Đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn toán (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Việc rèn luyện các kỹ năng tính cho trẻ là rất cần thiết, đặc biệt lứa tuổi trẻ ở Tiểu học và việc rèn luyện ấy phải đảm bảo tính khả thi, tức là sử dụng được và mang lại hiệu quả trong quá trình học tập.

Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp rèn luyện kỹ năng tính cho HS lớp 2 cũng phải đảm bảo tính khả thi cao. Trong một giờ học GV nên kết hợp các hoạt động học hợp lý, vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ có hứng thú hơn với tiết học và có thời gian thư giãn khi tiếp cận kiến thức mới, đảm bảo HS hiểu bài đạt kết quả cao. Muốn trẻ hình thành được kỹ năng nhất là kỹ năng tính toán thì GV cần có những biện pháp cụ thể mà trẻ có thể hiểu, sử dụng một cách dễ dàng và đem lại hiệu quả thực sự.

2.2. Rèn kĩ năng tính toán cho HS lớp 2 trong DH môn Toán

2.2.1. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán

a) Mục đích của biện pháp

Giúp HS:

- Rèn kĩ năng tính nhẩm các phép toán với số tự nhiên trong phạm vi 1000 - Vận dụng được cách thực hiện tính nhẩm trong thực tiễn cuộc sống.

b) Cách thực hiện biện pháp

Khi thực hiện tính nhẩm, hoạt động này diễn ra chủ yếu “trong đầu” HS, không cần sự trợ giúp của máy tính, bàn tính hay một đồ dùng học tập nào khác. Trong học tập môn Toán, khi thực hiện tính nhẩm, HS có thể dùng giấy, bút để ghi nhớ kết quả tính toán ở các khâu trung gian và kết quả cuối cùng.

Trong dạy học môn Toán cho HS lớp 2, để rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS, GV cần giúp HS hiểu được bản chất của cấu tạo thập phân của số tự nhiên, biết được các kĩ thuật “tách”, “gộp” các số tự nhiên. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu

cần đạt khi dạy học môn Toán cho HS lớp 2 là “Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20; Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000” thì GV cần có chiến lược dạy học các phép toán (cộng, trừ, nhân, chia) với số tự nhiên trong phạm vi 1000.

Để đáp ứng được yêu cầu cần đạt trong dạy học môn Toán ở lớp 2 về nội dung tính nhẩm, ngoài việc hình thành cho HS một nền tảng kiến thức vững chắc, thì việc rèn kĩ năng tính nhẩm có thể thực hiện như sau:

- Với các phép tính trong phạm vi 20, GV dạy cho HS cách đếm thêm (đếm tiếp) khi học về phép cộng, cách đếm lùi khi thực hiện phép trừ trong quá trình dạy học. Tổ chức HS thực hiện tính nhẩm và sau đó giải thích cách làm của mình cho bạn, cho GV. Với những HS nhận thức hạn chế có thể tổ chức cho HS sử dụng bảng 100 khi thực hiện đếm thêm, đếm lùi trong tính nhẩm với các phép toán cộng, trừ trong phạm vi 20.

Bên cạnh “chiến lược” nêu trên, GV dạy cho HS thực hiện cộng (trừ) trong phạm vi 20 theo chiến lược: “Tách - ghép - gộp” để HS hiểu được bản chất cách thực hiện phép tính.

- Với cách thực hiện phép tính cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm GV dạy HS cách thực hiện nhẩm trên cơ sở các thao tác diễn ra trong “đầu” HS, chẳng hạn 20 biến thành 2 chục, 200 thành 2 trăm thì khi đó các số để thực hiện cộng sẽ trong phạm vi 10 và HS dễ dàng thực hiện, khi được kết quả HS sẽ viết thêm chữ số 0 tương ứng.

c) Những lưu ý khi thực hiện

- Trong dạy học cần giúp HS hiểu được bản chất của cách tính nhẩm với phép tính tương ứng và giải thích được cách làm khi tìm ra được kết quả.

- Tăng cường hệ thống bài tập tính nhẩm để HS có cơ hội thực hành nhiều lần trong quá trình học.

- Khuyến khích HS thực hiện tính nhanh, tính đúng khi thực hiện tính nhẩm.

Ví dụ 2.1. Rèn kỹ năng tính nhẩm cho HS khi dạy bài: “9 cộng với một

số: 9 + 5”

Giáo viên đưa bài toán: Có 9 que tính thêm 5 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

GV đọc đề toán lần 2, đồng thời HS lấy que tính theo bài toán

GV cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán để lập được phép tính của bài toán: 9 + 5 = ?

HS sử dụng que tính để tìm ra kết quả bài toán rồi trình bày trước lớp. Cách 1: Lấy 9 que tính gộp với 5 que tính, đếm từ 1 đến hết được 14 que tính.

Cách 2: Lấy 9 que tính đếm thêm 1 dần dần cho đến hết 5 que tính được 14 que tính.

Cách 3: Lấy 9 que tính thêm 1 que tính được 10 que tính. Lấy 10 que tính thêm 4 que tính còn lại được 14 que tính.

Yêu cầu HS nhận xét trong các cách làm trên cách làm nào hay và nhanh nhất. Đó chính là cách 3:

Tách 1 ở số hạng thứ hai gộp với số hạng thứ nhất để được số tròn chục sau đó cộng với phần còn lại của số hạng thứ hai.

9 + 1 = 10 10 + 4 = 14

Với cách làm này học sinh được huy động lại kiến thức đã học ở lớp 1 là 9 + 1 = 10.

5 gồm 1 và 4 để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ: 9 cộng với một số cũng như các bảng cộng có nhớ trong phạm vi 100 khác.

Để tránh việc lạm dụng đồ dùng trực quan, khi đã gợi nhớ được kiến thức đã học, HS thoát ly được đồ dùng, lập được bảng 9 cộng với một số và ghi nhớ được cách nhẩm 9 cộng với một số là:

Lấy 9 cộng 1 bằng 10. Lấy 10 cộng phần còn lại.

Sau khi HS đọc thuộc bảng 9 cộng với một số HS sẽ vận dụng vào làm bài tập.

Với dạng bài này GV đã hướng dẫn HS kĩ thuật “tách”, “gộp” các số tự nhiên để đưa về dạng bài đơn giản hơn đã học. Từ đó HS hiểu sâu kiến thức, nắm chắc được cách tính nhẩm và vận dụng thực hiện tính nhanh hơn.

Ví dụ 2.2. Rèn kỹ năng tính nhẩm cho HS khi dạy bài: “29 + 5”

Ngoài cách thực hiện bằng que tính và đặt phép tính cột dọc ra các em còn có thể vận dụng cách tính nhẩm của dạng 9 cộng với một số để nhẩm như sau:

29 + 5 = 29 + 1 + 4 = 30 + 4 = 34

Yêu cầu HS thực hiện “tách” 1 ở số hạng thứ hai rồi “gộp” 1 với số hạng thứ nhất để được số tròn chục, cộng tiếp với phần còn lại của số hạng thứ hai sẽ nhẩm ra được kết quả. Tức là “tách” 5 thành 1 và 4 sau đó “gộp” 29 và 1 để được số tròn chục là 30, lấy 30 cộng tiếp với phần còn lại là 4 để ra kết quả 34.

Dạng bài 29 + 5 cũng như dạng bài 9 + 5 HS khi đã hiểu được cách “tách”, “gộp” thì sẽ thực hiện linh hoạt hơn ở dạng toán này.

Ví dụ 2.3. Rèn kỹ năng tính nhẩm cho HS khi dạy bài: “49 + 25”

Tương tự như dạng 9 + 5 và 29 + 5 thì ở dạng bài này HS vẫn sử dụng cách “tách”, “gộp” khi thực hiện nhẩm tính. Mặc dù là phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số có nhớ nhưng khi HS nắm được cấu tạo thập phân của số và biết cách “tách”, “gộp” thì các em vẫn thực hiện tính nhẩm chính xác mà không cần phải đặt tính cột dọc.

49 + 25 = 49 + 1 + 24 = 50 + 24 = 74

HS nêu được cách tách 25 thành 1 và 24. Sau đó gộp 49 và 1 để ra số tròn chục là 50 rồi cộng tiếp với phần còn lại là 24. Khi thực hiện tính nhẩm theo cách này thì HS không cần phải ghi nhớ bước “nhớ” trong phép tính cộng có nhớ.

Sau khi học xong phần cộng có nhớ trên HS phải ghi nhớ: Muốn cộng nhẩm hai số, ta làm tròn chục một số. Khi ta thêm vào số lớn hơn bao nhiêu đơn vị để được số tròn chục thì ta phải bớt đi bấy nhiêu đơn vị ở số hạng kia.

Ví dụ 2.4. Rèn kỹ năng tính nhẩm cho HS khi dạy bài: “11 trừ đi một số: 11 - 5”

GV đưa bài tập: Có 11 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

HS lấy que tính theo bài toán.

Tìm hiểu đầu bài để lập được phép tính: 11 - 5

HS sử dụng que tính để tìm cách tìm kết quả của phép tính trên:

Cách 1: Lấy 11 que tính bớt dần 1 que tính cho đến hết 5 que tính, ta còn 6 que tính

Cách 2: Lấy 11 que tính bớt 1 que tính còn 10 que tính. Lấy 10 que tính bớt đi 4 que tính nữa còn 6 que tính.

HS lựa chọn cách tính nhanh dựa vào kiến thức đã học lớp 1 là: 11 - 1 và phép trừ trong phạm vi 10 để thoát lý đồ dùng nhẩm như sau:

Tách số trừ 5 ra thành 1 và 4 11 - 1 = 10

10 - 4 = 6

Tương tự như vậy học sinh sẽ lập tiếp các phép tính còn lại của bảng 11 trừ đi một số và ghi nhớ cách nhẩm:

Tách số trừ ra 1 và phần còn lại (Số còn lại bằng số trừ trừ đi 1) Lấy 11 - 1 = 10

Lấy 10 trừ đi phần còn lại.

HS học thuộc bảng trừ trên và vận dụng kiến thức để làm bài tập.

Ở dạng bài này GV vẫn hướng dẫn HS thực hiện cách “tách”, “gộp” để đưa về dạng toán đã học số tròn chục trừ đi một số.

Ví dụ 2.5. Dạng cộng nhẩm số tròn chục, tròn trăm

GV dạy HS cách thực hiện nhẩm trên cơ sở các thao tác diễn ra trong “đầu” HS, chẳng hạn 20 biến thành 2 chục, 200 thành 2 trăm thì khi đó các số để thực hiện cộng sẽ trong phạm vi 10 và HS dễ dàng thực hiện, khi được kết quả HS sẽ viết thêm chữ số 0 tương ứng.

HS thực hiện nhẩm như sau:

- Đưa các số tròn chục, tròn trăm về số có một chữ số, thực hiện tính nhẩm như cộng, trừ các số trong phạm vi 10.

- Viết thêm chữ số 0 tương ứng. Ví dụ:

80 - 30 = ?

Nhẩm 8 chục - 3 chục = 5 chục Vậy 80 - 30 = 50

300 + 200 = ? Nhẩm 3 trăm + 2 trăm = 5 trăm Vậy 300 + 200 = 500

Với cách dạy HS cách tính nhẩm trong từng bài học, HS sẽ hứng thú hơn, chủ động học tập theo năng lực của mình. HS biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. HS được lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình. Tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy, năng lực tự học và nâng cao chất lượng học tập.

2.2.2. Rèn kĩ năng tính viết cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán

a) Mục đích của biện pháp

Giúp HS:

- Rèn kĩ năng đặt tính với các số tự nhiên.

- Thành thạo kĩ năng tính theo cột dọc, tính viết với các số tự nhiên.

b) Cách thực hiện biện pháp

Tính viết giúp HS thực hiện được với các phép tính cộng, trừ, nhân chia các số tự nhiên, đặc biệt là với những số lớn. Tính viết là một kiểu tính mà HS

phải thực hiện theo một quy trình để tìm ra kết quả. Trong quá trình thực hiện tính viết, HS kết hợp cả kỹ năng tính nhẩm và đòi hỏi phải thuộc các bảng tính. Để thực hiện tính viết tốt thì HS phải hiểu và vận dụng được cấu tạo thập phân của một số tự nhiên, các tính chất của phép toán với số tự nhiên.

Trong dạy học, GV cần hướng dẫn HS cách đặt tính và thực hiện tính đúng kĩ thuật. Chẳng hạn, với phép cộng, phép trừ các số tự nhiên khi dạy ở lớp 2 thì GV cần hướng dẫn HS đặt tính cẩn thận, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm và thực hiện tính từ phải sang trái. Ở lớp 2 HS chỉ thực hiện phép nhân, phép chia trong bảng nên GV chưa chú ý cho HS đặt tính nhân, tính chia khi dạy.

GV cần tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng tính cơ bản cho HS, hướng dẫn một cách tỉ mỉ những nội dung mà HS còn gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là thực hiện phép tính có nhớ. Để thực hiện tốt phép cộng, phép trừ có nhớ trong tính viết GV nên hướng dẫn HS một cách cẩn thận khi cộng và làm rõ lí do tại sao phải nhớ sang hàng cao hơn về bên trái. Chẳng hạn, khi thực hiện phép tính cộng 18 + 5, GV tổ chức cho HS thực hiện thao tác với bó que tính, lấy 1 bó que tính và 8 que tính rời, sau đó lấy thêm 5 que tính nữa. Hướng dẫn HS thực hiện lấy 8 que tính rời và tách 5 que tính vừa lấy thành 2 nhóm, trong đó một nhóm có 2 que tính, một nhóm có 3 que tính. Sau đó yêu cầu HS gộp 8 que tính với 2 que tính rời thành bó một chục que tính. Tiếp đến HS gộp bó 1 chục que tính vừa có với 1 chục que tính ban đầu thành 2 chục que tính và 3 que tính rời. Khi được thao tác với trực quan, HS sẽ hiểu sâu và nhớ lâu hơn trong thực hành tính.

c) Những lưu ý khi thực hiện

- Trong dạy học môn Toán ở lớp 2, GV cần lưu ý rèn kĩ năng đặt tính đúng cho HS. Vì khi HS đặt tính sai thì kết quả thực hiện phép tính sẽ không chính xác. - Trong thực hiện tính, chú ý kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ có nhớ cho HS khi các em mới học dạng tính có nhớ.

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 2.7. Rèn kỹ năng tính viết cho HS khi dạy bài: “29 + 5”

* Sử dụng đồ dùng trực quan

- Dựa vào bảng 9 cộng với một số đã học thuộc. - Dựa vào đồ dùng trực quan.

GV hướng dẫn HS như sau:

+ GV đọc bài toán 2 lần: Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

+ GV hỏi để HS hiểu bài toán đồng thời lấy đồ dùng trực quan theo bài toán. - Bài toán cho biết gì? (Có 29 que tính, thêm 5 que tính)

GV và HS cùng lấy 29 que tính gồm 2 thẻ 1 chục và 9 que tính rời, thêm 5 que tính rời nữa.

- Bài toán hỏi gì? (Có tất cả bao nhiêu que tính?) GV yêu cầu HS lập phép tính đúng 29 + 5 = ?

- HS dựa vào đồ dùng trực quan tìm ra kết quả. Cho HS chia sẻ cách làm. + Tách 5 que tính thành 2 phần: 1 que tính và 4 que tính.

+ Lấy 9 que tính gộp với 1 que tính được 10 que tính, đổi bằng thẻ 1 chục que tính.

+ Lấy 2 thẻ 1 chục que tính, gộp 1 thẻ 1 chục que tính được 3 chục que tính. + 3 chục que tính gộp với 4 que tính rời ta được 34 que tính.

Vậy 29 + 5 = 34 * Đặt tính viết:

Từ việc HS thao tác kĩ trên que tính như vậy, GV yêu cầu các em không dựa vào đồ dùng trực quan nữa, lấy nháp đặt tính và tính phép tính 29 + 5, 1 HS lên bảng thực hiện.

- Yêu cầu HS trình bày cách đặt tính và tính.

+ HS nêu cách đặt tính: Đặt số 29 ở trên, đặt số 5 ở hàng dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị tức số 5 thẳng cột với số 9. Viết dấu cộng ở giữa hai số. Viết dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.

+ HS nêu cách tính: Thực hiện tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước. 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1

2 thêm 1 bằng 3, viết 3 Vậy 29 + 5 = 34

Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn toán (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)