Từ 18 đến 30 58 38,7 Từ 31 đến 45 47 31,3 Từ 46 đến 60 30 20 Trên 60 15 10 Tổng 150 100
Qua bảng số liệu kết quả điều tra trên cho ta thấy:
Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai, độ tuổi từ 31 đến 45 chiếm tỷ lệ 31,3%. Là một thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Là lực lượng lao động trẻ, khỏe, có khả năng học tập những kiến thức mới. Khi tiến hành triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất sẽ gặp nhiều thuận lợi. Bok Tới là một xã thuần nông, do vậy với lực lượng lao động dồi dào như trên sẽ góp phần thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ cao trong độ tuổi này nhưng lại rơi vào hộ nghèo là một thách thức lớn cho sự phát triển.
Độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi chiếm 20% và trên 60 tuổi chiếm 10%. Người lao động trong độ tuổi này khả năng lao động đã có phần hạn chế, đặc biệt là những công việc đòi hỏi về thể lực như việc làm nông. Nhóm đối tượng trong độ tuổi này vẫn phải làm những công việc nặng nhọc, do đời sống của người dân khá vất vả, buộc họ phải làm việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
Tóm lại, lực lượng lao động của xã rất dồi dào, là một trong những nhân tố giúp thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của xã. Nhưng nếu chính quyền địa phương không tạo ra được việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của lực lượng lao động này sẽ gây ra những mặt trái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã nhà.
2.4.2 Trình độ học vấn
Biểu 2.1: Tỷ lệ về trình độ học vấn
Qua biểu đồ trên ta thấy, trình độ học vấn của bà con rất thấp. Cụ thể:
Chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm đối tượng có trình độ tiểu học chiếm 70,7%, trong số này tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 18 đến 30 và độ tuổi từ 31 đến 45, chiếm 44,3% và 35,9% [Phụ lục II, bảng 30]. Cho thấy lực lượng lao động trẻ ở đây trình độ học vấn còn khá thấp. Sẽ là một trở ngại lớn khi áp dụng những tiến bộ khoa học vào quá trình sản xuất.
Đặc biệt có tới 20% là nhóm không biết chữ; nhóm đối tượng này phần lớn tập trung vào nhóm lứa tuổi trên 60 tuổi, chiếm 50% [Phụ lục II, bảng 30]. Ở lứa tuổi này, do điều kiện trước kia rất khó khăn, trường học lại thiếu, nghèo đói thường xuyên nên việc học tập chưa được người dân quan tâm. Theo chú Đinh Văn Glếp, thôn T1: “… Lúc đó không đủ ăn nói chi đi học với hiết, với lại có trường đâu mà học, muốn đi học phải đi thật xa,…đâu có giống như bây giờ Nhà nước lo cho đủ thứ…”. Có một điều
khi tiếp xúc với nhóm người không biết chữ, chúng ta rất dễ giao tiếp với họ bằng ngôn ngữ tiếng việt, nhưng đó chỉ là ngôn ngữ nói do quá trình giao lưu tiếp xúc với người kinh mà họ nói được, còn đọc và viết là vấn đề khó khăn đối với họ.
Trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 8,6% và con số ở bậc trung học phổ thông là 0,7%. Một tỷ lệ quá nhỏ so với tình hình phát triển như hiện nay.
Trình độ học vấn thấp như vậy là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân trong xã. Trình độ học vấn thấp nên việc tiếp cận các kiến thức mới về nâng cao năng suất cây trồng, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đem lại hiệu quả cao hay áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến còn gặp nhiều khó khăn. Xã Bok Tới lại ở xa trung tâm huyện nên việc tiếp cận các thông tin về việc làm, những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến người nghèo còn nhiều hạn chế.
Trình độ học vấn của người dân trong xã thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Hoài Ân là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối chậm của tỉnh Bình Định, đời sống của bà con trong huyện gặp rất
nhiều khó khăn. Việc đầu tư, hỗ trợ kinh phí để phát triển kinh tế xã hội cho xã gặp rất nhiều bất cập. Thêm vào đó, xã lại tập trung chủ yếu đồng bào DTTS (98%), lại nằm xa trung tâm huyện nên việc học tập của người dân càng trở nên phức tạp hơn. Hiện nay toàn xã có 5 trường mầm non (ở tất các các T) và 2 trường tiểu học (ở T5 và T2), học sinh muốn đi học ở các cấp học cao hơn phải sang các xã khác, ở nội trú để học. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học khá phổ biến trên địa bàn xã, đặc biệt ở các cấp học cao như THCS, THPT.
2.4.3 Nghề nghiệp
Với đặc điểm sản xuất dựa vào rừng núi, phát nương rẫy để trồng các loại cây ngắn ngày, tuy những năm gần đây có ảnh hưởng từ lối sản xuất của các xã lân cận, mở rộng giao lưu học hỏi với bên ngoài, nhưng cơ cấu việc làm của bà con trong xã chưa phong phú, điều này thể hiện qua bảng kết quả điều tra:
Bảng 2.2: Công việc hiện tại của người dân