Bảng 2.2: Công việc hiện tại của người dân

Một phần của tài liệu Tác động của chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) đối với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Trang 39 - 49)

Làm nông 135 90

Buôn bán 7 4,7

Công chức 2 1,3

Nghề khác 6 4

Tổng 150 100

Nông nghiệp là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế xã Bok Tới, nên tập trung phần lớn người dân nghèo ở đây, chiếm 90%. Cả xã có 5 T, đều có đặc điểm giống nhau về đất sản xuất, xen kẽ giữa ruộng lúa nước là các triền đồi để trồng các loại cây màu khác. Việc trồng lúa nước của bà con trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn nước tưới, lại thiếu phân bón nên việc trồng lúa và các loại màu khác chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế và chiếm không nhiều diện tích sản xuất trong xã. Đa số bà con trong xã trồng các loại cây ngắn ngày như, ngô, chuối,… và dài ngày như điều, keo, gió,…diện tích trồng các loại cây này chiếm tỷ lệ cao hơn so diện tích cây lúa. Khi chương trình 135 được triển khai và được lồng ghép với nhiều chương trình chính sách phát triển khác trên địa bàn đã mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của xã; phần lớn những diện tích đất đồi, triền núi trồng các loại cây hiệu quả kinh tế kém trước kia đã thay thế bằng những rừng cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế tương đối cao.

Một trong những lý do mà nghề nông chiếm tỷ lệ cao như vậy là do trình độ học vấn của bà con khá thấp 90% là không biết chữ, 94,4% là tiểu học, 61,5% là THCS, ngay cả những người dân có trình độ học vấn ở bậc THCS, THPT vẫn làm nghề nông với 31,03% có trình độ THCS và ở bậc THPT là 10,34% [xem phụ lục II, bảng 36]. Vì hiện nay trên địa bàn huyện xã Bok Tới cũng như huyện Hoài Ân chưa có một công ty, nhà máy hay xí nghiệp nào hoạt động để thu hút lực lượng lao động này. Nếu muốn có công việc khác thì họ buộc phải ra các thành phố hoặc những nơi có nhu cầu để tìm kiếm cơ hội việc làm nhưng với những khó khăn về chuyên môn nghề nghiệp, ngôn ngữ và kinh phí là yếu tố cản trở chính để lựa chọn nghề nghiệp khác.

Buôn bán chiếm tỷ lệ 4,7%, chủ yếu họ bán một số vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu tối thiểu cho người dân ở đây và kết hợp với việc làm nông.

4% người dân được hỏi có ý kiến khác, họ chủ yếu đi làm thuê cho các hộ gia đình khá giả hơn trong làng hoặc làm thuê cho người Kinh ở các xã lân cận.

Công chức chiếm tỷ lệ 1,3% là số trường hợp công chức rơi vào hộ nghèo và đa số họ là cán bộ thôn. Số cán bộ này có trình độ học vấn không cao cộng vào đó đội ngũ cán bộ xã này còn trẻ, kinh nghiệm, tiếng nói trong cộng đồng còn hạn chế. Điều này sẽ gây ra những khó khăn trong công tác quản lý cũng như việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho bà con trong xã.

Dựa trên đặc điểm cơ cấu nghề nghiệp của xã, khi tiến hành triển khai bất cứ một chương trình giảm nghèo nào cần chú ý xác định rõ những nhu cầu của từng đối tượng để có sự hỗ trợ phù hợp tránh lãng phí, thất thoát.

2.4.4 Thu nhập

Khi tiến hành nghiên cứu mẫu là các hộ nghèo nên dễ dàng nhận thấy được thu nhập của bà con trong xã khá thấp. Được thể hiện qua kết quả điều tra:

Bảng 2.3: Thu nhập của người dân

Thu nhập Số lượng Tỷ lệ%

Dưới 1 triệu đồng 143 95,4

Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu đồng 5 3,3 Từ 2 triệu – dưới 3 triệu đồng 2 1,3

Trên 3 triệu đồng 0 0

95,4% số người dân được hỏi cho biết thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình dưới 1 triệu đồng/ tháng. Được biết phần lớn các hộ gia đình trong xã có thu nhập từ 400.000 - 600.000/tháng. Như theo lời của Bác Đinh Văn Vi ở Thôn 5 cho biết “Ở

đây kiếm tiền khó lắm, nhiều lúc đi kiếm việc làm thuê cũng không có, chờ ngày mùa thì đi làm, không có thì làm việc nhà, có gì thì ăn nấy, chứ biết thu nhập bao nhiêu mà tính”. Con số này tập trung chủ yếu vào những người nông dân chiếm 94,4% [Phụ lục

II, bảng 38].

3,3% số người được hỏi có thu nhập của gia đình từ 1 triệu - ít hơn 2 triệu và con số này ở hộ gia đình có thu nhập từ 2 triệu - ít hơn 3 triệu là 1,3%, con số này chiếm tỷ lệ quá ít so với các hộ gia đình có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng

Trình độ học vấn thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ dân có thu nhập thấp trên địa bàn chiếm tỷ lệ cao như vậy. 99,1 % số người có trình độ học vấn tiểu học và không biết chữ là 86,7% có thu nhập bình quân hàng tháng của cả gia đình dưới 1triệu đồng/tháng [phụ lục II, bảng 37]. Đây là một trong những hạn chế rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của xã nhà. Trình độ học vấn thấp gây nên những khó khăn không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức về thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu của bà con trong vùng. Bên cạnh đó, nó sẽ gây ra những khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức sản xuất mới cũng như tiếp cận các cơ hội việc làm để nâng cao thu nhập cho bà con.

2.4.5 Số thành viên trong gia đình

Bảng 2.4: Số lượng thành viên trong gia đình Thành viên gia đình Số lượng Tỷ lệ %

Từ 4 trở xuống 48 32

Từ 5 đến 6 85 56,7

Trên 6 17 11,3

Tổng 150 100

Qua bảng thống kê cho ta thấy, các hộ gia đình trên địa bàn xã có số thành viên trong gia đình khá đông. Hộ gia đình có từ 4 - 6 thành viên chiếm 56,7%, và 32% số hộ gia đình có số thành viên dưới 4 thành viên đa phần là các gia đình mới cưới, tách hộ ra ở riêng chiếm phần đông, phần ít trong số này là các cụ già sống đơn thân.

11,3% số người được hỏi có số thành viên trong gia đình trên 6 thành viên, đây là những gia đình đông con và những gia đình có cha mẹ ông bà con cháu sống chung, con số này cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn không cao, qua bảng tương quan giữa số lượng thành viên trong gia đình với trình độ học vấn thì có tơi 43,3% không biết chữ rơi vào gia đình trên 6 thành viên, ở bậc học cao hơn THCS có 84,6% ở gia đình có từ 4 thành viên trở xuống [Phụ lục II, bảng 34].

2.4.6 Dân tộc

Là một xã miền núi được hình thành từ lâu đời của huyện Hoài Ân, dân số toàn xã phần lớn sinh sống là người Ba Na. Trong những năm gần đây, do sự giao lưu văn hóa, giao thông đi lại thuận lợi, tỷ lệ người kinh sinh sống ở đây cũng tăng lên (tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ).

Theo báo cáo điều tra kết quả hộ nghèo năm 2011, dân số xã Bok Tới có 390 hộ, 1.596 khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 1.142 người.

Kết quả điều tra về tỷ lệ người Kinh và đồng bào DTTS như sau:

Bảng 5: Thành phần dân tộc sống trên địa bàn Dân tộc Số lượng Tỷ lệ %

Kinh 3 2

DTTS 147 98

Tổng 150 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ người DTTS (Ba na) chiếm đến 98% dân số của xã, trong khi đó người Kinh chiếm 2%. Đây cũng có thể là điểm hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình. Hạn chế ở chổ, sự giao thoa tương tác, học hỏi văn hóa, kinh nghiệm trong sản xuất diễn ra ít và hầu như không bị tác động nhiều vì thế duy trì lâu những lối quen canh tác, lối sống lạc hậu cản trở không nhỏ đến sự phát triển chung. Nhưng cũng là yếu tố thuận lợi, ít bị đồng hóa, phân biệt sắc tộc, có sự đồng lòng, chia sẽ trong quá trình thụ hưởng các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước của người dân. Chính quyền cũng dễ dàng hơn trong quá trình hỗ trợ các nguồn lực cho người dân.

2.5 Các nguồn lực của địa phương

Việc tìm hiểu nguồn lực của cộng đồng sẽ giúp cho các dự án phát triển cộng đồng có những định hướng hiệu quả trong việc phát huy thế mạnh của cộng đồng để giải quyết những vấn đề mà cộng đồng đó gặp phải, đáp ứng nhu cầu của họ một cách

tốt nhất. Từ việc xác định được thực trạng chính của cộng đồng thì những nguồn lực của cộng đồng được biểu hiện như sau:

2.5.1 Nguồn lực bên trong

Tại xã Bok Tới, những nguồn lực bên trong của CĐ không nhiều. Do vậy, không hỗ trợ được nhiều không quá trình phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương.

Về đất đai của xã quản lý tương đối rộng lớn, toàn xã có 10031,17 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 6.608,42 ha, đất rừng sản xuất 1.187,89 ha. Và đất ở đây với nhóm đất chính là đất phù sa để bà con trồng lúa và các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày khác. Nhiều cánh đồng nằm dọc theo các con suối tương đối rộng, chất lượng đất còn khá màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng lúa nước quanh năm. Đất ở các triền đồi dốc với diện tích tương đối lớn, phù hợp cho sự phát triển của cây trồng nguyên liệu như keo, bạch đàn, gió…Với những điều kiện thuận lợi như vậy giúp cho người dân ở đây yên tâm làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Về nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã: trên địa bàn xã có rất nhiều nguồn phục vụ cho nhu cầu của người dân, chất lượng nước ở đây còn tương đối sạch. Đặc biệt có con suối Nước Dừng, suối Cà Lan, Tà Cơi chảy qua, và còn nhiều khe, suối nhỏ khác phục vụ bà con.

Do nguồn nước mặt của xã hạn chế, các con suối cũng hay bị khô nước vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm lại thấp nên nguồn nước bổ sung rất ít, thêm vào đó nguồn nước lại bị nhiễm phèn đã có ở một số thôn, nhất là cánh đồng thôn T1 (đồng Cây Cam) nên nhu cầu về nguồn nước vào mùa này của bà con nơi đây là rất lớn.

Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có, xã chỉ có nguồn cát ở lòng suối cạn với số lượng không nhiều chỉ đáp ứng như cầu xây dựng trong xã, ngoài ra không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào khác.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã bao gồm nhiều công trình đập nước như Đập Cây Cam, đập Cây Sên, Vườn Gộp, mỗi T là một trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học và trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa ở mỗi thôn đã được xây dựng kiên cố, đài phát thanh, trạm y tế và hệ thống điện, cầu cống, đường giao thông đã được bê tông hóa.

Nguồn nhân lực của xã tương đối trẻ: dân số của xã năm 2011 là 390 hộ, khoảng 1.218 người, số người trong độ tuổi lao động là 815 người, đây là lực lượng lao động dồi dào để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của xã.

Trong lao động nông nghiệp đa số những người lao động có sức khỏe tốt, đặc biệt là tinh thần siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó trong lao động. Họ luôn có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn mong muốn có một cuộc sống ổn định.

Tinh thần đoàn kết là một sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn vươn lên phát triển. Phát huy truyền thống xã anh hùng trong công cuộc chống Pháp, Mỹ. Người dân trong xã luôn biết tương trợ, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Trong lao động nông nghiệp, vào mùa vụ họ đổi công cho nhau để làm việc cho nhanh. Chính nhờ điều này mà tình làng nghĩa xóm luôn được đề cao và phát huy. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc xóa đói giảm nghèo.

Trong những năm qua, trình độ học vấn của thế hệ trẻ của xã ngày càng được nâng cao, nhiều thanh niên trẻ trong xã đã có trình độ Đại học, Cao đẳng với nhiều chuyên ngành khác nhau. Nếu địa phương tận dụng nguồn nhân lực này, đó chính là động lực rất lớn cho sự phát triển tại địa phương.

Các tổ chức đoàn thể của xã như hội Phụ Nữ, hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên… dần dần có chất lượng về đội ngũ cán bộ, đưa ra nhiều hoạt động để hỗ trợ cho bà con trong xã.

2.5.2 Nguồn lực bên ngoài

Bok Tới là một trong những xã khó khăn của huyện Hoài Ân. Do vậy, trong quá trình phát triển, xã đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ TW cũng như của tỉnh Bình Định thông qua các chương trình hỗ trợ, các chính sách giảm nghèo nhằm giúp bà con nơi đây cải thiện đời sống.

Trên đây ta có thể thấy được, những nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của xã không nhiều, phần nào đã gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong vấn đề triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ cho xã.

2.6 Những khó khăn mà người dân gặp phải trước và khi CT 135 giai đoạn II được triển khai trên địa bàn xã Bok Tới

Việc tìm hiểu khó khăn của người dân trước khi chương trình được triển khai giúp cho chính quyền địa phương xác định những nội dung từ chương trình để hỗ trợ cho người dân, tạo điều kiện giúp họ phát triển kinh tế, thoát nghèo.

Biểu 2.2: Khó khăn của người dân gặp phải trước khi CT thực hiện

Qua biểu đồ ta thấy, sự khó khăn của người dân gặp phải rất nhiều, hầu như là có sự tương đồng nhau và tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp (phần lớn người dân là sản xuất nông nghiệp 90%). Chiếm tỷ lệ cao nhất là thiếu cây, con giống 94,7%. Do điều kiện đi lại của người dân nơi đây dần được cải thiện, giao thông lưu thông buôn bán với xã bạn, và thế mạnh của xã Bok Tới là phát triển lâm nghiệp (diện tích đất trồng rừng chiếm phần lớn) kết hợp với việc chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu là bò, tận dụng các nguồn cỏ do đất rừng tạo ra). Nhận thấy được thế mạnh của việc kết hợp này nên trước khi giai đoạn 2 của CT 135 triển khai, nhu cầu về cây, con giống của bà con nơi đây là rất cao. Với vị trí địa lý không được thuận lợi, nằm cách khá xa so với trung tâm của huyện, trên địa bàn xã chưa có trung tâm nào cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho người dân. Người dân muốn mua giống phải tìm sang các xã bạn, đến trung tâm huyện để mua hoặc tìm những thương lái. Các nguồn giống này thường chất lượng không đảm bảo, bà con nơi đây lại nghèo, tiền thì đã thiếu, nhưng khi mua phải giống kém chất lượng, thì sẽ tác động không nhỏ đến đời sống của bà con.

Thiếu vốn sản xuất chiếm 86,7%, đây cũng là khó khăn lớn của người dân nghèo, muốn đầu tư sản xuất nhưng gặp vấn đề vốn, khi phỏng vấn sâu thì biết: có người thì không biết vay vốn ở đâu, có người vay mượn họ hàng, hay vay nhà nước nhưng nguồn vốn quá ít không đủ cho việc đầu tư sản xuất.

Theo điều tra của tác giả về những nguồn vốn vay của bà con nơi đây được thể hiện ở bảng dưới như sau:

Bảng 2.6: Các nguồn vốn vay của người dân

Nguồn vốn vay Số lượng Tỷ lệ %

Ngân hàng chính sách 137 91,3

Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn 36 24

Quỹ tín dụng tại địa phương 0 0

Vay mượn họ hàng, người thân 57 38

Tổng 150

Phần lớn nguồn vốn mà người dân ở đây vay là từ nguồn ngân sách nhà nước, chiếm 91,3%, theo nguồn vốn chính sách của nhà nước này, mỗi hộ ở đây được vay

Một phần của tài liệu Tác động của chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) đối với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w