Trình tự nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu. Đây được xem là công cụ xử lý và phân tích dữ liệu định lượng phổ biến nhất hiện nay được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới vì phần mềm sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Vì vậy khóa luận lựa chọn sử dụng phần mềm Stata phiên bản 14.2 để phân tích đánh giá mô hình nghiên cứu. Trình tự nghiên cứu như sau:

(i) Phân tích thống kê mô tả

Với bộ dữ liệu sau khi thu thập được sẽ chuyển sang phần mềm Stata. Sau khi xử lý số liệu bảng, nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả. Kết quả được trình bày trên bảng gồm các thông số Obs (Số quan sát), Mean (Giá trị trung bình), Std.Dev (Độ lệch chuẩn), Max (Giá trị lớn nhất) và Min (Giá trị nhỏ nhất). Kết quả thống kê cho ra các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của các biến nghiên cứu.

(ii) Phân tích tƣơng quan mô hình nghiên cứu

Phân tích tương quan cho thấy mức tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, nghiên cứu tìm ma trận tương quan giữa các biến. Nếu hệ số tương quan của biến độc lập và biến phụ thuộc có giá trị dương (+) thì biến độc lập có tác

động cùng chiều với biến phụ thuộc và ngược lại. Khi mô hình phát hiện hệ số tương quan giữa 2 biến độc lập lớn thì mô hình có thể bị hiện tượng đa cộng tuyến.

(iii) Kiểm định các giả thiết hồi quy mô hình nghiên cứu

Để kiểm định các khuyết tật của mô hình, đầu tiên nghiên cứu kiểm định sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình (hay hiện tượng đa cộng tuyến). Kết quả cho thấy VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng.

Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định White với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai sai số

thay đổi, kết quả cho thấy Prob = 0.0002 nên bác bỏ giả thuyết H0, mô hình có hiện

tượng phương sai sai số thay đổi.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng cách dùng

kiểm định Wooldrige với giả thuyết H0: không có sự tự tương quan, kết quả kiểm

định cho thấy Prob = 0.0004 < 1% nên bác bỏ giả thuyết H0 hay mô hình bị hiện

tượng tự tương quan giữa các sai số.

Như vậy, kết quả kiểm định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy nhiên mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai sai số thay đổi

(iv) Ƣớc lƣợng mô hình theo phƣơng pháp GMM

Kết quả ước lượng cho thấy mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Ngoài ra, vì mô hình sử dụng biến trễ của biến phụ thuộc nên khả năng mô hình bị nội sinh. Để khắc phục các khuyết tật của mô hình nên khóa luận sử dụng phương pháp ước lượng momen tổng quát Generalized method of moments (GMM).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, khóa luận tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu với các biến được lựa chọn gồm biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ

xấu và các biến độc lập bao gồm tỷ lệ nợ xấu trong kỳ trước , quy

mô ngân hàng , khả năng sinh lời , tỷ lệ dự phòng rủi ro , tỷ lệ an toàn vốn , tốc độ tăng trưởng tín dụng , tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

và tỷ lệ lạm phát .

Khóa luận sử dụng bộ dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016 và thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình. Dựa trên kết quả kiểm định và đặc điểm của mô hình có biến nội sinh, khóa luận chọn phương pháp ước lượng GMM để ước lượng các yếu tố tác động đến nợ xấu và mức độ tác động của các yếu tố đó. Nghiên cứu dựa vào kết quả hồi quy để đưa ra ý kiến thảo luận ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu là phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam, trước khi trình bày các kết quả đạt được, nghiên cứu sẽ tóm lược về thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Sau đó, nghiên cứu thực hiện phân tích mối tương quan của các biến thông qua đồ thị cũng như thực hiện các kiểm định cần thiết của mô hình.

Trong chương này, khóa luận trình bày kết quả phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại của các NHTMCP Việt Nam đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam thông qua phương pháp ước lượng GMM. Đây là cơ sở để khóa luận đề ra các gợi ý chính sách để giải quyết thực trạng nợ xấu còn tồn đọng ở các NHTMCP Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 52 - 55)