Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 71)

Biến nợ xấu trong quá khứ

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy nợ xấu trong quá khứ có tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại đúng như kì vọng ở chương 3. Hệ số hồi quy độ trễ 1 năm của nợ xấu có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi, khi biến nợ xấu trong quá khứ NPLt1 tăng 1 đơn vị, làm cho biến NPLt tăng 0.2686 đơn vị tức là làm cho nợ xấu hiện tại tăng lên. Điều này cho thấy, khi chất lượng tín dụng có xu hướng giảm ở năm trước sẽ kéo theo năm sau giảm và ngược lại. Điều này có ý nghĩa là nợ xấu có ảnh hưởng lâu dài đối với hê thống ngân hàng.

Theo giả thuyết “quản lý kém”, nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của các NHTM kém khiến cho nợ xấu hiện tại tăng. Nói cách khác, NHTM nào kiểm soát tốt nợ xấu sẽ góp phần làm nợ xấu những năm sau không phải đối diện với rủi ro tăng cao. Bên cạnh đó, các NHTM nên chú trọng công tác kiểm soát rủi ro, kiểm soát nợ xấu để phòng ngừa nợ xấu có tính xu hướng theo thời gian.

Biến quy mô ngân hàng

Biến quy mô ngân hàng có tương quan dương với nợ xấu hiện tại với mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi SIZE tăng 1 đơn vị thì nợ xấu tăng 0.019 đơn vị. Điều này đúng với kỳ vọng nghiên cứu được đề cập ở chương 3.

Kết quả này phù hợp với giả thuyết “quá lớn để sụp đổ”, tức là do ngân hàng càng lớn sẽ càng chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình, do đó khiến rủi ro nợ xấu gia tăng. Tại Việt Nam, các NHTM lớn thường có nhiều hệ thống chi nhánh, công ty con tuy nhiên, nhiều trong số đó có trình độ quản lý yếu kém, khả năng kiểm soát nợ xấu không theo kịp với quy mô nên nợ xấu

chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, nhữngNHTM lớn thường có lợi thế huy động vốn từ

dân cư. Trong điều kiện dồi dàothanh khoản, bên cạnh cho vay, các NHTM lớn còn

đầu tư dưới nhiều hình thức khác như: ủy thác các công ty liên quan đầu tư chứng

khoán, trái phiếu vàng, ngoại hối, bất động sản, gửi các TCTD khác để kiếm lợi

nhuận, đầu tư vào các doanh nghiệp khác… Khi gặp các biến động trên thị trường

như biến động lãi suất, giá vàng, hoặc thị trường chứng khoán sụt giảm, thì các

khoản đầu tư nàybị thua lỗ dẫn đến không thể thu hồi các khoản ủy thác đầu tư, từ

đó làm tăng nợ xấu. Thêm vào đó, các NHTM quy mô lớn đa số là các NHTMNN,

các NHTMNN này thường cho các DNNN vay, mà các DNNN này hoạt động kinh

doanh kém hiệu quả, từ đó gâyra rủi ro cho ngân hàng. Vì các NHTM ở Việt Nam

đóng vai trò rất quan trọngtrên thị trường tài chính nên nếu một ngân hàng sụp đổ

sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, không thể loại trừ

trường hợp cácNHTM đều tin vào sự bảo lãnh của NHNN và họ luôn mang tâm lý

sẵn sàng đẩy mạnh huy động vốn và hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng mà không lo ngại

nợ xấutrong tương lai.

Biến hiệu quả lợi nhuận

Kết quả thực nghiệm cho thấy ROA tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu hiên tại đúng như kỳ vọng với mức ý nghĩa 10%. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi, khi ROA tăng 1 đơn vị sẽ làm cho NPL hiện tại giảm 0.3162 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết “quản lý kém” của Berger và De Young (1997). Điều này có ý nghĩa là những ngân hàng có nợ xấu cao xuất phát từ việc quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Trái lại, ngân hàng nào kinh doanh tốt, suất sinh lời cao tức là ngân hàng có khả năng kiểm

nhuận chứng tỏ nợ xấu giảm. Như vậy, các ngân hàng cần chú trọng hơn trong công tác quản lý ngân hàng để giảm rủi ro nợ xấu tăng cao.

Biến dự phòng rủi ro tín dụng

Kết quả kiểm định phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu: Dự phòng rủi ro tín dụng tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi LLR tăng 1 đơn vị thì NPL hiện tại tăng 0.2843 đơn vị. Điều này có thể được giải thích rằng khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng giảm có thể là do hiệu quả của ngân hàng tăng làm nợ xấu giảm và ngược lại. Việc trích lập dự phòng

sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản vay,

nghĩa là quyết định tăng khoản trích lập dự phòng dư nợ cho vay tại ngân hàng sẽ

trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Cuối cùng, quyết định

này sẽ làm giảm số thuế thu nhập phải nộp do phần lợi nhuận trước thuế bị sụt

giảm. Chính vì vậy,các NHTM có khuynh hướng sử dụng nghiệp vụ này như công

cụ tránh thuế. Một vài nghiên cứu cho thấy, các NHTM thường sử dụng dự phòng

rủi ro tín dụng như một công cụ che giấu thu nhập vì hoạt động kinh doanh chính

của ngân hàng chính là hoạt động tín dụng (Fonseca và Gonzales, 2008). Các nhà

quản lý dễ dàng điều chỉnh các khoản dự phòng này tăng lên vào thời điểm kinh doanh thuận lợi để giảm lợi nhuận báo cáo và chuyển lợi nhuận sang các năm có

tình hình kinh doanh khó khăn(Wahlen, 1994).

Biến tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng

Kết quả hồi quy cho thấy biến ETA tác động cùng chiều với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%, điều này trái ngược với kỳ vọng nghiên cứu. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi ETA tăng 1 đơn vị thì NPL hiện tại tăng 0.1284 đơn vị. Kết quả này trái ngược với giả thuyết “rủi ro đạo đức” của Keeton và Morris (1987). Có thể giải thích kết quả là do từ ngày 22/11/2016 Chính phủ ban hành Nghị định 141/2006NĐ-CP quy định các NHTMCP tăng vốn pháp định lên mức tối thiểu là 1,000 tỷ đồng vào cuối năm 2008 và 3,000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Điều này làm các NHTM chịu áp lực tăng vốn điều lệ để đạt mức 3,000 tỷ đồng do NHNN

quy định. Kết quả là vốn điều lệ của các ngân hàng tăng lên tục. Tiếp đó ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 254/QĐ-TTg phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đề án này, các TCTD yếu kém được NHNN khuyến khích sát nhập, hợp nhất với nhau hoặc sát nhập, hợp nhất với các TCTD mạnh. Theo đó, hoạt động mua bán, sát nhập giữa các TCTD diễn ra rất sôi nổi điển hình như NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng song Cửu Long sát nhập vào BIDV, PG Bank sát nhập vào Vietinbank (ký kết hồ sơ sát nhập ngày 22/05/2015, nhưng chưa sát nhập chính thức), NHTMCP Mekong sát nhập vào NHTMCP Hàng hải, NHTMCP Phương Nam sát nhập vào Sacombank và 3 NHTMCP yếu kém gồm NHTMCP Xây dựng Việt Nam, NHTMCP Đại dương và NHTMCP Dầu khí Toàn Cầu được NHNN mua lại với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHH Nhà nước Một thành viên. Quá trình mua bán, sát nhập cũng làm vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tăng lên đáng kể. Khi vốn chủ sở hữu tăng buộc các ngân hàng phải tăng quy mô cho vay. Tuy nhiên, thị trường bước vào giai đoạn bão hòa sau thời gian tăng trưởng tín dụng nóng vì vậy để đảm bảo tín dụng tăng trưởng các ngân hàng đã lựa chọn các khách hàng có độ an toàn thấp hơn. Các khách hàng có độ an toàn thấp hơn tương ứng với năng lực tài chính để hoàn trả các khoản vay thấp điều này khiến nợ xấu tăng.

Biến tốc độ tăng trƣởng tín dụng

Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả cũng cho thấy LGR có tương quan dương đúng như kỳ vọng của nghiên cứu với mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, LGR tăng 1 đơn vị sẽ làm NPL tăng 0.0242 đơn vị.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991) và Salas và Saurina (2002). Điều này phù hợp với giả thuyết “rủi ro tín dụng có tính chu kỳ”. Theo đó, khi cho vay tăng trong thời kỳ phát triển kinh tế vì lợi nhuận kỳ vọng từ các dự án đầu tư được cải thiện và do đó lợi nhuận kỳ vọng từ tất cả các khoản vay cũng tăng lên, điều này được giải thích bằng việc mở rộng các khoản vay đã khiến

ngân hàng thường xuyên nới lỏng các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành, trong khi hoạt động tín dụng cần được thắt chặt các tiêu chuẩn, do đó các khoản nợ xấu tăng lên cùng với sự gia tăng tín dụng

Biến tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Biến tăng trưởng kinh tế vĩ mô có tác động ngược chiều với nợ xấu với mức ý nghĩa 1% đúng với kỳ vọng nghiên cứu. Khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng 1 đơn vị thì NPL giảm 0.6728 đơn vị. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Khemraj và Pasha (2009), Jimenez và Saurina (2005). Có thể thấy tăng trưởng kinh tế càng cao thì nợ xấu càng giảm. Điều này được giải thích là do khi kinh tế tăng trưởng cao, các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động hiệu quả, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

Biến tỷ lệ lạm phát

Biến tỷ lệ lạm phát cùng chiều với nợ xấu ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không đổi, INF tăng 1 đơn vị sẽ làm NPL tăng 0.0511 đơn vị. Điều này phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu cũng như tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Fofack (2005), Nkusu (2011). Khi tỷ lệ lạm phát cao, chính phủ thường áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt gây khó khăn cho người đi vay làm khả năng trả nợ giảm, do đó làm gia tăng khả năng nợ xấu của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Khóa luận đã xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu thông qua các số liệu từ 25 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng momen tổng quát GMM, nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố nội tại trong ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đối với nợ xấu hiện tại. Trong đó, biến khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng GDP có tương quan âm với nợ xấu, các biến còn lại bao gồm quy mô ngân hàng, nợ xấu trong quá khứ, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tương quan dương với nợ xấu.

Như vậy, nguyên nhân tác động đến nợ xấu đã được xác định rõ. Chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ thảo luận những giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tốt hơn thông qua việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đã được kiểm định ở chương này đồng thời dựa vào tình hình thực tế tại Việt Nam để đưa ra một số góp ý nhằm giúp giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giới thiệu

Nợ xấu được đánh giá là một trong những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà các NHTM Việt Nam phải kiểm soát. Trong phần này, khóa luận bắt đầu từ việc tóm lược các kết quả thực nghiệm ở chương trước. Từ các kết quả thực nghiệm, khóa luận tiến hành đưa ra các khuyến nghị dựa trên các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 65 - 71)