Tại Việt Nam có thể tìm thấy một vài các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu như “Phân tích thực tiễn về những yếu tố quyết định đến nợ xấu
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức
Hùng (2013) được trình bày tại hội thảo Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách số 07 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức. Nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về nợ xấu bao gồm định nghĩa, cách phân loại nợ xấu tại Việt Nam. Tác giả phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và các nhân tố đặc thù liên quan đến hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam tác động đến nợ xấu. Bài nghiên cứu sử dụng các biến vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng (GDP) và lạm phát và các biến vi mô như tỷ lệ nợ xấu trước đó, sự thiếu hiệu quả, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, kết quả kinh doanh kém và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến đến nợ xấu trong giai đoạn từ 2005 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế thực sự có ảnh hưởng lên tỷ lệ nợ xấu của các NHTM và sự ảnh hưởng này mang tính tức thời. Tỷ lệ nợ xấu năm trước, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng không làm tăng nợ xấu ngay lập tức và chỉ ảnh hưởng sau 1 năm. Sự thiếu hiệu quả tác động ngược chiều đến nợ xấu nghĩa là có sự đánh đổi giữa sự phân bổ nguồn lực cho bảo hiểm, giám sát các khoản vay với chi phí đo lường hiệu quả hay
những ngân hàng dành ít nỗ lực để đảm bảo chất lượng khoản vay sẽ có chi phí hoạt động thấp, đồng thời dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn về dài lâu.
Nghiên cứu “Yếu tố tác động đến nợ xấu các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014. Tác giả sử dụng ba mô hình ước lượng dữ liệu bảng là hiệu ứng cố định FE, phương pháp momen tổng quát GMM dạng sai phân và GMM dạng hệ thống được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phát hiện suất sinh lời và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Đặc biệt, phương pháp GMM hệ thống cung cấp bằng chứng vốn chủ sở hữu và lạm phát tác động có ý nghĩa đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.
Tiếp tục phát triển nghiên cứu trước đó, Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017) với nghiên
cứu “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã xác định các yếu tố quyết định đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam bằng cách thực hiện nghiên cứu trên 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015. Bằng kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng động GMM của Arellano và Bover, nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện các nhân tố khác như vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động và tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá bất động sản tác động cùng chiều đến nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra quản lý tốt được đo bằng suất sinh lời của giai đoạn trước dẫn đến làm giảm nợ xấu, trong khi đó vốn chủ sở hữu thấp khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Ngoài ra mức độ chịu
đựng rủi ro quá mức (được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng) đã được tìm thấy góp phần khiến tỷ lệ nợ xấu giảm trong giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu “Yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Phạm Thị Mỹ Huệ (2016) xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015. Tác giả sử dụng dữ liệu của 18 NHTM Việt Nam đồng thời sử dụng phương pháp ước lượng momen tổng quát GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến vĩ mô và vi mô được lựa chọn trong mô hình đều có tác động đến nợ xấu. Trong đó, biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cùng chiều và mạnh nhất với nợ xấu; khả năng sinh lời, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan âm; nợ xấu kỳ trước, cấu trúc vốn có tương quan dương với nợ xấu. Đối với biến lãi suất cho vay dù có chiều như mong muốn của tác giả nhưng chưa đủ tin cậy để thừa nhận.
Và nghiên cứu của Đặng Thị Diệu Hƣơng (2016) phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Tác giả thực hiện nghiên cứu tại 15 chi nhánh ngân hàng đại diện cho 33 NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Kết quả phân tích tương quan, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết phù hợp với dữ liệu. Trong đó các yếu tố Lãi suất cho vay, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều lên nợ xấu ngân hàng; công tác thẩm định tín dụng, chính sách điều hành quản lý tín dụng, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay, khả năng quản lý điều hành của những người đứng đầu doanh nghiệp vay vốn tác động ngược chiều đến nợ xấu.
2.4 Yếu tố ảnh hƣởng đến nợ xấu ngân hàng thƣơng mại 2.4.1 Yếu tố đặc thù ngân hàng
Quy mô ngân hàng
Salas và Saurina (2002) cho rằng dựa theo giả thuyết “hiệu ứng quy mô” (size effect hypothesis) thì các ngân hàng có quy mô lớn cho phép cơ hội đa dạng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, giả thuyết này đi ngược với giả thuyết “quá lớn để phá sản” (too
quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình dẫn đến nợ xấu cũng tăng lên, đến một thời điểm nhiều người mong đợi chính phủ sẽ bảo vệ trong trường hợp ngân hàng phá sản (Stern và Feldman, 2004). Boyd và Gertler (1994) cho rằng các ngân hàng ở Mỹ những năm 1980 có xu hướng thực hiện nhiều danh mục đầu tư rủi ro cao hơn bởi sự khuyến khích của chính sách “quá lớn để sụp đổ” của chính phủ Mỹ. Có thể thấy, với giả thuyết này nhờ sự bảo trợ của chính phủ mà rất nhiều ngân hàng lớn tăng đòn bẫy của họ quá nhiều và thực hiện cho vay với chất lượng khách hàng rất thấp, điều này dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận
Theo giả thuyết “quản lý kém hiệu quả” (bad management hypothesis) của Berger và DeYoung (1997) lập luận hiệu quả thấp quan hệ cùng chiều với sự gia tăng nợ xấu trong tương lai. Nguyên nhân là do các ngân hàng quản lý yếu kém trong việc giám sát chi phí cũng như khách hàng vay nợ; hay các khoản nợ xấu hình thành do các yếu tố bên ngoài (chẳng hạn suy giảm kinh tế khu vực) khiến chi phí phụ trội liên quan đến các khoản nợ xấu tăng tạo ra hiệu quả chi phí thấp. Việc đánh giá không kỹ lưỡng đơn xin cấp tín dụng xuất phát từ quản lý kém liên quan đến các kỹ năng kém trong chấm điểm tín dụng, thẩm định tài sản đảm bảo và cam kết giám sát khách hàng vay nợ. Berger và DeYoung đã kiểm định giả thuyết dựa trên các NHTM của Mỹ ở giai đoạn 1985 – 1994 và kết luận rằng hiệu quả giảm dẫn đến gia tăng các khoản vay có vấn đề trong tương lai. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ cũng được sử dụng để kiểm định mối quan hệ với nợ xấu hiện tại (Salas và Saurina, 2002). Nghiên cứu cho thấy nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém hiệu quả và tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại.
Theo giả thuyết “tiết kiệm” (skimping hypothesis) của Berger và DeYoung (1997) cho rằng việc tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn hiệu quả hơn trong ngắn hạn là do cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng ít nguồn lực hơn để giảm sát cho
vay và bảo lãnh. Điều này khiến ngân hàng phải đối mặt với các khoản nợ trễ hạn gia tăng và chi phí liên quan với những khách hàng này trong tương lai.
Ngoài ra, giả thuyết “quản lý tránh rủi ro” (risk-averse management hypothesis) của Koutsomanoli và các cộng sự (2009) lại cho rằng các nhà quản trị ngân hàng thường tránh rủi ro nên thường tăng chi phí phân bổ cho hoạt động giám sát và bảo lãnh cho vay, từ đó làm giảm hiệu quả của ngân hàng với mục đích tránh sự đổ vỡ trong tín dụng. Trong trường hợp này, chính sự lo sợ về khủng hoảng tài chính và thông tin bất đối xứng giải thích mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả chi phí và tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ thay đổi theo thời gian lượng tiền mà các NHTM cấp tín dụng cho khách hàng. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có liên quan đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Theo Keeton (1999), nghiên cứu dựa trên các dữ liệu từ các NHTM tại Hoa Kỳ từ 1982 – 1996 chỉ ra mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và tỷ lệ nợ xấu. Sinkey và Greenwalt (1991) cũng đưa ra kết luận rằng việc tăng các khoản vay tỷ lệ thuận với nợ xấu ngân hàng tương tự với các nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Bercoff và các cộng sự (2002).
Giả thuyết rủi ro cho vay tăng trong thời kỳ phát triển kinh tế vì lợi nhuận kỳ vọng từ các dự án đầu tư được cải thiện và do đó lợi nhuận kỳ vọng từ tất cả các khoản vay cũng tăng lên, điều này được giải thích bằng việc mở rộng các khoản vay đã khiến ngân hàng thường xuyên nới lỏng các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành, trong khi hoạt động tín dụng cần được thắt chặt các tiêu chuẩn, do đó các khoản nợ xấu tăng lên cùng với sự gia tăng tín dụng (Weinberg, 1995).
Năng lực tài chính và an toàn hoạt động của ngân hàng
Keeton và Morris (1987) cho rằng, theo “giả thuyết rủi ro đạo đức”, mức vốn hóa
vốn thấp thường mạo hiểmnên sẽ đầu tư nhiều vào tài sản rủi ro, điều này dẫn đến
nợ xấu gia tăng bởi vìnếu rủi ro xảy ra thì chủ nợ là người gánh chịu nhiều tổn thất
nhất. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM, theo chuẩn mực kế
toán quốc tế quy định các chỉ số để đo lường như sau: (i) Đo lường thanh khoản
bằng Tỷ lệcho vay/Vốn huy động; (ii) Đo lường an toàn vốn: Theo hiệp ước Basel
II, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản mở rộng thành vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có
trọng số rủi ro (Hệ số CAR) và (iii) Đo lường khả năng bù đắp tổn thất chovay: Tỷ
lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ.
Khi tỷ lệ cho vay/vốn huy động cao, nếu ngân hàng thực hiện nhiều khoản vay chất
lượng thấp sẽ gây ra hậuquả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản. Khi đó,
nhà quản lý phải tăng huy động với mức lãi suất cao và hệ quả chi phí lãi gia tăng
cho khách hàng vay. Khi nợ xấu gia tăng, các nhà quản lý phảigia tăng các chi phí
liên quan đến quản lý nợ xấu cũng như hạch toán tài sản cótrọng số rủi ro cao. Điều
này tất yếu dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu so tổng tài sản hay hệ số CAR phải giảm
và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ phảităng khi nợ xấu tăng.
2.4.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô
Tăng trƣởng kinh tế
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (Salas và Saurina, 2002; Khemraj và Pasha, 2009; Jimenez và Saurina, 2005; …). Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, điều này giúp lợi tức doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Ngược lại, một khi nền kinh tế bùng nổ, các ngân hàng có xu hướng tâm lý dễ cấp tín dụng. Lúc đó, ngân hàng dễ bị tổn thương bởi lựa chọn bất lợi của người đi vay. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ làm sức mua người tiêu dùng giảm, mức bán và lợi tức của doanh nghiệp giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng. Điều này gây áp lực lên thanh khoản, các NHTM nảy sinh tâm lý phòng phủ và hạn chế cấp tín dụng cho nền kinh tế. Hậu quả là doanh nghiệp và cá nhân khó
tiếp cận vốn, sức sản xuất và tiêu dùng bị giảm, nền kinh tế suy giảm và tiếp tục làm nợ xấu gia tăng.
Lạm phát và lãi suất
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra, quan hệ giữa lạm phát và lãi suất với nợ xấu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Trong khi các nghiên cứu của Fofack (2005), Nkusu (2011) phát hiện mối tương quan dương giữa lạm phát và nợ xấu thì nghiên cứu của Washington (2014) lại cho thấy mối tương quan ngược chiều; hay như nghiên cứu của Khemraj và Pasha (2009) lại cho thấy lạm phát không phải là yếu tố quyết định quan trọng tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở Guyana.
Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc đi vay và trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng. Mặc dù vậy, nếu trong giai đoạn lạm phát ngắn hạn, NHNN có chính sách tăng cung tiền để hạ lãi suất, tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, nếu duy trì lâu dài sẽ làm lạm phát bùng nổ và kéo dài, hệ quả làm nợ xấu gia tăng (Schechtman và Gaglianone, 2010).
Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa khi thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Việc tăng tỷ giá này có lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu. Với việc đồng nội tệ giảm giá sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng trong việc trả nợ.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng để tiêu thụ trong nước tại các hệ thống siêu thị sẽ không có lợi. Vì các doanh nghiệp này phải sử dụng nhiều đồng nội tệ hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đi vay của các
doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi tỷ giá tăng, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu phải vay nhiều nội tệ để trả các chi phí bổ sung. Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm các doanh nghiệp này gánh nặng nợ ngoại tệ
Hình 2.1 Lƣợc khảo các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Yếu tố đặc thù của ngân hàng