát triển các ngành mang lại lợi nhuận cao như: Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, sửa chữa ...
3.3.3. Nguồn nhân lực
Lực lượng lao động ở thành phố khá dồi dào và tăng lên qua các năm, đến năm 2019 có 44.767 lao động, chiếm 59% dân số toàn thành phố. Cơ cấu lao động tập trung cao cho khu vực dịch vụ và công nghiệp, năm 2019 lao động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 34,4%; lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 65,6%. Chất lượng lao động ngày được nâng lên, năm 2019 có 22.456 lao độngqua đào tạo, chiếm 40% so với tổng số lao động.
3.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.4.1. Kinh tế
Kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm (giá so sánh năm 2010) đạt 8.588,5 tỷ đồng, tăng 12,18% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản (giá so sánh) đạt 852,5 tỷ đồng, tăng 6,83%; công nghiệp - xây dựng (giá so sánh) đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 12,76%; khu vực dịch vụ (giá so sánh) đạt 3.804 tỷ đồng tăng 12,84%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, trong đó ngành dịch vụ (giá hiện hành) đạt 5.911 tỷ đồng, chiếm 47,51%; ngành công nghiệp, xây dựng (giá hiện hành) đạt 5.369 tỷ đồng, chiếm 43,16%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá hiện hành) đạt 1.161 tỷ đồng, chiếm 9,33%. Cụthể trên các ngành:
3.4.1.1. Thương mại - Dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ duy trì, ổn định, thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 7.062 tỷ đồng, bằng 72,82% kế hoạch, tăng 9,12% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: kinh tế nhà nước chiếm 12,41%, kinh tế tập thể và cá thể chiếm 32,36%, kinh tế tư nhân chiếm 55,23%. Các loại hình dịch vụ giao thông vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, doanh thu vận tải (hàng hóa, hành khách) đạt 972,5 tỷ đồng, tăng 16,02% so với cùng kỳ năm 2018.
3.4.1.2. Công nghiệp - xây dựng
Hoạt động đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm trên địa bàn tiếp tục phát triển, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.586 tỷ đồng, bằng 73,7% kế hoạch, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018. Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tích cực đẩy nhanh tiến độ, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, so với cùng kỳ có 20/23 sản phẩm tăng khối lượng sản xuất. Triển khai thực hiện đề án nâng cấp hệ thống điện an toàn cho 03 cụm dân cư (78 hộ) tại xã Chiềng Ngần với tổng mức đầu tư 500 triệu đồng. Chủ động kết nối, làm việc và thu hút đầu tư các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực sản xuất giầy, da trên địa bàn thành phố.
3.4.1.3. Nông, lâm nghiệp, thủy lợi
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 3.812 ha, giảm 4,75% (190 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó diện tích một số loại cây trồng chính gồm có: 750 ha lúa, giảm 7,2% (58 ha); 2.330 ha ngô, giảm 3,72% (90 ha), 373 harau đậu các loại, tăng 5,66% (20 ha); 57 ha cây lấy củ có chất bột, tăng 18,82% (9 ha); 225 ha hoa và cây cảnh, tăng 0,9% (2 ha); 77 ha cây có hạt chứa dầu, giảm 48,6% (73 ha).
Tổng diện tích cây lâu năm 9.123,8 ha, tăng 2,9% (258,6 ha) so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: diện tích cây ăn quả 4.239,8 ha, tăng 6,5% (258,6 ha); cà phê 4.884 ha (giữ nguyên diện tích so với cùng kỳ năm 2018). Tổng sản lượng cây ăn quả thu hoạch 9 tháng đạt 26.724 tấn quả các loại,
bằng 106,4% so với kế hoạch năm 2019, tăng 22,37% so với cùng kỳ năm 2018.
Khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: hoàn thành hỗtrợ cấp giấy chứng nhận VietGap, xây dựng nhãn hiệu thông thường và hệ thống truy xuất nguồn gốc; xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019.
Chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm 9 tháng khoảng 538,92 nghìn con, giảm 13,46% so với cùng kỳ năm 2018, bằng 115,6% so với kế hoạch năm 2019. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật và kiểm soát việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia súc, gia cầm. Trong 9 thánh đầu năm, bệnh dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện 21 tổ, bản thuộc 9 xã, phường.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng được triển khai tích cực, duy trì tốt việc khoanh nuôi bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Thực hiện tốt công tác thủy lợi, cơ bản đảm bảo điều tiết nước hợp lý phục vụ cho 1.139,195 ha sản xuất nông nghiệp; rà soát diện tích tiêu thoát nước nông thôn, thoát lũ (lưu vực suối Nặm La) 22.783 ha..
3.4.2. Văn hóa - xã hội
3.4.2.1. Giáo dục và đào tạo
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình; kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh nghiêm túc, đúng quy chế, phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục và đào tạo. Duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết quả năm học 2018-2019: Bậc Mầm non đánh giá trên 5 lĩnh vực phát triển đạt từ 95,1-97,7% (đều tăng 0,5% so với năm học trước); cấp Tiểu học tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học lần 1 đạt 99,02% (giảm 0,07% so với năm học trước, tổ chức rèn luyện trong hè và kiểm tra đánh giá lần 2 đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học 0,98%); cấp THCS tỷ lệ học sinh học lực khá, giỏi đạt 69,67% (tăng 0,3% so với năm học trước),
tỷ lệ học sinh học lực trung bình, yếu đạt 29,48% (giảm 0,3% so với năm học trước),còn 01 em học lực kém.
Tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất các trường, lớp học và xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, trong 9 tháng đầu năm triển khai thực hiện 11 công trình (gồm 03 công trình chuyển tiếp, 08 công trình khởi công mới) với tổng mức đầu tư 25,95 tỷ đồng. Trình tỉnh công nhận thêm 04 trường đạt chuẩn Quốc gia (TH&THCS Tô Hiệu, TH&THCS Chiềng Ngần A, MN Sơn Ca, MN Hua La), nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 34/43 đơn vị, đạt 79,06%. Hoàn thiện Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo năm học 2019-2020. Chỉ đạo rà soát các điểm trường dôi dư sau sáp nhập không sử dụng để lập phương án bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng.
3.4.2.2. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình
Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức kiểm tra 336 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, xử phạt hành chính 02 cơ sở vi phạm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thu nộp ngân sách sốtiền hơn 5 triệu đồng. Tổng số lượt khám bệnh chung 54.697 lượt(tăng 5.110 lượt so với cùng kỳ năm 2018), trong đó bệnh nhân chuyển lên tuyến trên 41.630 lượt (tăng 396 lượt so với năm 2018). Triển khai mô hình điểm kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm khu du lịch suối nước nóng bản Mòng và tuyến phố ẩm thực đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Sơn La giai đoạn 2018-2020. Chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ trình và đã được UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020 đối với 03 đơn vị (xã Chiềng Ngần, phường Quyết Thắng, phường Chiềng An). Đến nay, thành phố đã có 12/12 xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai đồng bộ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và thành phố. Củng cố và phát triển các đội tuyển thể dục, thể thao thành phố. Chỉ đạo tổchức các giải thể thao của thành phố, tuyển chọn tập huấn cho đội tuyển tham gia giải tỉnh. Triển khai kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng năm 2019 tại bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.
3.4.2.3. Thực hiện chính sách an sinh xã hội
Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đảm bảo kịp thời, đúng, đủ theo quy định. Quan tâm, chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, thực hiện công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho lao động trên địa bàn. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn thành phố, Kế hoạch Chương trình việc làm thành phố Sơn La năm 2019. Tiếp tục triển khai đề án hỗtrợ xây dựng nhà chính sách đối với người có công.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng chất lƣợngmôi trƣờng không khí
4.1.1. Thực trạng chất lượng môi trường không khí tại thành phố Sơn La giai đoạn 2017 - 2019 giai đoạn 2017 - 2019
Trong những năm qua, thành phố Sơn La tập trung phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các công trình dự án như: Kè suối Nặm La, Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tập trung, Bệnh viện đa khoa 550 giường, Trung tâm hành chính, quảng trường Tây Bắc, các khu đô thị dọc suối Nặm La ... đã mang lại những đóng góp to lớn làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng làm thay đổi chất lượng môi trường không khí theo chiều hướng xấu gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Vấn đề môi trường đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền và xã hội. Môi trường không khí đang là vấn đề bức xúc với các đô thị và khu công nghiệp cũng như các hoạt động đốt chất chất thải ... Môi trường không khí cùng với các tác động xấu của nó đang là mối quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá không chỉ ở Sơn La mà còn trên phạm vi cả nước. Nhận diện các nguồn gây tác động đến môi trường không khí tại Sơn La bao gồm:
Khu dân cư: Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực tập trung dân cư trên địa bàn thành phố Sơn La còn tương đối tốt ít bị ảnh hưởng bởi các khí độc hại như CO, SO2, NO2. Tuy nhiên, chất lượng môi trường không khí ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi, tiếngồn tại các khu vực tập trung đông dân cư.
Giao thông: Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, các đường giao thông được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Phương tiện giao thông cơ giới tăng lên đặc biệt tại đô thị. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng chú ý. Nguồn ô nhiễm này phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông đặc biệt là tại các đường quốc lộ, tỉnh lộ. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt
nhiên liệu động cơ: COx, SO2, NOx, Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.
Hoạt động xây dựng: Trong thời gian qua thành phố Sơn La triển khai các công trình dự án như: Kè suối Nặm La, Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt tập trung, Trung tâm hành chính, tượng đài Bác Hồ, quảng trường Tây Bắc, Bệnh viện đa khoa 550 giường, Trung tâm thương mại, các khu đô thị dọc suối Nặm La ... làm phát sinh bụi, tiếngồn và khí thải cục bộ tại các điểm xây dựng. Khai thác và chế biến khoáng sản: Thành phố Sơn La có 5 điểm khoáng sản khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường (tỉnh Sơn La có trên 150 điểm khoáng sản, trong đó có những loại khoáng sản quý như: Niken – đồng, magnezit, than và những khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân...). Đặc biệt, với đặc điểm địa hình đồi núi, Sơn La có nguồn đá vôi, sét cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt, cho phép phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung... Một số ngành công nghiệp: Tại thành phố Sơn La có khu công nghiệp Chiềng Sinh. Hiện nay, môi trường tại các khu công nghiệp này còn tương đối tốt, khu công nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉ có một số ít doanh nghiệp đi vào hoạt động nên vấn đề ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp chưa đến mức báo động.
Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí và xác định các tác động chủ yếu qua từng năm trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn thành phố nói riêng thì việc quan trắc, giám sát chất lượng không khí tại các khu vực tập trung dân cư, Trung tâm văn hóa, kinh tế, dịch vụ, tại các trục đường giao thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp là rất cần thiết. Công tác quan trắc môi trường được quan tâm thực hiện qua các năm cụ thể như sau:
Theo chương trình quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2017 - 2019, hàng năm trên địa bàn thành phố Sơn La tại 6 vị trí với tần suất 3 đợt/năm, thời điểm tháng 3, 6 và tháng 10. Để đảm bảo đánh giá chất lượng không khí từ kết quả quan trắc thực tế trên địa bàn thành phố Sơn La và ảnh vệ tinh, đề
tài đã bổ sung thêm 14 điểm quan trắc từ tháng 7, 8 và tháng 9. Cụ thể các điểm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng 4.1. Vị trí các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố
TT Vịtrí quan trắc Vĩ độToạ độKinh độ
QT1 Khu vLa (BVĐK)ực cổng bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn 21.34982 103.91134 QT2 Khu vực đồi Khau cả, TP Sơn La. (ĐKC) 21.32971 103.90910 QT3 Khu v(NTCT)ực ngã tư Cầu trắng, TP Sơn La. 21.32742 103.91446 QT4 Khu vLa.(NTXK)ực ngã tư xe khách, TP Sơn 21.32516 103.92041