9. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Kết quả định tính
Khi đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm tôi dựa vào những căn cứ như phiếu học tập, bài kiểm tra thực hiện trong quá trình thực nghiệm, vở bài tập của HS, qua một số tiết dự giờ, qua quan sát hành vi, thái độ của HS trong giờ học cũng như thông qua ý kiến nhận xét, trao đổi và đánh giá của GV sau giờ dạy. Kết quả cho thấy sau khi học thực nghiệm, HS có sự tiết bộ rõ nét điều đó cho ta thấy được rằng việc rèn kỹ năng tính toán cho HS là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Sau khi thực nghiệm chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm HS nắm chắc các kỹ năng tính toán hơn lớp đối chứng. Chẳng hạn với các bài tập yêu cầu HS đặt tính rồi tính, ở lớp đối chứng HS còn mắc các lỗi sai như đặt tính không thẳng cột, thực hiện tính không nhớ dẫn đến kết quả sai, trình bày không khoa học. Bên cạnh đó thì lớp thực nghiệm HS đã nắm chắc được các bước đặt tính, thực hiện tính từ phải sang trái đúng quy trình và trình bày khoa học rõ ràng hơn. Điều này cho thấy lớp thực nghiệm đã có kỹ năng tính toán khá tốt. Đây là hình ảnh minh hoạ bài của em Tạ Phương Vy, lớp 2D (HS lớp thực nghiệm)
Hơn nữa khi giải bài tập toán lời văn HS lớp thực nghiệm diễn đạt câu lời giải ngắn gọn, đúng đủ ý, hình thành chính xác phép tính, xác định đơn vị và ghi đáp số đúng. Hiện tượng thành lập sai phép tính hay ghi đơn vị sai không tồn tại ở lớp thực nghiệm nhưng có ở lớp đối chứng.
Vấn đề đọc nội dung toán học thông qua một phần nội dung cho trước hay sơ đồ của HS lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. HS lớp thực nghiệm có thể nhìn vào dữ kiện bài toán cho biết và có thể viết câu hỏi rất nhanh và hợp lý sau đó thực hiện giải bài toán theo đúng yêu cầu, câu lời giải ngắn gọn, thực hiện phép tính đúng và đơn vị chính xác. Trong khi đó lớp đối chứng vẫn còn HS nhìn vào dữ kiện đã biết nhưng vẫn lúng túng không nêu được câu hỏi cho bài toán, không xác định được bài toán yêu cầu gì. Vấn đề này cho thấy khả năng tư duy ngôn ngữ toán học của HS còn chưa tốt, chưa có sự tư duy linh hoạt.
Không chỉ có vậy, với yêu cầu giải bài toán theo tóm tắt thì lớp thực nghiệm đã thực hiện rất tốt. HS nhìn vào sơ đồ đọc được bài toán, xác định được dạng toán, yêu cầu của bài toán và thực hiện giải rất đúng và chính xác. Nhưng ở lớp đối chứng khi nhìn vào sơ đồ, HS còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc bài toán. Dẫn đến việc khó xác định dạng toán để làm.
Qua kết quả trên có thể thấy được việc dựa vào hình vẽ để tìm kiếm giải pháp và trình bày bài giải của HS khá tốt.
Khi trao đổi với GV tham gia thực nghiệm, GV đã đánh giá: Việc giải quyết bài toán trong học tập của HS đã đúng và thành thạo hơn, hạn chế được nhiều sai lầm trong khi làm bài như sai bước hình thành phép tính, sai câu lời
giải, sai đơn vị, sai đáp số. Sau khi rèn kỹ năng tính toán thì HS đã biết cách lựa chọn, áp dụng các công thức, thực hiện đúng quy trình các bước tính vào giải quyết vấn đề, cũng như trình bày giải pháp một cách rất linh hoạt. Kết quả học tập của HS có sự tiến bộ rõ rệt.
Rèn kỹ năng tính toán đã giúp học sinh thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn và tạo cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Phân tích kết quả về mặt định tính cho thấy vấn đề kỹ năng tính toán của HS trong giải quyết và trình bày giải pháp đã có hiệu quả hơn.
Để khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành quan sát, ghi chép và theo dõi quá trình tiến bộ của một số HS trong thời gian thực nghiệm. Sau đây chúng tôi minh họa vài trường hợp cụ thể:
Họ và tên : Phạm Hải Băng Sinh năm : 2012
Học sinh lớp : 2D Giới tính : Nam
Dân tộc : Kinh
Nơi sinh : Bắc Ninh
HS Phạm Hải Băng theo đánh giá trước thực nghiệm của chúng tôi thì HS chỉ đạt mức 1. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: HS chưa nắm được các bước thực hiện tính, chưa biết nhận dạng bài toán, nhìn vào sơ đồ không nêu được bài toán. Khi giải bài toán còn sai đơn vị, câu lời giải chưa chính xác. Hơn nữa HS còn chưa thuộc các bảng cộng, trừ nên việc thực hiện tính toán của em thường xuyên cho kết quả sai. Qua quan sát trong giờ học toán chúng tôi thấy Hải Băng không chú ý vào bài, không tham gia phát biểu xây dựng bài. Do đó chúng tôi đánh giá kỹ năng tính toán của Hải Băng ở mức 1. Chính vì thế, trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thường xuyên trò chuyện, động viên Hải Băng được tham gia các trò chơi toán học, tạo nhiều cơ hội cho em được luyện tập, thực hành rèn kỹ năng tính toán. Qua 2 tuần thực nghiệm chúng tôi thấy Hải Băng có sự thay đổi
tiến bộ rõ rệt. Em đã thuộc các bảng cộng, bảng trừ, nắm được cách tính các phép tính không nhớ và có nhớ, xác định được các dạng toán lời văn nhưng với những bài phức tạp cần suy luận thì em vẫn còn lúng túng. Chúng tôi quan tâm đến Hải Băng, thường xuyên dành cho em những lời nhận xét tích cực, khích lệ tinh thần học tập, khơi gợi hứng thú học tập toán của Băng. Dần dần, HS đã mạnh dạn hơn trong học tập, hăng hái xây dựng bài, tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm và chia sẻ được bài làm của mình trước lớp. Nhận xét của GV đứng lớp sau khi kết thúc đợt thực nghiệm về HS Băng: Kỹ năng tính toán của Hải Băng đã có sự tiến bộ và đạt mức 3.
Họ và tên : Nguyễn Ngọc Vân Anh Sinh năm : 2012
Học sinh lớp : 2D Giới tính : Nữ
Dân tộc : Kinh
Nơi sinh : Bắc Ninh
Qua quan sát HS trước thực nghiệm và nhận xét của cô giáo chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy Vân Anh tiếp thu bài khá nhanh, có tham gia phát biểu xây dựng bài nhưng chưa tích cực. Vân Anh còn hạn chế trong việc thực hiện tính các phép tính có nhớ, còn lúng túng trong các bài toán lời văn, đôi khi còn quên các quy tắc tìm số hạng hay số bị trừ. Do đó, kỹ năng tính toán của HS trước thực nghiệm ở mức 2. Trong thời gian thực nghiệm, chúng tôi hình thành cho HS Vân Anh nền tảng vững chắc quy trình tính, các quy tắc tìm thành phần chưa biết, hướng dẫn em cách xác định được yêu cầu của bài toán. Trong giờ dạy, GV luôn tạo cơ hội cho Vân Anh được thực hành, chia sẻ trước lớp qua các hoạt động thực tiễn mà GV đưa ra. Nhờ vậy, qua đợt thực nghiệm kỹ năng tính toán của Vân Anh có sự thay đổi nhất định. chúng tôi đánh giá kỹ năng tính toán của Vân Anh đã đạt đến mức 4. Đây là hình bài làm của Vân Anh sau khi kết thúc thực nghiệm.