Bảng 2.8: Hình thức chính quyền địa phương hỗ trợ Bảng 2.9: Những hỗ trợ từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Tác động của chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) đối với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Trang 49 - 63)

Hướng dẫn các thủ tục 74 49,3

Giải đáp các thắc mắc có liên quan đến Chương trình 17 11,3 Hỗ trợ kiến thức phục vụ cho sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi 130 86,7

Không hỗ trợ 20 13,3

Tổng 150

Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong quá trình triển khai CT, chính quyền địa phương đã có sự nổ lực thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ người dân với 86,7% số người được hỏi là được hỗ trợ kiến thức phục vụ cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn các thủ tục giấy tờ liên quan 49,3% và giải đáp các thắc mắc liên quan đến chương trình 11,3%. Khi được hỏi về vai trò của chính quyền địa phương trong việc triển khai CT có đến 84,7 người dân cho rằng chính quyền địa phương có vai trò tích cực trong công việc của mình [Phụ lục II, bảng 27].

Tuy nhiên, trong các hình thức hỗ trợ của chính quyền địa phương ở đây thì việc giải đáp thắc mắc chiếm tỷ lệ không cao (chiếm 11,3%). Điều này được thể hiện rõ khi đặt câu hỏi trực tiếp với người dân: Có biết chương trình 135 giai đoạn II không? Thì hầu như nhận được câu trả lời là:“có biết” là rất ít, người dân ở đây chỉ biết là có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng nguồn gốc ở đâu thì không. Qua đây phản ánh thực tế rằng, công tác tuyên truyền, giải đáp của chính quyền là chưa được chú trọng đầu tư về lượng và chất. Bên cạnh đó, CT 135 khi được triển khai trên địa bàn lại được lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác nên màu sắc của CT 135 giai đoạn II này bị mờ nhạt đi. Người dân rất bị động trong việc thụ hưởng các nguồn hỗ trợ từ chương trình. Đây sẽ là cản trở rất lớn để chương trình thực hiện đúng mục đích mà nó đã đề ra.

Có tới 13,3% hộ nghèo cho rằng không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương. Và có 15,3% đánh giá rằng vai trò của chính quyền địa phương là không tích cực [Phụ lục II, Bảng 27]. Điều này có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến, mặc dù ban điều hành CT xã đã nhận được sự hỗ trợ từ UBND huyện (huyện Hoài Ân tăng cường 1 cán bộ Phòng LĐ- TB & XH huyện tham gia vào CT ở xã) và kinh nghiệm từ các xã khác trong huyện đã triển khai thành công CT, nhưng đây là lần đầu tiên một

CT có quy mô quốc gia được triển khai trên địa bàn xã nên ban điều hành CT của xã gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Thêm vào đó, năng lực quản lý và tổ chức của một số cán bộ cấp xã còn nhiều yếu kém, kinh nghiệm triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo còn lúng túng nên những hỗ trợ của chính quyền đề ra còn nhiều bất cập chưa đánh giá sâu sát vào điều kiện cụ thể của địa phương mình nên chưa nhận được sự đồng thuận cao ở người dân mình. Chính vì thế, trong quá trình triển khai sẽ không tránh khỏi những trở ngại và chương trình sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn.

2.8 Những hỗ trợ của Chương trình 135 dành cho người dân xã Bok Tới

Với những khó khăn mà người dân xã Bok Tới gặp phải trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt, nên Bok Tới đã được Chính phủ công nhận là xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).

Thông qua dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án học tập cộng đồng, CT đã hỗ trợ cho người dân với kết quả như sau:

Bảng 2.10: Những hỗ trợ từ chương trình Hỗ trợ từ chương trình Số lượng Tỷ lệ %

Vốn sản xuất 0 0

Máy móc thiết bị sản xuất 83 55,3

Cây, con giống 141 94

Kiến thức phục vụ sản xuất 130 86,7

Ý kiến khác 9 6

Tổng 150

Qua số liệu điều tra kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo của xã: khi tiến hành hỗ trợ cho người dân, Ban quản lý CT 135 - II quyết định không hỗ trợ nguồn vốn cho bà con mà tập trung nguồn vốn đó để đầu tư hỗ trợ trực tiếp các nguồn khác cho người dân. Đây có thể là cách làm mới của Ban quản lý CT xã Bok Tới, khác với một số xã khác trên địa bàn tỉnh là dùng một phần kinh phí của CT để hỗ trợ vốn cho người dân để họ trực tiếp sử dụng. So sánh với những khó khăn gặp phải trước khi CT được triển khai, khó khăn gặp phải của người dân là 86,7%, thì hỗ trợ của CT,II

không hướng vào giải quyết những khó khăn đó của người dân mà tạp trung vào những lĩnh vực khác. Khác vơi cách làm của Chính quyền địa phương ở xã Vĩnh Thuận, Vân Canh, Bình Định thì người dân ở đây đã nhận trực tiếp vốn sản xuất từ chương trình chiếm 67%. Trần Thị Thùy Trang (2011), Tác động của chương trình 135

đối với đời sống người dân xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, Khóa

luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Quy Nhơn.

Cây, con giống là nguồn hỗ trợ chiếm tỷ lệ cao nhất mà bà con nhận được chiếm tỷ lệ 94%. Nông nghiệp là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của xã. Do đó, cây - con giống là một trong những hỗ trợ cần thiết cho việc phát triển kinh tế của người dân trên địa bàn xã.

Theo báo cáo tổng kết chương trình 135 của UBND Bok Tới, đã hỗ trợ cho bà con. Về vật nuôi: Bò đực giống 05 con, bò cái giống 23 con; giống cây trồng: giống hồ tiêu 15.280 bầu, măng điền trúc: 833 bụi, keo lai giâm cành: 330.000 cây, giống cấp I: 14.000 kg, phân NPK: 6600 kg.

Cùng với việc hỗ trợ cây- con giống, phòng khuyến nông xã kết hợp với huyện xuống tận các nhà văn hóa của Thôn để tập huấn kỹ thuật sản xuất cho bà con về kiến thức trồng keo, măng điền trúc, hồ tiêu, keo lai, kiến thức chăn nuôi bò lai. Kết quả, có tới 86,7% người dân được hỏi là được chương trình hỗ trợ kiến thức phục vụ sản xuất. Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi để bà con nơi đây có thể áp dụng những tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi để nâng cao năng suất sản phẩm mà mình làm ra vươn lên thoát nghèo.

Trước khi CT 135 được triển khai trên địa bàn xã, cả xã chưa có một loại máy móc hiện đại nào để đưa vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu bà con sử dụng những công cụ thô sơ như: cuốc, xẻng, liềm, rựa, rìu…có đến 65,3% cho rằng gặp khó khăn do thiếu công cụ sản xuất (Biểu 2.2), hiệu quả và năng suất lao động kém, sức lao động bỏ ra nhiều nhưng thành quả không cao. Nhận thấy được khó khăn này của người dân Chính quyền xã hỗ trợ cho người dân để mua máy móc.

CT 135 đã hỗ trợ cho xã 05 máy xới, 04 máy lùa, 15 máy cắt lúa cầm tay, 04 máy gạo gia đình, 05 máy phun đào động cơ nhằm hỗ trợ cho bà con trong xã giảm bớt những khó khăn trong quá trình sản xuất. Kết quả có 55,3% người dân được hỗ trợ công cụ sản xuất trong phát triển kinh tế. Nhưng những đáp ứng đó đáp ứng nhu cầu

người dân không nhiều, chiếm 55,3%, không đáp ứng được nhu cầu 18% và có 26,7% cho rằng đáp ứng được phần lớn nhu cầu [Phụ lục II, bảng 18].

Một điều nhận thấy rằng, những khó khăn trong sản xuất của bà con là rất lớn, nguồn ngân sách xã hầu như không đủ kinh phí hỗ trợ cho người dân trong quá trình sản xuất nên đây là bài toán khó giải quyết của chính quyền xã trong các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Nói tóm lại, những hỗ trợ của CT dành cho bà con đã khắc phục được phần nào những khó khăn mà bà con gặp phải trong quá trình sản xuất. Nhưng những hỗ trợ của CT vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của bà con, do vậy bà con trong xã đang rất cần nhận được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để việc sản xuất của người dân nơi đây gặp nhiều thuận lợi và phát triển ổn định hơn.

2.9 Mục đích sử dụng các nguồn hỗ trợ từ CT 135 của người dân

2.9.1 Mục đích sử dụng công cụ sản xuất

Như trên ta biết, CT 135 II đã hỗ trợ cho xã 05 máy xới, 04 máy lùa lúa, 15 máy cắt lúa cầm tay, 04 máy gạo gia đình, 05 máy phun đào động cơ. Việc hỗ trợ này của CT đã có những tác động tích cực đối với đời sống của người dân. Để xác định được những hỗ trợ từ chương trình có tác động như thế nào đối với đời sống của người dân thì ta cần xem xét mục đích mà người dân đã sử dụng các nguồn hỗ trợ đó vào quá trình phát triển, từ đó có thể đánh giá nhưng hỗ trợ đó có phù hợp không.

Kết quả điều tra về mục đích sử dụng công cụ sản xuất:

Bảng 2.11: Mục đích sử dụng công cụ sản xuất

Công cụ sản xuất do CT hỗ trợ sử dụng vào mục đích Số lượng Tỷ lệ %

Phục vụ cho quá trình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi 81 97,6

Cho người khác thuê 0 0

Đem bán 0 0

Không sử dụng 2 2,4

Ý kiến khác 0 0

Tổng 83 100

Khi nhận được sự hỗ trợ, phần lớn người dân đều sử dụng vào mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, chiếm tới 97,6 %. Theo ông Đinh Văn Á, Bí thư xã Bok Tới cho biết: “Bà con ở đây rất phấn khởi khi nhận sự hỗ trợ

nhóm hộ thay phiên nhau trong quá trình sử dụng, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc của bà con…”

Ở tất cả 5T: từ T1, T2, T4, T5, T6, đều có ruộng lúa nước, khi các đập ngăn nước ở T1, T2 được xây dựng diện tích đất cho sản xuất lúa nước ở đây càng mở rộng, việc thu hoạch lúa thủ công như: khi cắt dùng liềm, khi lấy hạt thì đạp bằng chân, hay là đập, tốn rất nhiều công sức và thời gian. Công việc này nhẹ nhàng hơn khi ở mỗi T đều có một máy lùa lúa, công đoạn cắt cũng đở bớt phần nào khi có sự hỗ trợ của máy cắt. Những máy phun đào trước kia giờ không được sử dụng cho đào (hạt điều) (vì không mang lại giá trị bà con chặt bỏ để trồng cây keo công nghiệp giá trị cao) đều được phát huy tác dụng cho những cánh đồng lúa, ngô,… Theo Chú Đinh Văn Đưng ở T1 cho biết: “Các hộ trong làng, lúc nào cần thì mượn nhau để mà dùng,…chứ trước

kia không biết mượn ở đâu cho ra!”

Hình 2.1: Máy cắt lúa xách tay hỗ trợ cho người dân

Tuy vậy, cũng có 2,4% những công cụ đó không được sử dụng. Qua phỏng vấn sâu, do một số máy móc, thiết bị bị hỏng hóc từ lâu mà không có tiền để sửa chữa. Và nhiều loại máy móc khác cũng đang trong tình trạng xuống cấp nhưng chưa có nguồn kinh phí để bảo trì. Đây là, một trong những nhược điểm lớn nhất từ chương trình mà chưa khắc phục được.

Những công cụ sản xuất được hỗ trợ từ chương trình là hết sức cần thiết cho phát triển kinh tế tại địa phương, nhưng theo sự nhìn nhận chung nó vẫn mang tính tạm thời trước mắt cho đời sống cho người nghèo nơi đây. Vì thế chưa tạo nên nhiều sự chuyển biết để thúc đẩy cho sự phát triển, mà cần phải đầu tư hỗ trợ thêm những trang thiết bị cần thiết, cũng như cần kết hợp trong việc hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng hiệu quả,

ý thức bảo vệ của chung và hình thành nguồn quỹ dự phòng để tiến hành sửa chữa khi cần.

2.9.2 Mục đích sử dụng cây, con giống

Ở xã, diện tích đất trồng trọt và đất chưa sử dụng còn tương đối rộng lớn, phù hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp và chăn nuôi các loại gia súc lớn. Nhận thấy được những nhu cầu đó, CT 135 giai đoạn II đã tiến hành hỗ trợ cho bà con trong xã một số giống như: bò đực giống 05 con, bò cái giống 23 con; giống cây trồng: giống hồ tiêu 15.280 bầu, măng điền trúc: 833 bụi, keo lai gâm cành: 330.000 cây, giống cấp I: 14.000 kg. Mục đích sử dụng hỗ trợ của người dân được thể hiện:

Bảng 2.12: Mục đích sử dụng cây, con giống Sử dụng cây giống, con giống hỗ trợ của

chương trình vào mục đích Số lượng Tỷ lệ %

Nuôi, trồng phát triển kinh tế gia đình 137 97,1

Bán lại 4 2,9

Không sử dụng 0 0

Ý kiến khác 0 0

Tổng 141 100

Sự hỗ trợ này được người dân sử dụng vào mục đích nuôi, trồng để phát trền kinh tế gia đình, chiếm 97,1%. Đáng kể nhất đó là việc hỗ trợ trồng keo, theo Anh Đinh Văn Thái, trưởng thôn T1: “ở đây mỗi hộ có ít nhất 1ha rừng, việc hỗ trợ keo

giống đúng theo nhu cầu của bà con, nên diện tích rừng keo của mỗi hộ càng được mở rộng, hiện tại bây giờ hộ ít nhất cũng có 1500 gốc keo, trong 2-3 năm nữa thì có thể đem lại thu nhập cho người dân”.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không kỹ về điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng, việc cung ứng các giống như hồ tiêu, măng điền trúc đã không mang lại hiệu quả (một số chết, còn lại không cho năng suất) và sự ảnh hưởng của thời tiết, quy trình chăm sóc cây chưa đúng kỹ thuật phẩm chất cây giống của một số hộ

gia đình chậm phát triển. Và do trong quá trình rà soát không kỹ nên việc hỗ trợ của chính quyền vẫn còn thiếu sót, những hộ nghèo làm công việc buôn bán nhỏ, không có đất rừng trồng keo nhưng vẫn nhận được keo giống nên số này bán lại cho người khác trong xã, chiếm 2,9%. Tóm lại, với sự hỗ trợ của CT đều được người dân sử dụng tương đối theo mục đích của chương trình. Chính từ sự sử dụng đúng mục đích này phản ánh sự quan tâm của CT đối với việc sản xuất của người dân, đáp ứng được một phần nguyện vọng của họ, là yếu tố tạo bước đệm cho kinh tế hộ gia đình phát triển , đời sống của bà con khu vực miền núi phía nam của huyện Hoài Ân thêm đổi thay qua từng ngày.

2.10 Những tác động của Chương trình 135 mang lại đối với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Bok Tới

2.10.1 Về đời sống vật chất

Qua tìm hiểu, những năm trước khi chương trình 135 và một số chương trình giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn xã Bok Tới, đời sống của bà con trong xã gặp rất nhiều khó khăn. Với đặc trưng là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, bà con trong xã trồng nhiều loại cây hoa màu năng suất thấp, thu nhập thấp dẫn đến chất lượng cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Được thể hiện qua kết quả điều tra sau:

Bảng 2.13: Đời sống của người dân trước khi CT được triển khai Đời sống trước khi CT 135 được triển khai Số lượng Tỷ lệ %

Rất khó khăn 132 88

Khó khăn 10 6,7

Đủ sống 8 5,3

Khá giả 0 0

Tổng 150 100

Qua bảng thống kê, dễ dàng nhận thấy cuộc sống khó khăn của bà con trong xã thể hiện qua 88% ý kiến cho biết đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, và khó khăn là 6,7%, trong khi đó đủ sống chỉ chiếm 5,3%. 88% là một con số rất lớn nói lên những khó khăn mà cả chính quyền địa phương cũng như người dân nơi đây đang gặp phải

Một phần của tài liệu Tác động của chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) đối với việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w