Yếu tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 46)

Tăng trƣởng kinh tế

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (Salas và Saurina, 2002; Khemraj và Pasha, 2009; Jimenez và Saurina, 2005; …). Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn, điều này giúp lợi tức doanh nghiệp và thu nhập cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Ngược lại, một khi nền kinh tế bùng nổ, các ngân hàng có xu hướng tâm lý dễ cấp tín dụng. Lúc đó, ngân hàng dễ bị tổn thương bởi lựa chọn bất lợi của người đi vay. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ làm sức mua người tiêu dùng giảm, mức bán và lợi tức của doanh nghiệp giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng. Điều này gây áp lực lên thanh khoản, các NHTM nảy sinh tâm lý phòng phủ và hạn chế cấp tín dụng cho nền kinh tế. Hậu quả là doanh nghiệp và cá nhân khó

tiếp cận vốn, sức sản xuất và tiêu dùng bị giảm, nền kinh tế suy giảm và tiếp tục làm nợ xấu gia tăng.

Lạm phát và lãi suất

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra, quan hệ giữa lạm phát và lãi suất với nợ xấu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Trong khi các nghiên cứu của Fofack (2005), Nkusu (2011) phát hiện mối tương quan dương giữa lạm phát và nợ xấu thì nghiên cứu của Washington (2014) lại cho thấy mối tương quan ngược chiều; hay như nghiên cứu của Khemraj và Pasha (2009) lại cho thấy lạm phát không phải là yếu tố quyết định quan trọng tới nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở Guyana.

Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc đi vay và trả nợ dẫn đến nợ xấu tăng. Mặc dù vậy, nếu trong giai đoạn lạm phát ngắn hạn, NHNN có chính sách tăng cung tiền để hạ lãi suất, tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế có thể làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, nếu duy trì lâu dài sẽ làm lạm phát bùng nổ và kéo dài, hệ quả làm nợ xấu gia tăng (Schechtman và Gaglianone, 2010).

Tỷ giá hối đoái

Khi tỷ giá tăng sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu và bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa khi thanh toán bằng đồng ngoại tệ. Việc tăng tỷ giá này có lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu. Với việc đồng nội tệ giảm giá sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu dễ dàng trong việc trả nợ.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng để tiêu thụ trong nước tại các hệ thống siêu thị sẽ không có lợi. Vì các doanh nghiệp này phải sử dụng nhiều đồng nội tệ hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí đi vay của các

doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi tỷ giá tăng, các doanh nghiệp phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu phải vay nhiều nội tệ để trả các chi phí bổ sung. Đồng nội tệ giảm giá sẽ làm các doanh nghiệp này gánh nặng nợ ngoại tệ

Hình 2.1 Lƣợc khảo các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Yếu tố đặc thù của ngân hàng

 Quy mô ngân hàng

 Hiệu quả ngân hàng

 Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

 Năng lực tài chính và an

toàn hoạt động

sád  ss

Yếu tố kinh tế vĩ mô

 Tăng trưởng kinh tế

 Lạm phát

 Lãi suất thị trường

 Tỷ giá hối đoái

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Mục tiêu của Chương này là nghiên cứu khung lý thuyết về nợ xấu của NHTM giúp ta có cái nhìn rõ hơn về nợ xấu và bản chất của nó. Chương này trình bày cụ thể một số lý thuyết các yếu tố tác động đến nợ xấu là thông tin bất cân xứng, hiệu ứng số nhân tài chính, chu kỳ kinh doanh và kênh cho vay. Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu gồm 2 nhóm yếu tố là yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái và nhóm các yếu tố đặc thù ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, hiệu quả ngân hàng và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù và yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến nợ xấu. Từ đó chọn một số yếu tố tác động đến nợ xấu và xây dựng mô hình nghiên cứu về nợ xấu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2011 – 2016 ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 42 - 46)