9. Cấu trúc của luận văn
3.5. Kết luận quá trình thực nghiệm sư phạm
Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu cho thấy kỹ năng tính toán trong học tập của HS đã thay đổi. Kết quả học tập tốt hơn và HS đã vận dụng chính xác các quy tắc, các bước tính.
Như vậy quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được chấp nhận. Thực hiện các biện pháp đó trong quá trình dạy học sẽ giúp cho HS nắm chắc các kỹ năng tính toán đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán của HS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Bước đầu kiểm nghiệm giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Các giáo án thực nghiệm được xây dựng và thực hiện theo đúng phân phối chương trình, có trao đổi, bổ sung trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy kỹ năng tính toán của HS có thay đổi tích cực. HS đã có một nền tảng vững chắc về các kỹ năng tính toán để tiếp thu kiến thức toán học tốt hơn. Nhiều HS có sự tiến bộ trong học tập. Trong các giờ học, HS hào hứng, sôi nổi tham gia xây dựng bài, mạnh dạn chia sẻ trước lớp.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc rèn luyện kỹ năng tính toán trong dạy học môn Toán cho HS lớp 2 mà luận văn đề xuất là khả thi và có thể triển khai trong dạy học môn Toán ở Tiểu học để góp phần phát triển chất lượng học tập của HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Luận văn “Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán” đã hoàn thành, giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được. Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:
- Luận văn đã hệ thống hoá được một phần lí luận về kĩ năng, kĩ năng tính toán.
- Luận văn đã tìm hiểu thực trạng của việc rèn kĩ năng tính toán cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán.
- Luận văn đã đề xuất được 4 biện pháp góp phần phát triển kĩ năng tính toán cho HS lớp 2 qua dạy học môn Toán.
- Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho GV, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học của các trường Sư phạm, khoa Sư phạm.
2. Khuyến nghị
Qua việc triển khai, nghiên cứu luận văn chúng tôi có một số đề xuất, khuyến nghị sau:
- Để góp phần rèn luyện kỹ năng tính toán trong dạy học môn Toán cho HS lớp 2 nói riêng và cho HS cả nước nói chung thì trước hết cần bồi dưỡng lý luận, kỹ năng rèn luyện cho GV. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề theo cụm khối, cụm trường để trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục về việc rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS trong dạy học môn Toán.
- Kỹ năng tính toán ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của HS. Vì vậy GV cần tạo cho HS nhiều cơ hội luyện tập, thực hành, chia sẻ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thu Trang (2020), "Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 2 qua dạy học môn Toán", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số 218, kỳ 1, tháng 6/2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Bàn về những năng lực toán học của học sinh phổ thông - PoMarth.
3. Báo Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển https://tuoitre.vn/diem-yeu-cua-giao-vien-hien-nay-la-phuong-phap-day- hoc-899415.htm
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2006), Toán và Phương pháp dạy học toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên), NXB Giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2007), Đổi mới Phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
(Tháng 7/2017).
7. Bộ giáo dục và Đào tạo, (2002), Chương trình tiểu học, NXB Giáo dục. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Toán lớp 2, NXB Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Toán 2, NXB Giáo dục.
10. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục.
11. Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lan, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. NXB Giáo dục và NXB Đại học Sư phạm.
12. Gônobolin. F.N (1976), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, Tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội.
13. Phạm Văn Hoàn (1989), Số, đại lượng, phép tính ở cấp 1 phổ thông. NXB Giáo dục.
14. Lê Văn Hồng (1995), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục.
15. Bùi Văn Huệ (1997), Giáo trình tâm lý học lứa tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai (2008), Tâm lí học tiểu học, NXB ĐHSP,
Hà Nội.
17. Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kỹ năng, Tạp chí khoa học giáo dục số 62 (tr 25-28).
18. Kixegof.X.I (1997), Hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học, Tổ tư liệu ĐHSP Hà Nội.
19. Pêtrôvxki A.V, Jarosevxki M. G (1990), Từ điển tâm lý học, NXB Giáo dục. 20. Hoàng Phê (chủ biên) 2008, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
21. Platonôv K.K, (1963), "Về tri thức, kĩ xảo và kĩ năng" (bản tiếng Nga), tạp chí Khoa học Xô Viết số 11.
22. Rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Toán - PoMarth.
23. V.A Kơ - ru - téc - xki (1973), Tâm lý học năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho GV tiểu học)
Thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh trong dạy học môn Toán hiện nay
Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS trong dạy học môn toán lớp 2, xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái hoặc đánh dấu (x) đứng trước ý lựa chọn. Những thông tin thu được từ phiếu này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác.
1.Theo thầy/cô việc rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS có cần thiết không? A. Không cần thiết B. Cần thiết C. Rất cần thiết
2. Thầy/cô có thường xuyên rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS không?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên 3. Thầy/cô có thường xuyên tạo cơ hội cho HS thực hành rèn luyện tính nhẩm và tính viết không?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên 4. Thầy/cô cótổ chức các hoạt động giải quyết tình huống thực tiễn góp phần rèn luyện tính toán cho HS không?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên 5. Theo thầy/cô việc rèn kỹ năng tính toán cho HS qua hoạt động khởi động có cần thiết không?
A. Không cần thiết B. Cần thiết C. Rất cần thiết
6. Thầy/cô có thường xuyên cho HS rèn kỹ năng tính toán trong hoạt động vận dụng không?
7. Thầy/cô có tổ chức cho HS được thành lập các bước tính trước khi thực hành tính viết không?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên 8. Thầy/cô có tổ chức cho HS chia sẻ, nhận xét, đánh giá cách thực hiện tính của mình và các bạn trong lớp không?
A. Không bao giờ B. Hiếm khi C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên 9. Thầy cô hãy đánh dấu x vào những khó khăn gặp phải khi rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS trong dạy học môn toán?
Chưa thực sự nắm được các phương pháp rèn kỹ năng tính toán cho HS.
Chưa mở rộng cho HS nhiều cách thực hiện tính khác nhau trong tính toán.
Chưa có được những biện pháp sư phạm để phát triển triệt để kỹ năng tính toán của HS.
Còn lúng túng trong việc thiết kế các hoạt động học tập lồng ghép rèn kỹ năng tính cho HS.
Chưa thực sự quan tâm sát sao đến tất cả các đối tượng HS về các kỹ năng nhất là đối tượng HS yếu kém
MỘT TIẾT DẠY MINH HOẠ Ví dụ: Bài 29 + 5 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố về tổng, số hạng; biểu tượng hình vuông, vẽ hình qua các điểm cho trước.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được phép tính cộng có nhớ dạng 29 + 5. - Vẽ hình qua các điểm thành hình vuông.
3. Thái độ
Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, tự tin trao đổi ý kiến trước lớp.
II. Chuẩn bị
- Gv: SGK, que tính.
- HS: SGK, que tính, bút, vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- Tổ chức chơi trò chơi: “Đố bạn” HS hỏi nhau về bảng 9 cộng với một số đã học.
- GV nhận xét, đánh giá, giới thiệu bài.
2. Bài mới.
2.1. Phép cộng 29 + 5 * Giới thiệu
- GV nêu bài toán: Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- HS chia sẻ: Thực hiện phép cộng 29 + 5 = ? * Đi tìm kết quả
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả phép tính 29 + 5 = ? - HS thao tác trên que tính đưa ra nhiều cách thực hiện khác nhau. - GV hướng dẫn cách thực hiện nhanh nhất:
+ Tách 5 que tính thành 2 phần: 1 que tính và 4 que tính.
+ Lấy 9 que tính gộp với 1 que tính được 10 que tính, đổi bằng thẻ 1 chục que tính.
+ Lấy 2 thẻ 1 chục que tính, gộp 1 thẻ 1 chục que tính được 3 chục que tính.
+ 3 chục que tính gộp với 4 que tính rời ta được 34 que tính. Vậy 29 + 5 = 34
* Đặt tính và tính
Từ việc HS thao tác kĩ trên que tính như vậy, GV yêu cầu các em không dựa vào đồ dùng trực quan nữa, lấy nháp đặt tính và tính phép tính 29 + 5, 1 HS lên bảng thực hiện.
- Yêu cầu HS trình bày cách đặt tính và tính. 29
5 34
+ HS nêu cách đặt tính: Đặt số 29 ở trên, đặt số 5 ở hàng dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị tức số 5 thẳng cột với số 9. Viết dấu cộng ở giữa hai số. Viết dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.
+ HS nêu cách tính: Thực hiện tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước. 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
2 thêm 1 bằng 3, viết 3
Vậy 29 + 5 = 34
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. - GV chốt kiến thức cho HS:
+ Phần đặt tính:
• Lưu ý đây là số có 2 chữ số cộng với số có 1 chữ số nên số có một chữ số luôn viết thẳng hàng đơn vị.
• Lưu ý dấu cộng đặt giữa 2 số và lệch sang phía tay trái tránh viết giữa 2 số nhưng dưới số thứ nhất.
• Dấu gạch ngang đặt thấp hơn dòng kẻ đậm một chút, tránh kẻ sát vào số. + Phần thực hiện tính:
• Bao giờ cũng cộng từ hàng đơn vị vì nhiều HS đang quen cộng không nhớ trong phạm vi 100 cộng từ hàng nào vẫn cho kết quả như vậy.
• Khi cộng hàng đơn vị cho HS nhớ lại 9 + 5 là phép tính có trong bảng 9 cộng với một số. 9 + 5 = 14 ta được số có 2 chữ số nên ta ghi 4 và nhớ 1 chục sang hàng chục.
• Chuyển sang hàng chục sau khi nhớ thêm 1 mới ghi vào kết quả. - Yêu cầu HS quan sát kĩ phần đặt tính.
- Cho HS nhắc lại nhiều lần cách cộng để HS dễ ghi nhớ kiến thức.
- Trước khi chuyển sang phần thực hành cần cho HS làm thêm 1 phép tính nữa để củng cố kiến thức. Ví dụ 49 + 7 = ?
2.2. Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK - T16 Bài 1:
- Mục tiêu: Củng cố cách tính dạng 29 + 5
- Yêu cầu HS làm cá nhân rồi chia sẻ cách làm, kết quả với bạn bên cạnh. Bài 2:
- Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện đặt tính rồi tính dạng 29 + 5 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- GV hỏi:
+ Muốn tính tổng ta làm thế nào? (Lấy các số hạng cộng với nhau) + Cần lưu ý điều gì khi đặt tính?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS chia sẻ cách đặt tính và tính phép tính 59 + 6 - Yêu cầu HS nhận xét, chia sẻ
- GV nhận xét. Bài 3:
- Mục tiêu: Nối các điểm để có hình vuông - Yêu cầu HS làm cá nhân, chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, chia sẻ.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện tính dạng 29 + 5
- GV nhận xét chung
Trường Tiểu học Nội Duệ BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT SỐ 1
Họ và tên: ……… MÔN: TOÁN 2
Lớp: ……… Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm Nhận xét của giáo viên
Bài 1 (2 điểm): Tìm x a, x + 8 = 10 b, 24 + x = 56 ……… ………. ……… ………. c, x - 15 = 37 d, 68 - x = 40 ……… ………. ……… ……….
Bài 2 (3 điểm): Viết số thích hợp vào ô trống: Số hạng 9 15 Số hạng 24 21 Tổng 10 45 38 42 Bài 3 (2 điểm): Lớp 2B có 43 học sinh trong đó có 20 học sinh nữ. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh nam? Bài giải ……… ……… ……… ……… ………
Bài 4 (2 điểm): Trong vườn có 27 cây cam và chanh, trong đó có 13 cây cam.
Hỏi trong vườn đó có bao nhiêu cây chanh? Bài giải
……… ……… ………
Bài 5 (1 điểm): Tìm một số biết rằng nếu lấy số đó cộng với số bé nhất có hai
chữ số thì được tổng là 28.
Bài giải
……… ……… ………
Trường Tiểu học Nội Duệ BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT SỐ 2
Họ và tên: ……… MÔN: TOÁN 2
Lớp: ……… Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm Nhận xét của giáo viên
Bài 1 (2 điểm): Tính nhẩm
9 + 4 =….. 8 + 3 =….. 6 + 8 =….. 5 + 6 =…. 9 + 6 =….. 7 + 5 =….. 8 + 8 =….. 7 + 7 =….
Bài 2 (2 điểm): Đặt tính rồi tính
45 + 55 91 - 9 70 - 12 326 + 511 431 + 568 869 - 36 ……… ..…….. ………. …………. ………… ………… ……… ..…….. ………. …………. ………… ………… ……… ..…….. ………. …………. ………… ………… Bài 3 (3 điểm): Tìm x x - 6 = 36 40 - x = 7 x - 524 = 143 x + 327 = 569 ……… ……… ……… ……….. ……… ……… ……… ………..
Bài 4 (2 điểm): Trong phòng có 284 cái ghế. Lấy đi 121 cái ghế. Hỏi trong phòng
còn lại bao nhiêu cái ghế?