0
Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Bảng 2.18: Nhu cầu vui chơi giải trí của người dân

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010) ĐỐI VỚI VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN XÃ BOK TỚI, HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 63 -109 )

Không được đáp ứng nhu cầu 21 14

Có đáp ứng nhưng không nhiều 54 36

Đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân 75 50

Tổng 150 100

Có 50% ý kiến cho biết nhu cầu vui chơi giải trí của người dân nơi đây được đáp ứng được phần lớn nhu cầu của bà con trong xã. Tuy nhiên, những tác động của CT chưa thật sự đồng đều giữa các T với nhau, giữa các hộ gia đình với nhau, sự thụ hưởng này chỉ mang tính tương đối, những T nằm gần trung tâm xã thì điều kiện tốt hơn, và có tới 14% cho rằng CT sau khi kết thúc thì không đáp ứng được nhu cầu, 36% cho rằng CT có đáp ứng nhưng không nhiều. Nhưng nó đã nói lên được những chuyển biến tích cực trong công tác chăm lo đời sống tinh thần cho nhân dân.

Hình 2.6: Sân bóng chuyền trước nhà văn hóa T2

Khi chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây càng ngày nâng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí của người dân cũng được nâng lên. Nhận biết được vấn đề này, Chính quyền địa phương tập trung kinh phí xây dựng, quy hoạch những khu vui chơi đáp ứng phong trào chung của người dân. Xây dựng trước ở T1, T5 nhà văn hóa, cả xã có nhà học tập cộng đồng chung, được xây theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống của bà con,

là nơi tập trung giao lưu, học tập, tổ chức các buổi văn nghệ, ngày lễ của làng, bà con rất phấn khởi khi nhận những công trình này. Lưới điện quốc gia đã được phủ khắp cả xã, gần như 100% các hộ trong xã đều sử dụng điện, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như ti vi, đài, nhiều hộ dùng cả đầu thu Vinasat, dàn máy Karaoke tại nhà để đáp ứng nhu cầu giải trí của mình, có tới 70% số hộ đã có phương tiện nghe nhìn tại nhà (theo báo cáo Chính trị trình Đại hội XI của Đảng bộ xã Bok Tới); đường giao thông thông suốt xã với các xã lân cận tạo điều kiện giao lưu văn hóa giữa các xã với nhau, giao thông thuận lợi nhiều đoàn văn nghệ cũng về đây phục vụ đời sống tinh thần cho bà con; các trường mẫu giáo được xây dựng chắc chắn, có nhiều đồ chơi, sân chơi để tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt nhất.

2.10.4 Về giáo dục

Một trong những chỉ tiêu của CT 135 là trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh THCS trong độ tuổi đến trường được đi học. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc nâng cao trình độ dân trí cho người dân.

Ở xã Bok Tới, học tập của trẻ em nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các gia đình trong xã có điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, do vậy vấn đề học tập của các em không được quan tâm đúng mức. Tình trạng các em bỏ học ở nhà phụ giúp gia đình diễn ra thường xuyên, đặc biệt ở các cấp học cao thì tỷ lệ này ngày càng tăng. Trước khi 135 được triển khai, toàn xã chỉ có hai trường mầm non (ở T2 và T4) và một trường tiểu học (ở T2), các em muốn đi học ở những cấp học cao hơn phải đi vài chục cây số mới đến được trung tâm huyện để học tại trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú huyện (tại thị trấn Tăng Bạt Hổ), hay vào trường Dân tộc nội trú tỉnh (thành phố Quy Nhơn) để mà học tập.

Sau khi thực hiện CT 135-II, toàn xã có 5 trường Mẫu giáo, 2 trường Tiểu học cơ sở, trường trung học cơ sở cũng xây dựng gần hơn, tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho cả 2 xã đặc biệt khó khăn là Bok Tới và Đăk Mang (xã Ân Hữu của huyện Hoài Ân, cách trung tâm xã Bok Tới khoảng 7km).

Muốn phát triển kinh tế địa phương thì một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao trình độ dân trí cho người dân, và tạo điều kiện học tập cho con em trong xã là một trong những biện pháp để thực hiện được mục tiêu đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, chính quyền xã đã quan tâm, tạo mọi điều kiện để trẻ em trong xã có nhiều điều kiện học tập.

Bảng 2.19: Hỗ trợ về giáo dục cho người dân Con cái nhận sự hỗ trợ từ chương trình

trong quá trình đi học Số lượng Tỷ lệ %

Có 89 59,3

Không 61 40,7

Tổng 150 100

Qua bảng số liệu trên, có 59,3% số người được hỏi cho biết con cái của họ được chính quyền xã hỗ trợ kinh phí trong quá trình đi học. Theo dự báo con số này trong những năm tới sẽ tiếp tục gia tăng khi người dân trong xã dần ý thức được việc học tập của thế hệ trẻ là điều kiện để thoát nghèo một cách bền vững nhất. Còn 40,7% là không được hỗ trợ, con số này rơi vào trường hợp gia đình neo đơn, con cái nghĩ học sớm, hộ gia đình con cái đã lớn…Theo chú Đinh Văn Á, bí thư Đảng ủy xã cho biết:

“Niềm vui cho bà con xã là chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều điều kiện được học tập và được học tập một cách đầy đủ,…,số lượng con em trong xã tham gia học tập ở các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước ngày càng tăng, tình trạng bỏ học ở bậc tiểu học hầu như không diễn ra…”

Như vậy, sự phát triển của giáo dục ở đây là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, sự cộng hưởng của nhiều tác động, của nhiều chương trình. Nhưng một điều không thể

thiếu khi muốn nâng cao dân trí cho bà con trong xã cần có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của các ban ngành liên quan nhằm giúp xã đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, và chính là sự chủ động, ý thức của người dân.

2.11 Sự tham gia của người dân vào chương trình

Sự thành công của một chương trình hay một dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ngoài sự nỗ lực, tránh nhiệm của các cơ quan đảm nhận việc thực thi chương trình, dự án, thì một nhân tố không kém phần quan trọng làm nên sự thành công của dự án, chương trình này là sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của các đối tượng được thụ hưởng chương trình.

CT 135 giai đoạn II khi được triển khai trên địa bàn xã Bok Tới không phải là một ngoại lệ, đây là một chương trình lớn của quốc gia, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân trên cả nước, nhưng cách quan tâm của người dân xã Bok Tới lại khác, sự quan tâm của người dân dường như được gửi vào vai trò của chính quyền địa phương, và được thể hiện cụ thể qua sự tham gia đóng góp của người dân vào CT:

Bảng 2.20: Tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân Tham gia đóng góp ý kiến Số lượng Tỷ lệ(%)

Có 27 18

Không 123 82

Tổng 100 100

Tỷ lệ người dân tham gia đóng góp ý kiến cho CT so với tỷ lệ người dân không tham gia đóng góp ý kiến có sự chênh lệnh khá lớn. 18% số người được hỏi cho biết họ có tham gia đóng góp ý kiến, trong khi con số này ở phương án không là 82%.

82% ý kiến người dân cho rằng họ không tham gia đóng góp ý kiến, đây là một con số khá lớn, thể hiện sự quan tâm chưa đúng mức của người dân dến CT. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Nhiều người dân còn có tâm lý ngại ngùng khi phát biểu ý kiến trong các buổi họp. Theo lời chú Đinh Văn Cung ở T2 cho biết “Mình có biết gì đâu mà ý kiến, cán bộ triển khai sao mình nghe vậy!”. Điều này khá phổ biến đối với người dân là đồng bào DTTS vì họ cho rằng mình không hiểu biết, chỉ có cán bộ là người hiểu biết nên mới nói để cho dân hiểu.

- Do việc tuyên truyền phổ biến gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất trong vấn đề này có thể xuất phát từ trình độ học vấn của đối tượng thụ hưởng chương trình

này còn quá thấp nên việc tiếp thu những thông tin về chương trình còn thấp. Bên cạnh đó, chất lượng của những buổi truyền thông về chương trình chưa thật sự hiệu quả, chưa thu hút, lôi cuốn người dân tham gia, vì để tránh sự va chạm đến chính quyền bà con nghe thông báo họp là đến tham gia để có mặt, nhưng thật sự không quan tâm nhiều đến nội dung của những buổi họp.

- Nhận thức về vai trò của người dân đối với chương trình của ban quản lý CT còn hạn chế. Đây có thể xem là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề trên. Theo Anh Đinh Văn Thái, trưởng thôn T1: “Có những hỗ trợ gì từ trên xuống, được sự thống

nhất của chi bộ cùng Ban thôn quyết định rồi tiến hành hỗ trợ cho bà con. Chứ bà con mình có biết gì đâu mà đóng góp ý kiến!”

Tỷ lệ người dân không tham gia đóng góp ý kến chiếm tỷ lệ cao như trên sẽ là một trong những hạn chế lớn của chính quyền xã trong việc đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng như trong công tác triển khai các chương trình giảm nghèo nói chung trên địa bàn xã. Khi người dân không tham gia phối hợp cùng với chính quyền địa phương trong việc triển khai CT, thì những kết quả mang lại sẽ không mang tính bền vững cao. Mặt khác, nếu chính quyền không tạo điều kiện để người dân phát biểu ý kiến thì sẽ không biết được bà con đang cần gì, thiếu những gì… việc hỗ trợ sẽ theo ý kiến chủ quan những hỗ trợ đó sẽ thiếu tính thực tế, hiệu quả mang lại không cao.

Trong những giai đoạn tới của CT, chính quyền xã cần tạo thêm nhiều cơ hội để bà con nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Đây sẽ là một trong những hình thức mà chính quyền cùng với người dân hỗ trợ lẫn nhau để đạt được những mục tiêu mà CT đã đề ra.

2.12 Những mong muốn của người dân đối với CT 135

Với điều kiện tự nhiên không thuận trong quá trình sản xuất và phát triển kinh tế nên đời sống của người dân trong xã còn gặp khá nhiều khó khăn. Khi CT 135 giai đoạn II được tiến hành triển khai trên địa bàn xã đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ chính quyền cũng như sự ủng hộ của bà con trong xã.

Tuy nhiên, với nguồn vốn hỗ trợ từ CT còn nhiều hạn chế nên những hỗ trợ mà CT mang lại cho đời sống của bà con nơi đây chưa đáp ứng hầu hết những mong muốn của người dân. Những mong muốn của người dân chính là những nhu cầu thiết thực

của chính bản thân họ, bản thân họ biết mình đang cần gì để phát triển. Một chương trình, dự án nào trước khi muốn thực hiện, triển khai cần nắm chắc vấn đề này, tránh gây ra sự thất thoát lãng phí tiền của của nhân dân, nhà nước đã bỏ ra.

Khi điều tra, tác giả đã xây dựng câu hỏi tìm hiểu những mong muốn của người dân về những công trình mà chương trình sẽ xây dựng cho địa phương nơi đây. Kết quả thu được như sau:

Biểu 2.3: Những công trình mà người dân mong muốn xây dựng cho địa phương

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng, hầu hết các công trình đều được người dân mong muốn xây dựng cho địa phương mình, trong đó có ba công trình mà người dân mong muốn chương trình xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất đó là đường xá đi lại chiếm 98%, và các công trình thủy lợi chiếm 90%, bệnh viện chiếm đến 86,7 %.

Đường xã là một điều kiện tất yếu không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xuất phát từ điều kiện thực tế đó, phần lớn nguồn kinh phí từ CT được đầu tư vào đây. Hiện nay, về cơ bản các tuyến đường chính trong xã đã được bê tông hóa. Nối liền các T trong xã lại với nhau, và có thể thông thương với các xã bạn. Có thể nói rằng, đây chính là yếu tố tác động chính làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã Bok Tới. Không những thay đổi về diện mạo bên ngoài mà nó còn là yếu tố thay đổi cách suy nghĩ làm ăn, phương thức sản xuất của người dân.

Trước kia, điều kiện đi lại khó khăn, người dân chỉ sản xuất những sản phẩm nông nghiệp kém năng suất, và hoạt động chủ yếu là tự cung tự cấp. Sau khi, tuyến đường được đưa vào sử dụng, chính quyền và nhân dân nơi đây có cái nhìn tích cực hơn, lối sản xuất theo hình thức thương mại cũng dần hình thành, nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu chính nhờ con đường này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số đoạn đường đã có dấu hiệu xuống cấp, gây cản trở cho việc đi lại, và một số con đường nhánh đi tới những vùng sản xuất của người dân chưa được xây dựng. Với những lợi ích to lớn đó, mong muốn chương trình tiếp tục đầu tư, xây dựng, tu bổ là những nhu cầu chính đáng và thiết thực hơn bao giờ hết.

Công trình mà người dân mong muốn chương trình xây dựng chiếm tỷ lệ thứ hai đó là các công trình thủy lợi chiếm 90%. Đời sống của bà con trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do vậy, nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sản xuất của người dân địa phương.

Hình 9: Đập ngăn nước suối nước Dừng (Đập Cây Cam) ở T1

Trên địa bàn toàn xã, hiện có 2 công trình đập thủy lợi, một số đoạn kênh mương nội đồng cung cấp nước cho các cánh đồng như: Đập Cây Cam cung cấp nước cho đồng Cây Cam (T1), Đập Cây Sên cung cấp nước cho đồng Sung Môn (T5). Phần lớn 2 công trình này cung cấp cho những cánh đồng trủng thấp, thường những mùa nắng nóng khô, các đập nước này không phát huy được tác dụng, gây khó khăn rất lớn cho việc tới tiêu cho các đồng, năng suất sản lượng màu đạt không cao. Mong muốn của người dân CT tiếp tục có sự đầu tư nâng cấp công trình đang có và xây dựng hệ thống thủy lợi trên một số cánh đồng khác như đồng Cây Ổi, đồng Bãi Sậy, đồng Bà Hương để đảm bảo trữ nước lâu dài cung cấp ổn định cho các cánh đồng thuận lợi cho việc

phát triển nông nghiệp của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều bể nước công cộng của xã đã hư hỏng nặng, việc cung cấp nước cho người dân sinh hoạt cũng như tưới tiêu cho cây trồng hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con. Một số nhà có điều kiện thì đào giếng để lấy nước, nhiều hộ nghèo thì tiếp tục duy trình theo lối truyền thống “gùi nước ở những khe, suối ở xa khu dân cư”.

Do vậy, việc xây dựng các công trình thủy lợi không chỉ cung cấp cho sản xuất mà cho cả việc sinh hoạt là một trong những yêu cầu cấp thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, nếu nhu cầu này được áp ứng sẽ góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo trên địa bàn toàn xã.

Mong muốn thứ ba của bà con nơi đây là xây bệnh viện, chiếm 86,7%. Khi đời sống vật chất nâng cao, nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của bà con tăng lên. CT cũng đã hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng và tu bổ Trạm y tế xã nhưng do điều điều kiện khách quan khác nhau mà trạm y tế xã chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Nên mong muốn của người dân là xây bệnh viện để đáp ứng nhu cầu này của này. Đây là thực tế, đòi hỏi chính quyền địa phương cần có

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2006 - 2010) ĐỐI VỚI VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN XÃ BOK TỚI, HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 63 -109 )

×